Quản lý cước phí sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam. (Trang 66 - 67)

2.3. Thực trạng công tác QLNN đối với dịch vụ THTT tại Việt Nam

2.3.5. Quản lý cước phí sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền

Từ khi THTT trở thành một dịch vụ phổ thông tại Việt Nam, đặc biệt là từ khi THTT thông qua hệ thống mạng Internet được triển khai phục vụ trên lãnh thổ Việt Nam, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT liên tục cạnh tranh nhau bằng các chương trình miễn phí thiết bị truyền phát thiết bị, giảm, tặng cước phí sử dụng dịch vụ, khuyến mãi, tặng quà, bốc thăm trúng thưởng,…

Hiện nay, rất nhiều chuyên gia trong nước và trên thế giới cho rằng, chiến lược tranh giành thị phần bằng phương pháp giảm cước phí sử dụng về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến thị trường dịch vụ THTT. Cước phí sử dụng dịch vụ THTT tại Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại đã thuộc hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á và trên cả thế giới. Khơng những thế, các chương trình tặng đầu

thu, thiết bị truyền phát của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ THTT còn khiến cho thị trường này trở nên khốc liệt hơn.

Nhằm đảm bảo thị trường phát triển ổn định và bền vững, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng, các cơ quan QLNN, mà trực tiếp ở đây là Bộ Thông tin và Truyền thông đã, đang và sẽ ban hành nhiều văn bản liên quan đến cước phí như trần cước phí, sàn cước phí, khung cước phí dịch vụ THTT đối với các gói dịch vụ cơ bản. Ngồi ra, tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT đều phải thực hiện gửi biểu giá cước phí dịch vụ THTT đến Cục Phát thành, truyền hình và thơng tin điện tử để được duyệt trước khi đưa vào áp dụng. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ khơng thể cung cấp dịch vụ THTT với mức cước phí thấp hơn mức giá trung bình của thị trường hay vi phạm khung cước phí do Bộ Thơng tin và Truyền thơng đã ban hành.

Ngồi các văn bản quy định về cước phí nhằm ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về giá, Bộ Thơng tin và Truyền thơng cũng phải đóng vai trị điều tiết và kiểm sốt các vấn đề có thể ảnh hưởng tới cước phí cung cấp dịch vụ THTT tùy theo điều kiện thực tế của thị trường trong từng thời điểm. Bộ Thông tin và Truyền thông phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhằm giải quyết các tình huống xảy ra, ví dụ như đình chỉ thực hiện mức cước phí dịch vụ khơng hợp lý (do tính thời điểm), đưa ra chế tài phạt các doanh nghiệp cố ý vi phạm khung pháp lý về cước phí dịch vụ.

Trong thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT đều chia sẻ sự đồng tình của mình đối với các chính sách điều phối, kiểm sốt về giá của các cơ quan QLNN về dịch vụ THTT.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam. (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w