Sự kết hợp các sắc thái trong cảm quan thẩm mĩ của Vũ Hạnh

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật dã sử trong trong truyện ngắn của vũ hạnh (Trang 55 - 58)

2.3. Cảm quan thẩm mỹ của Vũ Hạnh khi xây dựng hình tƣợng nhân vật dã

2.3.3. Sự kết hợp các sắc thái trong cảm quan thẩm mĩ của Vũ Hạnh

Một điều độc giả nhận ra ở truyện ngắn Vũ Hạnh đó là có sự kết kợp các sắc thái của cảm quan rất nhuần nhuyễn, chính sự kết hợp này đã làm cho trang văn Vũ Hạnh độc đáo hơn về mặt nghệ thuật - một nét khác với những truyện ngắn hiện thực đô thị miền Nam trƣớc 1975. Với sự đa dạng trong bút pháp, truyện ngắn của Vũ Hạnh đƣa lại cho ngƣời đọc một tâm thế thoải mái, sự tò mò và hồi hộp.

Trong Bút máu, Vũ Hạnh đã vận dụng cảm quan hiện thực đan xen cảm quan lãng mạn làm cho vấn đề đƣợc nổi rõ nhƣng không khô khan. “Bƣớc ra khỏi nhà, Sinh chọn con đƣờng hai bên cỏ non phơi phới, quanh co theo một dòng suối trong veo, lơ thơ bắc đôi nhịp cầu nho nhỏ, mơ màng lá đào rơi rắc vào chốn thiên thai. Xuân ý, xuân tình chứa chan ở trong cảnh sắc, màu trời, nhƣ theo giác quan dào dạt thấm vào mạch tuỷ khiến Sinh ngất ngây. Đi đƣợc sáu ngày thì sực nhớ đến vợ nhà, nhƣng vợ cách xa đến sáu ngày đƣờng cũng không đáng sợ những cơn giận dữ. Đi đến mƣời ngày, tiền lƣng muốn cạn, túi thơ chừng đầy. Chợt đến một miền tiêu điều, dân cƣ thƣa thớt, Sinh chán nản muốn quay về nhƣng ruột đói, lƣỡi khô bèn đi tìm một tửu quán nghỉ chân” [31; 66] . Yếu tố lãng mạn làm cho ngƣời đọc tƣởng đoạn văn tự sự này đang tả một tâm trạng vui nhƣng đọc đến chi tiết hiện thực thì lại thấy đoạn văn nói về một thế giới sắp mất của Lƣơng Sinh: “ Qua ba dặm đồng ruộng trơ trọi vẫn chƣa thấy bóng một ngƣời để hỏi thăm nơi. Bỗng nghe phảng phất tiếng trống, tiếng chiêng lẫn tiếng reo cƣời…Chủ quán cho biết đã mấy năm rồi ở đây mới có một ngày hội lớn vì quan Khâm sai triều đình sắp về địa phƣơng nên quan Tổng trấn họ Lý bày ra trò vui để cho dân chúng thỏa thuê ít bữa…”[31; 66]

Sự xen kẽ các sắc thái trong cảm quan thẩm mĩ trong một đoạn văn hay trong một truyện ngắn Vũ Hạnh dƣờng nhƣ đƣợc vận dụng thƣờng xuyên. Và lợi thế của việc kết hợp các sắc thái cảm quan này là nhà văn có thể để nhân vật của truyện từ thấp lên đến cao hoặc từ đỉnh cao xuống thấp. Nhƣ hai nhân vật Tƣ Mễ và Cả Hộ trong Vượt thác:“Bất giác, gã trai trẻ ngƣớc nhìn về phía trƣớc mặt và thấy một khoảng nƣớc rộng cuộn tròn lăn mình xuống một vực xa. Những tiếng ầm ầm vang động mỗi lúc một gần nhƣ trút tất cả ồn ào khủng khiếp của chốn núi rừng hoang vu để xoáy sâu vào địa phủ. Các ghềnh đá nhô lên, nhọn hoắt, lởm chởm nhƣ loài quái vật chĩa nanh giơ vuốt trong

những thế đứng hết sức dị kỳ. Bọt trắng tung toé toả mờ từ xa nhƣ lớp sƣơng khói dày đặc che cả núi rừng phía trƣớc. Dần dần gã cảm thấy bè trôi nhanh nhƣ vâng theo một sức hút phi thƣờng cuốn ra giữa dòng thác. Hốt hoảng, gã quay nhìn về phía cuối bè. Ông Tƣ Mễ cầm ngang cây sào đứng yên nhƣ pho tƣợng đồng, đôi mắt không chớp nhìn về phía trƣớc, uy nghi nhƣ một viên tƣớng dũng mãng bắt đầu xung trận”[31; 258]. Đối lập với vẻ đẹp hùng dũng của ông Tƣ Mễ là hình ảnh yếu đuối của Cả Hộ, hai cha con vƣợt thác nhƣng tâm thế của hai ngƣời hoàn toàn khác xa nhau.

Sự thể hiện kiểu cảm quan này này còn xuất hiện trong rất nhiều truyện ngắn khác nữa của Vũ Hạnh nhƣ trong Vị ngọt, Chung giọt mồ hôi, Chất ngọc...Nhiều chi tiết trong những truyện ngắn này đƣợc nhà văn Vũ Hạnh

phối hợp đan xen mà không gây cảm giác gƣợng gạo, độc giả tiếp cận hệ thống nhân vật dã sử và cảm thấy đƣợc sự chân thực trong từng lời văn. Tất cả thể hiện cảm quan thẩm mĩ của Vũ Hạnh về con ngƣời và thế giới đã mất.

Tiểu kết chƣơng 2

Có thể khẳng định cảm quan thẩm mỹ của Vũ Hạnh đã có sự phối hợp các sắc thái tƣ duy để tổ chức tái hiện lên hình tƣợng nhân vật dã sử với nhiều bi kịch: vừa mang bi kịch của sự đổ vỡ, bi kịch của sự không hòan hảo, vừa thể hiện bi kịch của sự dang dở. Tất cả những bi kịch ấy đều có nguyên do từ sự lầm lạc : lầm lạc trong nhận thức đến lầm lạc trong hành động. Từ đó Vũ Hạnh đã tái hiện hình tƣợng nhân vật dã sử để cất lên bài ca anh hùng dang dở trong không khí bi ai của thời đại lúc bấy giờ.

CHƢƠNG 3.

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG

NHÂN VẬT DÃ SỬ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ HẠNH

Về nội dung, nhân vật dã sử trong những sáng tác của Vũ Hạnh đã thể hiện đƣợc tƣơng đối rõ nét sự vận động tƣ tƣởng và nhận thức về chân lí cuộc đời của ngƣời nghệ sĩ nói riêng và con ngƣời dân tộc nói chung. Với loại hình nhân vật này, nhà văn đã đạt đƣợc những thành công không nhỏ về cách tổ chức nghệ thuật. Thế giới giả tƣởng của những kiểu loại trƣợng phu, nho sĩ cổ xƣa đã làm nên diện mạo riêng trong các tác phẩm của nhà văn.Tổ chức văn bản nghệ thuật trong một kết cấu tƣơng sinh đã khiến cho các truyện ngắn của ông thực sự có một sức lôi cuốn đặc biệt. Vũ Hạnh đã đƣa nhân vật trở thành một vấn đề trung tâm của tác phẩm văn học để tiến tới kiến giải tƣ tƣởng bằng những nhận thức nhân sinh sắc sảo.

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật dã sử trong trong truyện ngắn của vũ hạnh (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)