Cảm quan hiện thực

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật dã sử trong trong truyện ngắn của vũ hạnh (Trang 53 - 55)

2.3. Cảm quan thẩm mỹ của Vũ Hạnh khi xây dựng hình tƣợng nhân vật dã

2.3.2. Cảm quan hiện thực

Ngoài ra, truyện ngắn Vũ Hạnh còn diễn tả cuộc sống bằng cảm quan hiện thực. Các nhân vật hiện thực có khi là cha con ông Tƣ đi tìm mộ của ngƣời nhà (Đất và nước), hay chị Bông đƣa trai về nhà và bảo anh Đƣơng ( chồng chị Bông) sang nhà hàng xóm tránh đi để chị tiếp khách (Người chồng thời đại)...

Cảm quan hiện thực mà nhà văn Vũ Hạnh thể hiện ở bố cục rất đặc biệt tạo điểm nhấn của truyện. Sự xây dựng bố cục có phần khác với những bố cục trƣớc đó đã làm cho truyện ngắn của Vũ Hạnh không gây sự nhàm chán cho ngƣời đọc. Một kiểu bố cục làm nảy sinh sự kiện trong mỗi tình huống truyện. Trong Câu chuyện mất ngựa phần vào đầu truyện là thông báo về sự việc mất ngựa của ông Thất - một con ngựa ô tuyệt đẹp. Từ việc nghi ngờ cho một ngƣời lấy trộm ngựa của ông mà ông đã tìm đến nơi có dấu chân ngựa và để rồi có đƣợc một ngƣời em kết nghĩa là ông Tám. Sau đó ông Thất lại trở thành một ngƣời đi ăn trộm chính con ngựa quý của mình bị mất, rồi ông lại trở thành một kẻ giết ngƣời khi ông đang làm việc cho triều đình... Một chuỗi sự kiện dồn dập đến nỗi mà ngƣời đọc cũng không thể đoán đƣợc ý định của nhà văn nữa. Ngƣời đọc có cảm giác vừa đọc vừa lo cho nhân vật của mình trong hoàn cảnh đó.

Mỗi một truyện ngắn là một mảng màu sắc sáng tối hoà lẫn làm thành một bức tranh hiện thực Vũ Hạnh. Chất hiện thực đƣợc tác giả thể hiện bằng tƣ duy hiện thực của mình đã khiến cho câu chuyện trở nên nóng hổi diễn ra trực tiếp trƣớc mắt ngƣời đọc. Chúng ta bắt gặp điều này ở Mụ Tư Cò, là một ngƣời đàn bà giang hồ sống bằng nghề đạp xích lô nhƣng lại là một con nghiện thuốc phiện nặng. Bi kịch là ở chỗ mụ Tƣ Cò trong cơn đói đã đến bệnh viện để bán máu. Và kịch tính của truyện đƣợc đẩy lên cao trong khi mụ Tƣ Cò đi bán máu để qua cơn đói nhƣng có ngƣời lại đi rút máu ra khỏi cơ thể kẻo lại tăng huyết áp cao độ “Ngƣời đàn ông to mập với hai má xệ, cổ bạnh, bụng lớn tay chân béo ụ đang thở phì phì. Da thịt ông ta đỏ tƣơi, tƣởng chỉ bấm nhẹ là máu sẽ vọt ra ngay. Tất cả nơi ngƣời ông là sự no nứt, là sự dồn tụ tất cả những gì màu mỡ béo tốt” [ 31; 347.]. Hai bức tranh hoàn toàn đối lập nhau làm nổi bật một sự thật tàn nhẫn của cuộc đời. Kiếp sống của những kẻ nghèo hèn và của những kẻ thừa mứa là hoàn toàn khác xa nhau, mâu thuẫn

nhau, đối ngƣợc nhau. Đó là một thực tế của nhân dân ta trong thời kỳ xã hội thuộc địa.

Cảm quan hiện thực đƣợc Vũ Hạnh vận dụng rất hữu hiệu khi nhà văn miêu tả bức tranh cuộc sống của nhân dân miền Nam dƣới chế độ nguy quyền. Đó là bức tranh của một nền giáo dục đã xuống cấp dƣới một mái trƣờng tƣ lỗi thời (Đoạn kết của Ngôi trường lí tưởng) [31] hay bát cháo lòng của cậu em trai đƣa sang cho ông Hƣơng Cả mà sau đó buộc ông Hƣơng Cả phải trả tiền (Tô cháo lòng)[31], anh Đƣơng phải “lùa” đàn con sang nhà hàng xóm chơi để cho vợ anh ở nhà “tiếp khách” kiếm ít vốn làm ăn (Người chồng

thời đại)[31], cảnh Cả Hộ bƣớc lên bờ để cha mình là ông Tƣ Mễ vƣợt thác

một mình (Vượt thác)[31]... Tất cả nhƣ một dòng chảy hiện thực xuyên suốt

toàn bộ sự nghiệp văn chƣơng của Vũ Hạnh. Mỗi khi đọc những trang văn này của Vũ Hạnh lên, chúng ta cảm tƣởng nhƣ tất cả sự việc vừa mới xảy ra ngày hôm qua.

Với cảm quan hiện thực, nhà văn tạo cho ngƣời đọc một cảm giác gần gũi hơn với cuộc đời thực, hiểu rõ hơn về con ngƣời và thời đại lúc bấy giờ. Nhà văn không đẽo gọt, không mài dũa sắc cạnh những vấn đề mình viết mà theo một lẽ rất tự nhiên ông thổi vào trang văn của mình sự chân thành để độc giả có thể hiểu đƣợc ý đồ nghệ thuật ấy. Điều đó tạo nên tƣ duy thẩm mĩ độc đáo của nhà văn về con ngƣời và thế giới đã mất.

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật dã sử trong trong truyện ngắn của vũ hạnh (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)