Quản lý nội dung trên các nền tảng truyền hình trả tiền

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam. (Trang 60 - 62)

2.3. Thực trạng công tác QLNN đối với dịch vụ THTT tại Việt Nam

2.3.2. Quản lý nội dung trên các nền tảng truyền hình trả tiền

a. Về nội dung phát sóng

Hiện nay, các chương trình nội dung được cung cấp trên các dịch vụ THTT tại Việt Nam bao gồm các gói dịch vụ sau:

 Dịch vụ cơ bản với mức cước phí bằng khơng với các kênh sóng miễn phí phục vụ mục đích tun truyền, phổ biến đường lối chính trị, thơng tin cần thiết với nhu cầu giải trí tối thiểu

 Dịch vụ theo yêu cầu với mức cước phí tùy theo nhu cầu của từng đối tượng người sử dụng khác nhau.

Theo Quyết định 20/2011/QĐ-TTg Ban hành Quy chế quản lý hoạt động THTT do Thủ tướng Chính phủ ban hành, các chương trình được sản xuất nhằm mục đích tuyên truyền đường lối chính trị, thơng tin thiết yếu thì được phép truyền tiếp nguyên vẹn trên các dịch vụ THTT trên tồn lãnh thổ Việt Nam mà khơng cần có hợp đồng về chia sẻ bản quyền. Đối với các chương trình, kênh truyền hình phục vụ mục đích khác, bắt buộc phải có thỏa thuận bằng văn bản về bản quyền đúng theo quy định của pháp luật.

Các thuê bao THTT có quyền được khiếu nại về cước phí dịch vụ, chất lượng cung cấp của dịch vụ; có quyền được u cầu bồi hồn cước phí và bồi thường nếu có thiệt hại do lỗi của bên cung cấp dịch vụ THTT trừ các trường hợp bất khả kháng cần được thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng đã ký kết giữa các bên.

Ngày càng có nhiều các cơ chế, chính sách trong cơng tác QLNN đối với dịch vụ THTT nhằm kích thích sự tăng trưởng của thị trường THTT với định hướng công nghệ mới, tối ưu cho truyền phát tín hiệu của các kênh truyền hình, qua đó vừa giải quyết nhu cầu giải trí ngày càng phát triển của người dân, vừa phục vụ mục đích tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Theo Quyết định 20/2011/QĐ-TTg, tất cả các kênh chương trình quốc tế, chương trình bằng tiếng nước ngồi muốn phát sóng trên các kênh sóng của các dịch vụ THTT cần phải được biên phiên dịch sang tiếng Việt, nội dung phát sóng khơng được vi phạm pháp luật về báo chí, khơng đi ngược lại đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Có thể có ngoại lệ đối với các chương trình tường thuật trực tiếp một số chương trình đã được cơ quan QLNN cấp phép từ trước. Hoạt động quảng cáo nếu muốn được phát sóng cần tuân thủ đúng với Luật số 16/2012/QH13 của Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012: Luật quảng cáo.

b. Về quảng cáo

Luật số 16/2012/QH13 của Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012: Luật quảng cáo quy định: Đối với hoạt động quảng cáo trên các dịch vụ THTT, các đơn vị cung

cấp dịch vụ hay sản xuất chương trình cần chấp hành đúng theo các quy định đề ra trong luật quảng cáo và báo chí Việt Nam. Các chương trình quốc tế có sẵn nội dung quảng cáo từ nước ngồi khơng được phép phát sóng trên các kênh sóng THTT tại Việt Nam, chương trình có thể cắt bỏ đoạn quảng cáo hoặc thực hiện chương trình quảng cáo của đơn vị sản xuất hoặc nhà đài phát sóng.

Đã xây dựng bộ quy định về đảm bảo, phát hiện và xử lý vấn đề: Chương trình quảng cáo khơng quá 5% thời lượng chương trình

Đã xây dựng bộ quy định về đảm bảo, phát hiện và xử lý vấn đề về nội dung chương trình quảng cáo: Tính trung thực, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa, khơng nêu trực tiếp tên sản phẩm, dịch vụ của đơn vị khác, không gây phương hại đến hình ảnh của đơn vị khác, khơng quảng cáo về các hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo, cấm lưu hành: thuốc lá, vũ khí dân dụng và quân dụng, chất gây nghiện, dịch vụ cờ bạc, dịch vụ mại dâm,…

Đơn vị cung cấp dịch vụ THTT không được phép cắt ghép, thay các nội dung quảng cáo của chương trình truyền hình bằng nội dung quảng cáo của mình trừ trường hợp có thỏa thuận bằng văn bản theo đúng yêu cầu của pháp luật.

Cần tuân thủ quy định về tin nhắn: đảm bảo tính chính xác, trung thực, tính chính trị, thuần phong mỹ tục.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam. (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w