3.2.3 .Tổ chức tình huống truyện
3.3. Không gian và thời gian huyền thoại hóa nhân vật dã sử
3.3.1. Không gian huyền thoại
Có thể nói sự thay đổi nhận thức của con ngƣời bằng năng lực quan sát và khả năng bao quát đã đƣợc rộng mở, nâng cao khi tiếp cận về một thế giới đã đƣợc khai mở. Trong cách tiếp nhận cuộc sống hiện thực, Vũ Hạnh có ý thức xây dựng một cấu trúc độc đáo dựa trên không gian và thời gian nghệ thuật giả định.
Sự nghiệp sáng tác của Vũ Hạnh nổi bật bắt đầu từ năm 1958 với truyện ngắn “Bút máu” đến “Vượt thác” (1964) và “Chất ngọc” (1964)… có một sự hiện diện của không gian và thời gian huyền thoại. Một thế giới thuộc về cuộc sống thực tại đã là một phần của lịch sử đã đƣợc Vũ Hạnh đƣa vào sáng tác của mình.
Ở “Bút máu” tác giả kể lại bằng một không gian giả tƣởng là đất Mân
Châu. Đất Mân Châu hiện ra qua con mắt của Lƣơng Sinh: “Trong chùa chật ních những ngƣời. Phần đông quần áo mùa xuân tƣơm tất nhƣng đầu mặt mày hốc hác mang nhiều vết hằn đau khổ. Ai cũng cố gắng mà vui, hình nhƣ không có dịp nào để vui hơn nữa. Lƣơng Sinh chen vào, nghe mùi mồ hôi xông lên khó thở….” [31; 67]
Không gian ấy đã tạo nên ám ảnh về một môi trƣờng xã hội ngột ngạt thời phong kiến với những vất vả, cùng cực, khốn khó của nhân dân đối lập với sự tàn bạo của tầng lớp quan lại quen sống trên mồ hôi và nƣớc mắt của những ngƣời lao động khốn khổ ấy.
Nhân vật Lƣơng Sinh vận động trong một không gian lịch sử giả tƣởng. Ngƣời đọc phát hiện điều ấy qua hình ảnh Lƣơng Sinh với những bƣớc chân
nhẹ nhàng trên những ngả đƣờng do tác giả đã dọn sẵn. Đấy là một không gian tƣởng tƣợng đƣợc tiếp cận từ cảm nhận của nhân vật: “ Ngồi trên kiệu cao, Sinh nhìn theo ngón tay quan trỏ phía xa xa, mơ hồ thấy suối, thấy đồng nhiều vẻ khác nhau mà miệng không ngừng tán tụng. Hơi men nồng nàn, lòng Sinh chan chứa nhiệt tình đối với những bậc “ dân chi phụ mẫu” mà xƣa Sinh thƣờng tỏ ý rẻ khinh”[31; 69] .
Kí ức đau đớn về ngƣời cầm bút đƣợc Vũ Hạnh khắc họa qua nhân vật Lƣơng Sinh này. Một không gian giả định gần nhƣ không có thực đƣợc dựng lên trƣớc mắt Lƣơng Sinh. Ngƣời đọc thấy đƣợc Lƣơng Sinh chỉ sống bằng ảo tƣởng về sự cao vời của nghệ thuật, về những vẻ đẹp đƣợm tình đƣợc anh ta cảm nhận và tự vuốt ve bằng xúc cảm lâng lâng mà xa rời thực tế. Con ngƣời anh ta không có một sự thống nhất trong tƣ tƣởng và nông cạn trong cách nhìn cuộc đời. Chính vì thế khiến cho anh ta hờ hững với những đau khổ của những ngƣời xung quanh. Anh ta chỉ nhận thấy cuộc sống với bao nhiêu vẻ mĩ miều, tráng lệ và đầm ấm giả tạo. Bởi đó là thế giới đƣợc nhìn bằng con mắt thiển cận, bằng sự sai lạc trong nhận thức của Lƣơng Sinh: “Sinh đem mấy tập thi tuyển của mình ra đọc từng câu, dò lại từng chữ, thấy toàn là ý bƣớm tình hoa, phát triển cảm xúc mà xao nhãng trí tuệ, tán tụng thiên nhiên mà bỏ mất cảnh đời, trốn tránh thực tại, từ chối tƣơng lai…”[ 31; 71] . Tác giả đã tạo ra một môi trƣờng văn hóa mà ở đó ngƣời nghệ sỹ đƣợc đặt ở vị trí trung tâm của sự sống nghệ thuật. Từ sự sống đó mà ông đặt ra vấn đề đấu tranh cho cuộc sống vất vả, gian lao nhƣng đầy tinh thần nhân đạo. Tác giả tự để nhân vật trải nghiệm nhƣng mỗi bƣớc đi của anh trên cõi đời là một bƣớc nhận thức ra bao nhiêu lỗi lầm, lầm lẫn về cảm xúc và thế giới quan: “ Sinh đến chốn cũ vào một buổi chiều nắng vàng thê lƣơng phủ lên cảnh vật tiêu điều, xơ xác. Qua khỏi dòng suối khô cạn, Sinh bƣớc vào một thôn trang vắng vẻ, thƣa thớt những mái tranh nghèo, không một bóng ngƣời thấp thoáng. Đến
một gò cỏ úa héo chợt thấy một ngƣời nông phu ủ rũ trƣớc nấm mộ mới, hiu hiu mấy nén hƣơng tàn…”
[ 31; 72].
Lƣơng Sinh chính là một nhân vật ý niệm- đây cũng là sáng tạo nghệ thuật của Vũ Hạnh. Sống trong môi trƣờng có sự đấu tranh giai cấp khắc nghiệt nhƣ thế nhƣng Lƣơng Sinh lại xa rời thực tế, ảo tƣởng để rồi phải ân hận suốt đời với những dằn vặt về tinh thần dai dẳng.
Cũng trong không gian là mảnh đất của tổng trấn họ Lý ấy , bên cạnh Lƣơng Sinh là sự hiện diện của nhân vật ngƣời cậu. Việc sáng tạo ra nhân vật phụ ngƣời cậu của Lƣơng Sinh chính là nhằm thực hiện điều đó. Ngƣời cậu là một sự phán quyết của văn hóa- lịch sử. Khi Lƣơng Sinh còn lựa chọn giữa luyện tập võ nghệ hay thơ văn thì ngƣời chú đã nhắc nhở với những định hƣớng đúng đắn nhƣng bản thân Lƣơng Sinh vẫn chƣa nhận ra.
Ngƣời cậu là một hình tƣợng hóa về ý thức văn hóa cao rộng đƣợc hiện hình trong từng đƣờng gân thớ thịt. “Mày thật cạn nghĩ, phụ cả lòng ta trông đợi lâu nay. Đành rằng máu ngƣời là quý nhƣng để máu ấy chảy trong đầu bọn ác nhân thì càng tai quái cho ngƣời, lại càng có tội” [31; 64]. Vũ Hạnh không đặt yêu cầu miêu tả ngƣời cậu thành một nhân vật trung tâm nhƣng ông đã khéo léo tạo dựng một tƣ tƣởng cho hình tƣợng nhằm đặt Lƣơng Sinh vào mối quan hệ văn hóa – tinh thần dân tộc và tƣ tƣởng Nho giáo.
Đến “Chất ngọc”, Vũ Hạnh lại đặt nhân vật Sầm Hiệu vào một
không gian tƣởng tƣợng khác. Đó mảnh đất Hào Dƣơng với quan tổng trấn Trầm Chính Hiệp độc ác. Nơi đây có gã Sầm Hiệu sống bằng nghề cày cuốc, tính tình thẳng thắn nhƣng thô lỗ, cộc cằn. Cũng nơi đây đã chứng kiến cuộc gặp gỡ mà nên vợ chồng của Sầm Hiệu và cô gái tên Diệp Chúc Anh. Cũng tại đây Sầm Hiệu bị bắt vào đội phòng vệ để đàn áp nhân dân. Sầm Hiệu chống lại lệnh quan và bị chặt đầu. Nhƣng chém trên mƣời nhát mà đầu Sầm
vẫn trơ trơ. Đến đây, yếu tố kì ảo đã hiện diện trong không gian giả tƣởng này. Khi lính theo lệnh quan khai quật mộ Sầm để lấy hài cốt hỏa thiêu thì “ tìm thấy một khối ngọc hồng nhƣ kết tinh lại máu huyết uất hận từ tim” [31; 78]
Nhƣ vậy, nếu Lƣơng Sinh là nhân vật hiện diện với tƣ cách cá nhân lầm lạc thì Sầm Hiệu hiện lên mang tinh thần đấu tranh của cả cộng đồng.
Trong truyện “ Vàng tháp cổ” , Vũ Hạnh lại xây dựng một không gian huyền thoại khác là làng Đồng Dƣơng với hai ngọn Tháp Mẹ, Tháp Con và cuộc đời của ông Cửu . Đó là một không gian với nhiều câu chuyện lôi cuốn về nơi cất dấu vàng ngọc để từ đó tác giả kí thác nhiều điều [31].
Kết cấu sử thi đã tái hiện nhân vật hình ảnh nhân vật có sự hòa quyện khí chất anh hùng với nét bình dị đời thƣờng. Điều này đã khiến cho những trang văn của Vũ Hạnh vừa mạnh mẽ, vừa thanh thoát lại vừa sinh động. Và chỉ với điều đó thôi cũng đủ để cho nhà văn có đƣợc điểm tựa để trình bày nhận thức của mình về thế giới. Các vấn đề hiện thực vì vậy mà trở nên cụ thể, rõ ràng hơn. Chúng đáp ứng đƣợc sự kì vọng của ngƣời đọc đô thị miền Nam và giúp Vũ Hạnh trở thành nhà văn tiêu biểu cho tinh thần dân tộc - hiện đại.