2.1. Nhân vật bi kịch
2.1.2. Bi kịch của sự không hoàn hảo
Theo Mac- xim Gor- ki (Bàn về văn học, tập 2, nxb Văn học ):Hình
tƣợng bi kịch ( không hoàn hảo ) trong nghệ thuật luôn có khả năng biểu cảm và thể hiện cuộc sống nhƣ nó đang tồn tại. Các gam màu, các âm thanh của cuộc sống, các mâu thuẫn, các xung đột của thời đại, các số phận con ngƣời, những tình cảm xúc động của con ngƣời,... đều có thể đƣợc biểu hiện rõ nét trong nhân vật đổ vỡ . Loại nhân vật này phản ánh thế giới hiện thực thông qua lăng kính của chủ thể (nghệ sĩ). Với tƣ cách là thành quả sáng tạo có định hƣớng của các nghệ sĩ thì nhân vật đổ vỡ bao giờ cũng trở thành một tín hiệu thẩm mỹ. Tín hiệu đó tập trung và cô đặc cao độ tình cảm, xúc cảm, lý trí, kinh nghiệm của con ngƣời. Nó đƣợc soi sáng và phản chiếu bởi muôn vàn màu sắc của cuộc sống; nó mang ƣớc mơ, ý chí và lý tƣởng của loài ngƣời tiến bộ; nó “giúp con ngƣời hiểu chính mình, nâng cao niềm tin của họ và phát triển ở họ khát vọng về chân lý, biết tìm ra cái tốt ở họ, khơi dậy trong tâm hồn họ sự xấu hổ, nỗi tức giận, lòng quả cảm, làm tất cả để có thể làm cho cuộc sống của mình tràn đầy tinh thần cái đẹp thiêng liêng”[86; 195]
Nhận thấy đƣợc những điều trên, nhà văn Vũ Hạnh đã xây dựng hệ thống nhân vật đổ vỡ nhằm thể hiện bi kịch của sự hoàn hảo trong con ngƣời nhân vật dã sử.
Nét độc đáo cũng nhƣ nét riêng dễ dàng nhận thấy ở truyện ngắn Vũ Hạnh đó là nhà văn đƣa vào trang văn rất nhiều chi tiết tƣởng chừng nhƣ vụn vặt mà lại rất sâu sắc và tạo đƣợc ấn tƣợng cho độc giả. Nhƣ chi tiết ông Tƣ cho thằng Tiếp mang sang biếu bác Hƣơng Cả một tô cháo lòng, điều này làm cho bác Hƣơng Cả vô cùng cảm động và đã thầm trách mình là từ lâu đến giờ đã hiểu sai em trai của mình:
Cặp mắt ông Ba sáng rỡ hẳn lên:
- Vậy hả? Nội mày tử tế quá há !” [31; 301]
Ông còn đem điều này đi kể cho hàng xóm, ngƣời quen của mình. Nhƣng
mấy ngày sau đó ông Hƣơng Cả ra quán bà Hai Lợi thì chủ quán đã tính cả tiền tô cháo lòng mà ông Tƣ - em trai ông đã cho ngƣời mang sang biếu hôm nọ (Tô cháo lòng). Một tô cháo lòng trong thời buổi cơm cao gạo kém mà Vũ Hạnh đã viết nên đƣợc một câu chuyện dài hai mƣơi trang đậm chất hiện thực. Đạo lý hay đồng tiền quyết định sự sinh tồn của mỗi một con ngƣời ở đây?
Hay anh Đƣơng trong Người chồng thời đại trƣớc kia là ngƣời giữ két tiền cho một hãng buôn, vì lòng tham mà đã lấy cắp một khoản tiền lớn và đã bị bắt vào tù. Ra tù hắn ta lấy vợ và trở thành đầu bếp gia đình và làm vú em cho vợ đi ra ngoài xã hội đế kiếm tiền về nuôi gia đình. Cốt truyện chỉ có thế nhƣng Vũ Hạnh đã xây dựng đƣợc một bức tranh cuộc sống tù túng, giam hãm, ngột ngạt của những kiếp ngƣời nhỏ bé. Đọc Người chồng thời đại
chúng ta nhìn thấy có điều gì đó đáng sợ cho sự chết dần chết mòn của con ngƣời đang sống mà không biết mình sống hay là tồn tại giữa xã hội đầy rẫy những cạm bẫy và bất bình thƣờng trƣớc 1975[31]
Với nghệ thuật xây dựng kiểu tình tiết mở nhƣ thế đã đƣa nghệ thuật tự sự của Vũ Hạnh không dẫm lên lối mòn của nhiều nhà văn cùng thời khác. Vũ Hạnh lôi cuốn ngƣời đọc ở sự tự phán đoán, tự tìm kiếm lời giải ở ngay chính mỗi trang truyện ngắn dung dị và đời thƣờng đó.
Trong văn học đô thị miền Nam, Vũ Hạnh là một trong nhiều nhà văn đã sử dụng nhiều loại hình văn học để thể hiện tƣ tƣởng nghệ thuật của mình. Không hạn chế về đề tài, chủ đề, quan điểm nghệ thuật cũng nhƣ phong cách cho nên việc sử dụng nhiều loại hình trong văn nghiệp là một nhu cầu cầm bút tất yếu. Và Vũ Hạnh là một cây bút đa dạng về thể loại, phong cách. Nhƣng
trong các thể loại trên, truyện ngắn- nổi bật là hình tƣợng nhân vật dã sử trong các tác phẩm vẫn là một thành công lớn của Vũ Hạnh. Điều đó cũng đã góp phần khẳng định vị thế của nhà văn trong làng văn Việt Nam.