Kinh nghiệm của một số nước trong công tác QLNN đối với dịch vụ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam. (Trang 82)

3.3.1. Kinh nghiệm QLNN đối với dịch vụ THTT tại Trung Quốc

Các cơng cụ QLNN của Chính phủ Trung Quốc có thể được chia thành hai loại, đó là cơng cụ điều tiết trực tiếp và công cụ điều tiết gián tiếp. Các công cụ gián tiếp là các chế tài, quy định được đề xuất bởi các cơ quan tư pháp, trong khi công cụ trực tiếp là các quy định về tài chính và xã hội, được áp dụng và kiểm sốt bởi các cơ quan hành chính. Về cơ bản, những hướng tiếp cận này chỉ dừng ở mức phương tiện pháp lý, phương tiện hành chính và phương tiện tài chính được áp dụng trên toàn thế giới. Tổng cục Quảng bá, Phát thanh, Truyền hình Quốc gia Trung Quốc (SARFT) là cơ quan quản lý chính tại Trung Quốc. Hiện nay các cơng cụ quản lý hành chính vẫn là cơng cụ chính tại Trung Quốc, cơ bản vẫn dựa vào hệ thống văn bản pháp luật. Hiện nay, đã có các quy định của Chính phủ Trung Quốc về dịch vụ THTT kỹ thuật số và THTT thông qua mạng Internet, bên cạnh các chính sách, quy định về truyền hình quảng bá và truyền hình cáp.

Kể từ khi THTT kỹ thuật số mặt đất ra đời tại Trung Quốc vào năm 2003, SARFT cùng với các cơ quan liên quan đã ban hành một loạt các quy chế và chính sách ví dụ như “Trách nhiệm của các Đài phát thanh, truyền hình và điện ảnh”, các biện pháp tạm thời để quản lý các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT, Quan điểm của nhà nước trong cơng tác thúc đẩy cơng nghiệp hóa hoạt động cung cấp dịch vụ THTT, chính sách phát triển ngành cơng nghiệp truyền hình kỹ thuật số,… Trong đó, các biện pháp quản lý tạm thời đối với truyền hình THTT kỹ thuật số mặt đất đã đóng góp lớn vào q trình hoạt động, phát triển nội dung và giám sát hoạt động THTT trong thời gian đầu phát triển.

Nhìn chung, hệ thống chính sách được xây dựng là nhằm các mục đích: - Thúc đẩy sự phát triển của thị trường THTT

- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư vào thị trường THTT

- Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong nước

3.3.2. Kinh nghiệm QLNN đối với dịch vụ THTT tại Mỹ

Tại Mỹ, theo Công ty Nghiên cứu Leichtman, tại Mỹ 95% thị phần thị trường THTT thuộc về 13 doanh nghiệp cung cấp dịch THTT lớn nhất. Các nhà cung cấp dịch vụ THTT ở Mỹ phát triển đa dạng về nội dung nhưng vẫn nằm dưới sự quản lý của Nhà nước, thị trường THTT tại Mỹ được các chuyên gia đánh giá cao về quy mô thị trường cũng như tốc độ tăng trưởng bền vững trong thời gian qua.

Trước năm 1998, các chương trình truyền hình sở hữu lượng người theo dõi lớn và đạt được nhiều giải thưởng đề được phát sóng miễn phí. Khi đó, THTT (tại Mỹ được gọi là Cable TV – Truyền hình cáp) xuất phát điểm chỉ là các chương trình chiếu lại các video âm nhạc, kêu gọi từ thiện hoặc truyền bá tơn giáo, chính trị. Trong năm 1998, HBO – kênh THTT nổi tiếng với các chương trình phim chiếu rạp và các trận đấu boxing đã bắt đầu cho phát sóng những bộ truyền hình dài tập. Chương trình thử nghiệm này đã mang lại những kết quả ngoài mong đợi và mở đường cho rất nhiều chương trình chất lượng cao sau đó. Và các diễn viên, biên tập viên, dẫn chương trình tài năng đã chuyển sang đầu quân cho các đơn vị THTT hoặc đơn vị sản xuất chương trình THTT. Với sự lớn mạnh của mình, các đơn vị THTT đã dần đẩy các đài truyền hình truyền thống về các lĩnh vực an tồn nhưng có doanh thu thấp như hài kịch, trinh thám và ca hát.

Tuy vậy, giai đoạn tăng trưởng nóng của THTT tại Mỹ đã qua. Với mục đích duy trì và phát triển, các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT có xu hướng giảm các chương trình thu hút ít người xem và thúc đẩy các kênh chương trình có chất lượng cao được u thích. Hiện nay, các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT đã bắt đầu phát sóng một số nội dung của mình miễn phí và chỉ thu phí đối với các kênh đặc biệt hay chương trình được yêu thích. Các hãng THTT hiện nay đang cố gắng sáng tạo chương trình gameshow mới hoặc cải tiến chương trình hiện có để giữ chân người xem bởi các chương trình gameshow là các chương trình được u thích và nhiều

nghiên cứu chỉ ra, có thể làm người Mỹ ngồi trước màn hình từ 4 tới 4,5 tiếng mỗi ngày.

3.3.3. Kinh nghiệm QLNN đối với dịch vụ THTT tại Singapore

Từ năm 2001, nhiều doanh nghiệp tại Singapore đã triển khai các chương trình truyền hình tương tác thơng qua mạng ADSL. Năm 2001, công ty MediaCorp đã bắt đầu triển khai dịch vụ truyền hình độ nét cao (HDTV) theo u cầu, tích hợp với cơng nghệ âm thanh Dolby AC3 với khả năng lưu chương trình vào ổ cứng hoặc ổ đĩa mềm.

Năm 2002, Singapore thành lập Cục Quản lý Phát triển Truyền thơng. Chính phru Singapore đã sớm đưa ra chế tài kiểm soát các dịch vụ THTT trong nước nhằm giảm thiểu sự phát triển mất kiểm soát. Từ 2002 đến 2012 là thời gian mà thị trường THTT tại Singapore phát triển một cách có định hướng với sự giám sát chặt chẽ từ nhà nước, nhưng đi kèm với các chính sách vẫn thúc đẩy sự phát triển của thị trường THTT một cách hiện đại, khoa học với sự phát triển trọng tâm về công nghệ truyền dẫn.

Các cơ quan QLNN tại Singapore đã đưa ra nhiều chính sách nhằm chống độc quyền với các sự kiện văn hóa, thể thao, chính trị quan trọng. Trong các chính sách này, cơ quan QLNN quy định các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT sẽ bị hạn chế các hợp đồng độc quyền với bản quyền phát sóng một số chương trình văn hóa, thể thao. Nhờ đó, người tiêu dùng tại Singapore sẽ dễ tiếp cận các chương trình này với mức giá hợp lý hơn. Các cơ chế. chính sách đề ra đã tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng thu nhập thấp. Qua đó, thể hiện vai trị to lớn của các cơ quan QLNN tại Singapore trong ổn định thị trường THTT.

3.4. Giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN đối với dịch vụ THTT tại Việt Nam 3.4.1. Nhóm giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ về QLNN đối với dịch vụ THTT cho đội ngũ quản lý

Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới

căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Đánh giá kết quả thực hiện, Đại hội XII đánh giá: “Phát triển nguồn nhân lực và khoa học, cơng nghệ đạt được những kết quả tích cực”. Tuy nhiên, “Phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học, cơng nghệ cịn chậm. Chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là giáo dục đại học và đào tạo nghề cải thiện còn chậm, thiếu lao động chất lượng cao. Hệ thống giáo dục cịn thiếu tính liên thơng, chưa hợp lý và thiếu đồng bộ”; “Khoa học, công nghệ chưa thực sự trở thành động lực để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.”

Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đã xác định công nghệ thông tin và truyền thông sẽ là một trong những ngành kinh tế trọng điểm, cùng với ngành công nghiệp thông tin, sản xuất phần mềm, dịch vụ THTT là một trong những ngành được các cơ quan QLNN ưu tiên, đầu tư và khuyến khích tăng trưởng. Với cơng nghệ thơng tin và truyền thông là trọng tâm, Việt Nam đã và đang chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế thành một nền kinh tế có trình độ cao, cơng nghệ tiên tiến với ưu tiên dành cho phát triển một nền kinh tế tri thức để cùng các thành phần khác của nền kinh tế thực hiện thắng lợi cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vì thế, cơng tác thống kê, dự báo về nhu cầu nhân lực, bồi dưỡng, đào tạo kiến thức cho cấp cán bộ quản lý các lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông là một nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện nhưng phải có sự tương thích với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng và đào tạo kiến thức cho cán bộ QLNN. Bên cạnh công tác lên kế hoạch đào tạo cũng như kiến thức cần chuẩn bị, Đảng và Nhà nước cần theo sát diễn biến thực tế để thay đổi, điều chỉnh chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn bị cho các cán bộ QLNN có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tiễn của thị trường.

Với những vấn đề bức thiết cần giải quyết như trên, công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ QLNN đối với dịch vụ THTT khi thực hiện cũng cần tuân theo những nguyên tắc chặt chẽ để khơng gây lãng phí nguồn lực, hay tạo ra những sai lầm đáng tiếc do công tác đào tạo không hợp lý. Các nguyên tắc cơ bản bao gồm:

a. Giải pháp về đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ QLNN:

Đảm bảo đào tạo bám sát các văn bản quy phạm pháp luật được đề ra nhằm kiểm soát thị trường THTT, nâng cao trách nhiệm của bộ máy QLNN, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về truyền tải thông tin của Đảng và Nhà nước, cũng như nhu cầu giải trí của người dân.

Cần tuân theo đúng đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, QLNN đối với dịch vụ THTT bắt buộc phải dựa trên cơ sở của các văn bản pháp luật liên quan.

Phát triển cơ sở lý luận của công tác QLNN đối với dịch vụ THTT phải được quản lý sát sao, có hiệu quả với sự tham gia của tồn bộ hệ thống với các cơ quan liên quan, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

QLNN đối với dịch vụ THTT cần phải phù hợp với sự vận động của thị trường trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

b. Giải pháp về nội dung đào tạo phù hợp với từng đối tượng cán bộ quản lý chuyên ngành:

Luôn sử dụng phương tiện, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong công tác QLNN đối với dịch vụ THTT. Với tình trạng bộ máy QLNN đối với dịch vụ THTT còn thiếu chuyên nghiệp, chưa bắt kịp với xu hướng phát triển của thị trường, thì cơng tác đầu tư triển khai công nghệ tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại vào bộ máy QLNN đối với dịch vụ THTT là hết sức cần thiết. Bộ máy QLNN càng hiện đại thì càng đẩy nhanh quá trình tinh giản biên chế theo đường lối mới của Đảng và Nhà nước, bên cạnh đó cịn giúp tăng hiệu quả cũng như giảm chi phí cơng tác quản lý ở cấp độ cao.

Thực hiện theo các bộ quy chế cụ thể đã được cấp trên đề ra, nhằm thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp giữa Bộ Thông tin và Truyền thơng với các cơ quan QLNN có liên quan khác.

Triển khai đồng bộ các bộ quy chế dành riêng cho cấp địa phương. Ngoài ra, cần tiến hành tái cơ cấu bộ máy QLNN đối với dịch vụ THTT ở những địa phương

chưa thực hiện hiệu quả công tác này, qua đó từng bước nâng cao vai trị quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông tại các địa phương trong công tác QLNN đối với dịch vụ THTT của các đơn vị liên quan trên địa bàn.

c. Giải pháp về đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ cần kết hợp linh hoạt giữa lý thuyết quản lý với thực tiễn quản lý của thị trường THTT:

Luôn thúc đẩy, tạo điều kiện cho cán bộ QLNN đối với dịch vụ THTT tham gia học tập nâng cao trình độ, thực hiện hóa quyền và trách nhiệm của bộ máy QLNN trong quá trình lựa chọn lộ trình, địa điểm và thời gian học tập, bồi dưỡng tùy theo điều kiện và vị trí trong bộ máy QLNN.

Đưa chế độ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ vào tiêu chuẩn ngạch đối với từng vị trí cơng tác, phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu phát triển của năng lực vị trí tương ứng trong bộ máy QLNN.

d. Giải pháp về đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ cần dựa trên cơ sở điều kiện thị trường trong nước với thực tiễn trên thế giới

Tìm hiểu, áp dụng các tiêu chuẩn thế giới về đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng năng lực cán bộ QLNN trong lĩnh vực công nghệ thơng tin và truyền thơng nói riêng, thị trường THTT nói riêng.

Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ bộ máy QLNN đối với dịch vụ THTT

Trong q trình hợp tác trong cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ bộ máy, kết hợp với kêu gọi các nguồn đầu tư quốc tế cho cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ nói chung và cho hoạt động QLNN đối với dịch vụ THTT nói riêng.

Mở rộng phạm vi đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ QLNN ra nhiều khu vực, phù hợp với thực tiễn trong nước và thế giới, khơng để xảy ra tình trạng chậm trễ trong điều phối, xử lý các tình huống trong tình hình mới.

3.4.2. Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý hoạt động cung cấp dịch vụTHTT THTT

a. Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển thị trường dịch vụ THTT trong nước một cách phù hợp

Công tác quy hoạch phát triển THTT cần dựa trên cơ sở kiểm soát doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT, chỉ cho phép các doanh nghiệp THTT có một thị phần nhất định trong 1 phương thức cung cấp dịch vụ (cáp, vệ tinh, IPTV, Internet,…) để đảm bảo sự ổn định của thị trường thông qua các công cụ QLNN như quản lý cước phí, cấm tình trạng phá giá gây mất ổn định thị trường,… Các cơ quan QLNN cần xây dựng được các cơ chế, hệ thống cước phí, hệ thống các chương trình khuyến mại, hậu mãi của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT nhằm tránh tình trạng bù chéo giá, phá giá thị trường dịch vụ, cạnh tranh thiếu lành mạnh, cản trở hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT khác.

Để thực hiện được mục tiêu đó, các cơ quan QLNN cần đề ra được một quy hoạch phát triển thị trường THTT hợp lý. Phương châm chỉ đạo của Chính phủ đối với thị trường THTT là “phát triển phải đi đơi với quản lý tốt”. Q trình phát triển khơng chỉ là tăng trưởng số lượng thuê bao mà còn cần phải mở rộng được phạm vi tác động, song song với đó là nâng cao chất lượng nội dung. Các chương trình mở rộng độ phủ sóng trên phạm vi tồn quốc là một u cầu quan trọng.

Mặc dù vậy, công tác mở rộng quy mô phải tuân theo quy hoạch đề ra cho sự phát triển truyền hình đã được nêu ra trong các văn phạm chính sách, pháp luật, khơng để xảy ra sự chồng chéo trong thực hiện hay sự vay mượn về nội dung.

b. Giản lược quy trình thực hiện thủ tục hành chính trong xin cấp và cấp giấy phép cung cấp dịch vụ THTT

Như đã đánh giá ở chương 2, mức độ minh bạch thông tin và mức độ thông thống trong cơng tác xin giấy phép đều ở mức dưới trung bình. Do vậy, giản lược quy trình thực hiện thủ tục hành chính trong xin cấp giấy phép cung cấp dịch vụ THTT là một nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện trong công tác QLNN đối với dịch vụ THTT tại thị trường trong nước trong thời gian sắp tới.

Các nội dung giản lược trong quy trình, thủ tục hành chính bao gồm:

Giản lược nội dung bằng cách cho phép sử dụng bảo sao của giấy phép hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam. (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w