Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam. (Trang 74 - 78)

2.4. Đánh giá về thực trạng công tác QLNN đối với dịch vụ THTT tại Việt

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế của hoạt động QLNN đối với dịch vụ THTT tại Việt Nam

Về hoạt động QLNN đối với hoạt động cung cấp dịch vụ THTT

Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong thủ tục cấp giấy phép cung cấp dịch vụ THTT đã tương đối đầy đủ. Mặc dù vậy, việc triển khai thực hiện các quy định, quy chế đề ra vẫn gặp nhiều vướng mắc. Phản hồi từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT cho thấy rằng khả năng tiếp cận thơng tin của họ cịn tương đối thấp, thủ tục hành chính, pháp lý vẫn cịn nhiều bất cập, khó khăn. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT cũng cho biết gặp phải nhiều sự bất công bằng trong công tác xét duyệt cấp giấy phép giữa các doanh nghiệp, ngoài ra sự thiếu chuyên nghiệp trong cơng tác quản lý vẫn cịn phổ biến.

Về quản lý nội dung trên các nền tảng THTT

Trong thời gian gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng độc quyền về nội dung ở một số chương trình nội dung, từ đó dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực về mặt xã hội đối với sự phát triển của thị trường dịch vụ, ví dụ như tình trạng một số doanh nghiệp sở hữu quyền quyết định tại nhiều công ty con cung cấp dịch vụ và nội dung trên dịch vụ THTT. Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ khiến cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát sóng cũng nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư, hệ quả là các doanh nghiệp gặp phải rất nhiều áp lực trong công tác sản xuất nội dung chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức giải trí chất lượng cao.

Hiện nay, trên một kênh phát sóng tín hiệu truyền hình độ rộng 8MHz có khả năng truyền tải lên tới 30 kênh truyền hình với độ phân giải hình ảnh đủ tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT hiện nay, dựa trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có, đã dễ dàng thực hiện cung cấp dịch vụ THTT thông qua các phương thức

truyền thống như mạng thoại IP hay mạng Internet băng thông rộng,… Như vậy, cơ hội tiếp cận với nhiều loại hình THTT của người tiêu dùng ngày càng được mở rộng, khiến cho nhu cầu giải trí của người tiêu dùng cũng vì thế mà nâng cao, trong khi khả năng sản xuất và cung cấp chương trình nội dung trên các kênh sóng của các dịch vụ THTT tại Việt Nam chưa thể đáp ứng đầy đủ. Chính điều này đã dẫn đến sự phát triển rất nhanh của các loại hình dịch vụ truyền hình theo yêu cầu từ thị trường quốc tế, gây áp lực rất lớn đến các dịch vụ THTT của các doanh nghiệp trong nước.

Về quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ THTT

Khả năng truyền phát tín hiệu THTT tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều vấn đề, sự ổn định về tín hiệu vẫn cịn nhiều việc cần làm, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa hoặc những vùng cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa được phủ sóng. Bên cạnh đó, chi phí thiết bị cịn tương đối cao so với thu nhập bình qn của người tiêu dùng.

Cơng tác khai thác, biên tập và cung cấp các nội dung có yếu tố nước ngồi vẫn cịn phân mảnh và nhiều bất cập, dẫn tới rất nhiều vi phạm, ảnh hưởng tới văn hóa – xã hội trong nước. Hiện nay, các đơn vị đã ngày càng chú trọng vào phát triển các nội dung chương trình quốc tế, tuy vậy vẫn chưa phát triển đúng với tiềm lực của mảng nội dung này.

Nội dung quảng cáo trên các nền tảng THTT cũng là một vấn đề khiến dư luận trong nước phải nhiều lần “dậy sóng”. Một bộ phận khơng nhỏ người tiêu dùng trong nước cho rằng họ đã phải trả phí để được xem các nội dung đúng ra phải là “theo yêu cầu”, tuy nhiên vẫn bị các nhà đài, nhà sản xuất chương trình bắt xem rất nhiều các loại nội dung quảng cáo. Tín hiệu truyền hình cũng chưa thực sự ổn định như mong muốn của người tiêu dùng, nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ THTT loại bỏ hay thay thế kênh truyền hình mà khơng thơng báo, xin phép, hay bồi thường cho thuê bao sử dụng, …

Về quản lý hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ THTT

Thời gian qua, các cơ quan QLNN vẫn dành nhiều sự quan tâm cho công tác quản lý về mặt nội dung, và chưa thực sự dành nhiều sự chú ý cho vấn đề cơ sở hạ

tầng kỹ thuật cũng như năng lực phát sóng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT. Hiện nay, trong tổng số 50 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ THTT, không phải đơn vị nào cũng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật phát sóng trên tồn bộ lãnh thổ Việt Nam. Với việc loại hình dịch vụ chiếm ưu thế vẫn là truyền hình cáp tương tự, khả năng cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng chất lượng cao trên hệ thống như nội dung theo u cầu, thoại có hình,… vẫn khơng thể triển khai đối với các thuê bao sẵn có.

Về quản lý cước phí sử dụng dịch vụ THTT

Bộ Thơng tin và Truyền thông đến nay vẫn chưa đưa ra quan điểm đầy đủ của mình về cơng tác quản lý cước phí cung cấp dịch vụ THTT. Trong văn bản pháp luật quy định rõ nhất về cước phí dịch vụ THTT là Nghị định 06/2016/NĐ-CP do Chính phủ ban hành năm 2016, cũng chỉ quy định rất ít về quyền của thuê bao sử dụng THTT và nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ THTT. Tuy Hiệp hội THTT Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông với Đề án về xây dựng đơn giá dịch vụ THTT nhưng đến giờ vẫn chưa có bất kỳ phản hồi nào từ Bộ.

2.4.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đối với dịch vụ truyền hình và các dịch vụ THTT nói riêng chưa quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với các kênh truyền hình quảng bá về chính trị, thơng tin tun truyền của các đài truyền hình quốc gia và địa phương

Các cơ chế, chính sách đối với dịch vụ truyền hình hiện nay quá tập trung vào điều tiết và quản lý thị trường THTT, chưa thể quản lý đầy đủ các hoạt động truyền thanh, truyền hình quảng bá thơng qua các mạng kỹ thuật số, mạng Internet đang tăng trưởng rất nhanh do đất nước đang thực hiện lộ trình số hóa các phương thức truyền phát sóng truyền hình.

Dù đã đưa ra nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan QLNN vẫn còn thiếu các điều khoản nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đối với dịch vụ THTT. Dịch vụ THTT là một thị trường còn non trẻ tại Việt Nam, nên công tác QLNN vẫn chưa thực sự theo sát với thực tế.

Các văn bản hướng dẫn trong cơng tác quản lý cước phí sử dụng dịch vụ đối với hoạt động thuê và cho thuê cơ sở hạ tầng kỹ thuật để cung cấp dịch vụ THTT, chưa mở rộng được đối tượng người tiêu dùng và thiếu phương thức quản lý truyền phát, thu phí các kênh truyền hình, chương trình truyền hình nước ngồi khơng qua biên tập, chỉnh sửa.

Cơ chế, chính sách của các cơ quan QLNN hiện nay vẫn chưa theo kịp được thực tế tăng trưởng của thị trường dịch vụ THTT, vì thế chuyện xảy ra tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT là tất yếu. Nhiều vấn đề cũng cần được xử lý sớm như sự phân tán và thiếu chuyên nghiệp trong công tác biên tập và phân phối các chương trình truyền hình nước ngồi; thủ tục cấp giấy phép lắp đặt thiết bị thu phát tín hiệu truyền hình vệ tinh cho người tiêu dùng hiện khơng cịn phù hợp và cần thiết; chính sách cấp giấy phép cung cấp dịch vụ THTT theo địa bàn cũng khơng cịn hợp với thực tế của thị trường.

Các nhân sự cơ quan QLNN trong hoạt động quản lý đối với dịch vụ THTT vẫn còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm và khả năng quản lý. Vấn đề này đã bộc lộ rất nhiều trong thời gian qua, thông qua phản ánh của các doanh nghiệp khi doanh nghiệp phải làm việc với cán bộ để hoàn tất các thủ tục hành chính hay hỗ trợ giải quyết khiếu nại. Ngồi ra, cơng tác quản lý còn tương đối lỏng lẻo, quan liêu, nhất là trong công tác thanh kiểm tra, điều hành thị trường THTT, đây là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều sai phạm của các doanh nghiệp trong quá trình cung cấp dịch vụ THTT.

Nhiều doanh nghiệp lớn trên thị trường với tiềm lực tài chính, cơ sở hạ tầng kỹ thuật lớn hay khai thác sơ hở của các quy định, dẫn đến tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh về cước phí dịch vụ, khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi tiến hành gia nhập thị trường. Người chịu thiệt cuối cùng sẽ là người tiêu dùng.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ

TIỀN TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam. (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w