Quan niệm nghệ thuật của Vũ Hạnh

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật dã sử trong trong truyện ngắn của vũ hạnh (Trang 25 - 30)

1.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người

Theo GS. Trần Đình Sử trong giáo trình Dẫn luận thi pháp học (NXB Giáo dục, 1998) thì “Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời đƣợc hiểu là nguyên tắc lí giải, cảm thụ và miêu tả con ngƣời trong nghệ thuật” [69; 127].

M.Go-rơ- ki nói: Văn học là nhân học. Nhƣ vậy, văn học chính là nghệ

thuật miêu tả, biểu hiện con ngƣời. Trong các thể loại văn học khác nhau, do chức năng và hệ thống phƣơng tiện biểu hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật cũng có sự khác nhau.

Trong lịch sử văn học, việc sử dụng lại các đề tài, cốt truyện, nhân vật truyền thống là rất phổ biến nhƣng cách giải thích và cảm nhận của họ là mới, tạo thành tiếng nói nghệ thuật mới. Cũng vẫn là con ngƣời đã biết, nhƣng hôm qua đƣợc nhìn ở một góc độ, hôm nay nhìn sang góc độ mới cũng tạo thành sáng tác văn học mới.

Nhƣ vậy, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là cách cắt nghĩa, lí giải về con ngƣời trên cơ sở hấp thu các yếu tố thế giới nhất định của thời đại, tạo ra một quan niệm của nó về thế giới và con ngƣời.

Th.s. Phạm Thị Nhƣ Thúy trong bài “Ý thức về sứ mệnh nghệ thuật và thiên chức nhà văn trong “Bút máu” của Vũ Hạnh – đăng trên Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 469 có viết: “Không có gì giúp ta chạm đến một tâm hồn tuyệt diệu hơn là đắm mình trong văn chƣơng của tâm hồn đó […] tác giả luôn chú ý tới khả năng tác động trở lại vô cùng mạnh mẽ của văn học đối với cuộc sống [80; 160]. Ông cho rằng văn học “là một lĩnh vực cao quý mà sự

tác động của nó có thể cứu rỗi con ngƣời khỏi nỗi cô đơn ám ảnh, khỏi sự sa đọa về nhân cách” [80; 167] … biết tìm về với lịch sử để giữ mình trong hiện tại và hành động cho tƣơng lai.

Nhà lý luận phê bình Huỳnh Nhƣ Phƣơng cũng cho rằng: “Văn chƣơng cũng có cách đền đáp của nó: mình bạc bẽo, thô lậu với nó thì nó sẽ bạc bẽo, thô lậu; mình tinh tế, chân thành với nó thì nó sẽ trả ơn bằng sự tinh tế, chân thành. Tôi tin rằng văn chƣơng là một cách nối dài sự hiện hữu của con ngƣời nhƣ một cá tính tự do” [66; 110]

Vũ Hạnh chỉ ra rằng: nhà văn phản ánh cuộc sống nhƣng sự phản ánh này khác với nhà báo. Tuy mục đích của ngƣời viết báo và ngƣời viết văn giống nhau (cùng nhằm phục vụ xã hội), nhƣng mỗi chủ thể sáng tạo đều có vị trí riêng. Ông đã chỉ rõ sự khác nhau này nhƣ sau: “Những sự thật mà họ ngƣời kí giả) phản ánh cần nhiều bề rộng hơn là bề dày, thiên về cá biệt hơn là toàn thể, trọng về tính thời sự hơn là thời đại. Còn văn nghệ sĩ cần có giác quan tinh tế, một óc phán đoán có đủ khả năng tổng hợp của một ngòi bút tốn nhiều công khó mài rũa .[30; 62]

Nhƣ vậy, cái mà văn chƣơng phản ánh chính là mối quan hệ ngƣời kết tinh trong sự vật hoặc là bản thân con ngƣời với những giá trị vốn có của nó. Thế giới mà nhà văn biểu đạt chính là thế giới của các giá trị đƣợc nói lên bằng hình tƣợng nghệ thuật nên nó có khả năng bao quát sự sống. Ông khẳng định chỉ có văn nghệ “mới nhìn con ngƣời nhƣ một chỉnh thể sinh động, toàn vẹn trong các mối quan hệ của đời sống. Văn học miêu tả toàn bộ hiện thực nhƣng ở bình diện các mối quan hệ của đời sống xã hội của con ngƣời.[ 30; 63]

Tác giả nhìn thấy khả năng của văn nghệ trong việc phản ánh đời sống xã hội của con ngƣời. Vì vậy trong một cuộc phỏng vấn của Bách khoa, 1961, ông đã nói: “Chúng ta làm ra bài văn nhƣng bài văn lại làm nên chúng ta.

Ngòi bút thực là khí cụ nhiệm màu giúp ta hiểu thêm con ngƣời, rõ thêm sự đời.”[47; 90]

Con ngƣời là đối tƣợng của văn nghệ, vì vậy con ngƣời cần đƣợc mô tả sâu sắc, linh động bởi nếu thiếu đi một khả năng tổng quát hóa trong khi thể hiện, nhân vật ngay lập tức sẽ trở nên lờ mờ, thiếu sót. Do đó, cần phải có xã hội tính thì nhân vật trong các tác phẩm mới có chiều rộng, mới tạo nên đƣợc sự cảm thông, tránh đƣợc sự mất hút giữa đám đông nhân sinh hỗn độn.

Các nhà văn sáng tạo văn chƣơng trong các mối liên hệ đa dạng của cuộc sống, bản thân họ đã chịu sự quy định của những quan hệ và ý thức xã hội tƣơng ứng. Bản chất của văn chƣơng nghệ thuật khởi nguồn từ những rung cảm và khát vọng muốn đƣợc nói lên tiếng nói nhân sinh. Vì vậy, văn học phải lay chuyển đƣợc tình cảm của con ngƣời, nếu không làm xúc động đƣợc ai thì văn học tự phủ nhận mình và biến thành một bản báo cáo, một bài giảng thuyết về luân lí hay tuyên truyền chính trị đơn thuần.

Hình tƣợng văn học vì thế có khả năng vô hạn trong việc thể hiện hiện thực sinh động của đời sống, nó sẽ tác động trực tiếp vào giác quan, giúp ta tƣởng tƣợng, liên tƣởng, tạo nên xúc cảm cho chủ thể tiếp nhận. Đặc biệt hơn, hình tƣợng còn có khả năng tác động vào lí trí để tạo nên những suy luận, phán đoán và những ý kiến đóng góp có ích cho thực tế sáng tác.

Vũ Hạnh nhận rõ khi hình tƣợng có sự kết phối hợp giữa hai đặc trƣng tiêu biểu và linh động thì hình tƣợng sẽ đạt mức điển hình. Điển hình chính là giới hạn cao nhất của hình tƣợng, đồng thời là phẩm chất tiêu biểu của nó. Nhiệm vụ của ngƣời cầm bút vì thế rất quan trọng, phải thể hiện đƣợc tính thống nhất ấy một cách toàn mỹ. Trong hồi kí Mười năm cầm bút Vũ Hạnh nhận định: “Nhà văn tả một nhân vật nào là tô đậm nét cho nhân vật ấy cả về mặt xã hội tính cũng nhƣ cá tính của nhân vật. Có nhƣ vậy nhân vật mới có thể tồn tại đƣợc trong sự khắc nghiệt thời gian và không gian chảy trôi.”[30; 120]

Tuy nhiên cũng cần nhận thức rõ: điển hình cũng nhƣ hình tƣợng không đƣợc tách rời hoàn cảnh. Bởi không thể có một loại ngƣời đơn độc, trừu tƣợng mờ nhòe mà luôn cụ thể.

Nhà văn Vũ Hạnh hiểu rõ hơn ai hết trách nhiệm của ngƣời cầm bút trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật chỉ thực sự là chính nó khi tái hiện cuộc sống nhƣ nó vốn có hoặc có thể có. Nghệ thuật hƣớng tới các giá trị thẩm mĩ chân chính nên không vụ lợi. Đó là thiên chức cao quý của tác phẩm văn học và của ngƣời cầm bút.

Con ngƣời trong văn chƣơng của Vũ Hạnh chủ yếu mang đến những suy tƣ về thái độ sống, về giá trị cuộc đời trong những gợi mở với cách đặt vấn đề vừa sâu sắc vừa mang tính chất huyền ảo. Ở Người Việt cao quý, tác giả đã nhận thấy vẻ đẹp riêng biệt về ánh mắt nhìn và trong nụ cƣời của ngƣời Việt. Qua ánh mắt, ngƣời Việt thể hiện một cách kín đáo lòng tự tin vào tiềm năng văn hóa của dân mình: “nền văn hóa có chiều sâu và sức biểu hiện lạ lùng ở trong lịch sử”. Và “trong nụ cƣời, ngƣời Việt thể hiện tinh thần hƣớng nội”[26; 15]

1.2.2. Quan niệm về sáng tác văn học

Trong suốt chiều dài lịch sử ba mƣơi năm đấu tranh ( 1945- 1975), nhân dân ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành hai cuộc kháng chiến thần thánh đánh bại hai kẻ thù xâm lƣợc hùng mạnh nhất là Pháp và Mỹ, làm nên bản anh hùng ca oanh liệt nhất của dân tộc Việt Nam thế kỉ XX.

Cùng góp sức vào chiến công lịch sử vĩ đại đó của dân tộc, không thể không nhắc tới lực lƣợng nghệ sỹ ở khắp ba miền đất nƣớc. Trong số những văn nghệ sỹ trực tiếp đối đầu với bè lũ Mỹ và chính quyền Sài Gòn thời ấy có một gƣơng mặt nổi bật là nhà văn Vũ Hạnh. Ông là một trong số ít ngƣời hoạt động cùng thời còn sống ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Điều gì đã lôi cuốn ông vào con đƣờng văn học và tạo nên một nhà văn Vũ Hạnh đƣợc bạn đọc trong và ngoài nƣớc yêu thích, từ truyện ngắn “ Bút máu” cho đến những tác phẩm khác sau này ? Điều gì đã tạo nên một bản lĩnh, một nhân cách Vũ Hạnh luôn vững vàng trƣớc bao biến chuyển của cuộc đời từ văn chƣơng đến xã hội ?

Thật ra không phải do ngẫu nhiên mà văn học cách mạng, tiến bộ miền Nam có đƣợc một nhà văn Vũ Hạnh. “ Cây có cội, nƣớc có nguồn”, các cụ xƣa đã bảo thế.

Không biết tự lúc nào, Vũ Hạnh đã thấm vào ngƣời câu nói của cổ nhân :

“ Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” ( Giàu

sang không hoan lạc, nghèo nàn không đổi dời, uy vũ không khuất phục). Ngay từ nhỏ, Vũ Hạnh đã coi tiền bạc nhƣ một thứ phù du của đời ngƣời.Trải qua bao thăng trầm bể dâu trong gia đình cũng nhƣ trong xã hội đô thị miền Nam vùng tạm chiếm càng củng cố thêm nhân sinh quan đó của Vũ Hạnh. Theo ông, cái quan trọng nhất của ngƣời cầm bút là tác phẩm, trong lúc kháng chiến chống quân xâm lƣợc nó là gƣơm, là súng, là giáo mác đánh lại kẻ thù, còn trong hòa bình xây dựng đất nƣớc nó là vũ khí chống lại cái ác, cái xấu, tôn vinh cái đẹp, cái thiện của con ngƣời. Ông tâm đắc câu thơ của cụ Đồ Chiểu:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

Để làm đƣợc điều thiêng liêng và cao quý đó của nghề văn, trƣớc hết Vũ Hạnh cho rằng ngƣời cầm bút phải có cái tâm trong sáng và sự dung cảm khi đối mặt với điều mình cần viết. Đối với một nhà văn chân chính không có “ vùng cấm” trong ngòi bút của mình. Đó cũng chính là cái bản lĩnh của nhà văn vì ngƣời đọc từ xƣa đến nay vốn rất thông minh, không dễ bị lừa bởi những trò xiếc chữ làm ra vẻ ta đây là ngƣời “ đổi mới văn học”, ngƣời “ sáng

tạo ngôn ngữ thời đại”, mà thực ra bên trong sự hào nhoáng lòe loẹt của chữ nghĩa đó là tƣ duy cũ kĩ, rỗng tuếch sặc mùi hám lợi, hám danh, một thứ “ chủ nghĩa cơ hội” trong một số ngƣời đƣợc gọi là nhà văn nào đó.

Vũ Hạnh đã phải lao động cần cù nghiêm túc suốt quãng đời dài hơn nửa thế kỉ.

“ Văn chƣơng nhiều khi cũng phải trả giá bằng chính cuộc đời”, có lần ông đã nói nhƣ vậy. Nhà văn nào cũng mong tác phẩm của mình sống mãi trong lòng ngƣời đọc, vƣợt cả không gian, thời gian. Nhƣng đạt đƣợc điều mong ƣớc ấy hay không không phải là do nhà văn mà do chính ngƣời đọc quyết định. Đây là một quan niệm sáng tác tiến bộ thể hiện nhận thức đúng đắn của nhà văn.

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật dã sử trong trong truyện ngắn của vũ hạnh (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)