Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chất lượng cung

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam. (Trang 93 - 95)

3.4. Giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN đối với dịch vụ THTT tại Việt

3.4.4. Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chất lượng cung

của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT

a. Thường xuyên thanh kiểm tra hoạt động cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT

Thanh kiểm tra là nhiệm vụ cơ bản và đặc biệt quan trọng của công tác QLNN đối với dịch vụ THTT bởi báo chí, truyền hình là một cấu phần quan trọng trong cơng tác tun truyền chính trị. Truyền hình khơng những có thể phản ánh thực trạng xã hội, dư luận mà cịn có khả năng khởi tạo và định hướng dư luận. Do vậy, hoạt động thanh kiểm tra các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT cần được tiến hành thường xuyên để nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn và xử phạt những biểu hiện vi phạm pháp luật trong hoạt động cung cấp dịch vụ THTT.

Thị trường THTT Việt Nam đang có sự tăng trưởng nhanh trong thời gian vừa qua, sự cạnh tranh trong hoạt động giữa các doanh nghiệp là khơng thể tránh khỏi. Tuy vậy, vẫn có một số doanh nghiệp bứt lên trở thành những doanh nghiệp thống lĩnh thị trường. Vì thế, cần có sự quản lý sát sao của các cơ quan QLNN nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, đi đôi với đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Hiện nay, hoạt động thu hút sự cạnh tranh nhiều nhất là hoạt động đàm phán mua bản quyền truyền hình của các chương trình giải trí trong và ngồi nước, đặc biệt là bản quyền các chương trình thể thao đến từ các giải bóng đá hàng đầu thế giới. Với việc chi phí bản quyền tăng nhanh trong những năm vừa qua, giá cước phí thuê bao THTT cơ bản cũng vì thế tăng theo. Vì thế, cần có sự thanh kiểm tra

thường xuyên của các cơ quan QLNN nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, song song với đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

b. Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế trong công tác quản lý hoạt động cung cấp đối với dịch vụ THTT

Với xu hướng tồn cầu hóa hiện nay, ngành cơng nghiệp giải trí cũng đứng trước xu thế phải du nhập những kiến thức, những chương trình từ các nước khác trên thế giới. Xu hướng tồn cầu hóa khiến cho thị trường được gia tăng sự cạnh tranh, mang đến những thách thức mà không chỉ các doanh nghiệp mà cả các cơ quan QLNN phải đối mặt, mặt khác nó cũng mang tới những tiềm năng mà cần sự phối hợp nhiều nguồn lực để có thể khai thác một cách triệt để.

Do nhu cầu giải trí ngày một nâng cao của người tiêu dùng, các chương trình truyền hình khơng chỉ dừng lại ở phương thức phát sóng truyền thống mà cịn cần mở rộng ra các chương trình, kênh truyền hình quốc tế. Trong số các đơn vị được cấp phép cung cấp dịch vụ THTT tại thị trường Việt Nam có cả tổ chức trong và ngồi nước, vì thế từ khi thị trường độc quyền được loại bỏ, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã tạo nên sự bùng nổ trong làn sóng đầu tư vào thị trường THTT Việt Nam.

Hoạt động hợp tác giữa các nước về quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ THTT giúp cho thị trường trong nước nhanh chóng hội nhập, tranh thủ được các mối quan hệ sẵn có và mở rộng các mối quan hệ mới, vừa giúp bảo vệ chủ quyền dân tộc. Đầu tiên, các cơ quan QLNN cần tập trung triển khai áp dụng tốt các văn bản quốc tế về hoạt động truyền hình, ví dụ như: Cơng ước tồn cầu về bản quyền Paris 1971, Công ước Brussels 1974 liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh, Cơng ước Berne bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật,… Tích cực triển khai các kế hoạch khảo sát, học hỏi kinh nghiệm quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ THTT ở các nước trong khu vực và trên thế giới; Cử các đồn cán bộ tham dự các chương trình về chống khủng bố, bài trừ tài nạn xã hội, bảo vệ môi trường,…; Tham gia vào các cơ quan, tổ chức về truyền hình trong khu vực và trên thế giới.

c. Xây dựng cơ chế, chính sách và các chương trình kích thích đầu tư thích hợp cho thị trường THTT

Cơ chế, chính sách đối với các doanh nghiệp THTT nhằm kích thích phát triển trong nền kinh tế thị trường là một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết trong cả lý luận lẫn thực tiễn. Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã và đang cố gắng để xây dựng một hệ thống chế độ chính sách mềm dẻo đối với thị trường THTT trong nước. Mặc dù vậy, cơ chế, chính sách quản lý các hoạt động ngành báo chí vẫn cịn khá nhiều điểm chưa hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu do sự thay đổi của thị trường THTT.

Những vấn đề trên đặt ra một yêu cầu cho các cơ quan QLNN phải nhanh chóng kiểm tra để bổ sung, chỉnh sửa một số cơ chế, chính sách về: chính sách cấp vốn, cước phí, quảng cáo cấp giấy phép sản xuất kênh THTT. Các cơ quan QLNN cũng cần đề ra các đề án nghiên cứu, thanh kiểm tra các phương thức kinh doanh của những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT hàng đầu trên thị trường để tìm ra cơ chế phù hợp nhằm thúc đẩy các phương thức kinh doanh hợp lý, vừa tăng doanh thu, vừa giúp nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của nước nhà.

Nhà nước hiện nay vẫn đang dành nhiều sự quan tâm cho các chương trình truyền hình quảng bá, phần ngân sách lớn nhất cho truyền hình là dành cho các trang thiết bị đầu vào vốn có giá trị rất lớn. Ngoài ra, các cơ quan QLNN cần quan tâm đầu tư rót vốn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT có phục vụ người dân ở vùng sâu, vùng xa; có chính sách hỗ trợ về cả tài chính và kiến thức cho các đơn vị sản xuất các chương trình bằng nhiều thứ tiếng của các dân tộc thiểu số để hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối chính trị.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam. (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w