Thực trạng công tác quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ truyền

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam. (Trang 56 - 60)

2.3. Thực trạng công tác QLNN đối với dịch vụ THTT tại Việt Nam

2.3.1. Thực trạng công tác quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ truyền

do Thủ tướng Chính phủ ban hành

2/ Luật Viễn thơng số 41/2019/QH12 do Quốc hội ban hành 3/ Luật Quy hoạch số 28/2017/QH14 do Quốc hội ban hành 4/ Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 do Quốc hội ban hành

5/ Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 do Quốc hội ban hành

6/ Thông tư 18/2016/TT-BTTTT Quy định về danh mục kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và của địa phương do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

7/ Thơng tư số 07/2013/TT-BTTTT Quy định thời điểm tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

8/ Thông tư 94/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 307/2016/TT-BTC về chế độ thu, nộp phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền do Bộ Tài chính ban hành

2.3. Thực trạng công tác QLNN đối với dịch vụ THTT tại Việt Nam

2.3.1. Thực trạng công tác quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trảtiền tiền

a. Kế hoạch xây dựng quy hoạch thị trường THTT của các cơ quan QLNN đối với dịch vụ THTT

Ngày 19 tháng 08 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1448/QĐ-TTg về “Phê duyệt quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình việt nam đến năm 2020” trong đó nêu lên nhiều chỉ tiêu phát triển của ngành phát thanh, truyền hình tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó có một số chỉ tiêu phát triển như:

“Từ năm 2015, sẽ cung cấp ổn định 70-80 kênh truyền hình phục vụ chính trị, thông tin thiết yếu quốc gia, khu vực và địa phương và đảm bảo cung cấp 40-50 kênh truyền hình chuyên biệt của Việt Nam cho dịch vụ trả tiền.

Đến năm 2015, cả nước có khoảng 30-40% hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền và con số này sẽ là 60-70% vào năm 2020.

Cũng theo Quyết định, định hướng phát triển đến 2020 sẽ không phát triển thêm và từng bước hạn chế dịch vụ truyền hình tương tự vơ tuyến mặt đất; giảm số lượng và tăng chất lượng dịch vụ của các DN cung cấp dịch vụ truyền hình cáp cơng nghệ tương tự…”

b. Các kết quả đạt được

Với nhiều sự nỗ lực, cố gắng, các đơn vị THTT nghiên cứu và đưa vào áp dụng nhiều các cơ chế, chính sách nhằm xây dựng quy hoạch thị trường dịch vụ THTT, từ đó đã thực hiện thành cơng các chỉ tiêu đề ra của Chính phủ. Các kết quả cơ bản có thể nêu ra như sau:

Kể từ năm 2016, các cơ quan đã đưa ra chỉ tiêu và tiến hành thành cơng cơng tác duy trì thị trường có từ 70 tới 80 kênh truyền hình được phát sóng với mục tiêu tuyên truyền chính trị, thơng tin thiết yếu của đất nước, tùy theo khả năng đáp ứng về mặt kỹ thuật, cơng nghệ tại từng khu vực. Trong số đó, có từ 40 tới 50 kênh chương trình đặc thù của Việt Nam dành cho các dịch vụ THTT.

Các chương trình nội dung nước ngồi và các kênh truyền hình nước ngồi nhờ có sự chỉ đạo, quy hoạch từ các cơ quan QLNN mà ngày càng trở nên phong

phú, đa dạng. Theo Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông năm 2021 của Bộ TT&TT, số lượng kênh THTT được cấp giấy phép biên tập và phát sóng trên các dịch vụ THTT tại Việt Nam đã tăng từ 50 kênh năm 2016 lên 70 kênh năm 2018 và duy trì con số này cho tới tận thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó là các dịch vụ THTT theo u cầu thơng qua mạng Internet từ các nhà cung cấp nước ngoài cũng như trong nước như Netflix, iflix, Danet, Fim+,… Và đến thời điểm cuối năm 2021, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã trở thành một cơ hội phát triển của ngành giải trí nói chung và ngành dịch vụ THTT nói riêng bởi người dân bị hạn chế ra đường, giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ vui chơi giải trí ngồi trời. Nhờ thế, số lượng thuê bao truyền hình OTT đã đạt được mức gần 3,7 triệu thuê bao, bằng khoảng 20% tổng số thuê bao sử dụng dịch vụ THTT trên phạm vi toàn quốc. Các chuyên gia dự báo, với đà phát triển hiện nay cộng với sự tạo điều kiện của nhà nước, số lượng thuê bao của loại hình truyền hình này cịn có thể tăng gấp đơi vào cuối năm 2026.

Nhờ có sự quan tâm định hướng với các quy định, chính sách, quy hoạch đã giúp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT có được hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế của thị trường tồn thế giới, đón đầu được làn sóng phát triển mạnh mẽ của mạng 3G, 4G và sắp tới là mạng 5G. Nổi bật là việc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT như K+, VTVCab, SCTV phát triển và đưa vào cung cấp các dịch vụ truyền hình Over The Top (OTT) là hình thức cung cấp dịch vụ truyền hình thông qua đường truyền Internet tốc độ cao trên các thiết bị di động. Ví dụ như: MyK+ của đài K+; VTVCab ON của đài VTVCab, SCTVonline của đài SCTV,…

2.3.1.2. Về công tác cấp giấy phép cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT và cấp giấy phép thực hiện chương trình phát sóng trên dịch vụ THTT

a. Về cơng tác xây dựng khung pháp lý nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cấp các loại giấy phép cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT

Đối với các loại giấy tờ cần có để xin cấp giấy phép cung cấp dịch vụ THTT đối với doanh nghiệp đã được tinh giảm rất nhiều và đạt được sự đồng bộ từ trên

xuống dưới, tạo điều kiện rất tốt cho doanh nghiệp, giảm thời gian xem xét, giám định và cấp giấy phép, nhờ đó giúp cho doanh nghiệp giảm được rất nhiều các loại chi phí liên quan, tối ưu hóa được các nguồn lực vào cơng tác phát triển thị trường. Các doanh nghiệp cần xin cấp giấy phép hầu như chỉ cần quan tâm đến các quy định, quy chế được nêu trong những văn bản dưới đây:

- Luật Báo chí 2016 số 103/2016/QH13 do Quốc hội ban hành

- Luật viễn thông năm 2009 số 41/2009/QH12 do Quốc hội ban hành - Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 1 năm 2016 về Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình do Chính phủ ban hành

Sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên, các doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ có thời hạn 10 năm, nếu trong vòng 01 năm được cấp phép, nếu doanh nghiệp khơng triển khai cung cấp dịch vụ thì giấy phép sẽ khơng cịn giá trị.

b. Các kết quả đạt được

Nhờ sự đơn giản hóa về thủ tục từ các đơn vị QLNN đối với dịch vụ THTT, các doanh nghiệp đã có thể dễ dàng hơn trong q trình xin giấy phép cung cấp dịch vụ THTT. Chi phí, nhân lực, vật lực tiết kiệm được trong quá trình này đã được các doanh nghiệp luân chuyển để sử dụng trong các công tác khác nhằm phát triển tập người dùng hay cải tiến chất lượng cung cấp dịch vụ.

Về các chỉ số, số lượng doanh nghiệp được “cấp giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình” đã tăng trưởng rất đều đặn, từ 37 doanh nghiệp/giấy phép lên 50 doanh nghiệp/giấy phép trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020, trong đó, nhanh nhất là số doanh nghiệp được “cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trên mạng Internet”. Điều đó cho thấy những thay đổi mang tính tích cực nhờ sự giản lược về thủ tục hành chính trong q trình cung cấp giấy phép đối với các dịch vụ THTT tại Việt Nam.

2.3.1.3. Nhận xét về công tác cấp giấy phép cung cấp dịch vụ THTT và chương trình THTT

Về độ minh bạch thông tin: Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ THTT cho biết mức độ minh bạch thông tin trong công tác cung cấp dịch vụ THTT vẫn chỉ ở mức trung bình khi các thơng tin về quy trình cấp giấy phép cung cấp dịch vụ THTT và sản xuất chương trình THTT cịn chưa rõ ràng, lý do khơng cấp giấy phép từ Bộ Thông tin và Truyền thơng cịn chưa thực sự thuyết phục.

Về thủ tục hành chính: Độ dễ dàng của quy trình thủ tục hành chính được đánh giá là không tốt. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ THTT đều cho thấy sự khơng đồng tình với quy trình thủ tục hành chính trong cơng tác đăng ký và xin cấp giấy phép cung cấp dịch vụ THTT và sản xuất chương trình THTT.

Về độ cơng bằng trong cơng tác cấp giấy phép: Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ THTT cho biết độ công bằng trong công tác cấp giấy phép cung cấp dịch vụ THTT chỉ ở mức trung bình. Dù đã có quy trình cấp giấy phép cung cấp dịch vụ THTT và sản xuất chương trình THTT, vẫn cịn tình trạng cần thực hiện những cơng việc ngồi quy trình để được ưu tiên trong quá trình cấp giấy phép dẫn đến sự thiếu minh bạch trong quá trình cấp giấy phép này cũng như gây ra lãng phí thời gian, tiền bạc và cản trở q trình triển khai của một số dịch vụ THTT và chương trình THTT chất lượng tốt.

Về năng lực, thái độ của bộ máy quản lý: Chỉ số ít các doanh nghiệp cho thấy sự đồng tình với năng lực và thái độ của bộ máy quản lý đối với dịch vụ THTT. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT và doanh nghiệp sản xuất dịch vụ THTT chỉ được đánh giá ở mức trung bình.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam. (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w