1.3.1. Tìm hiểu chung về thể loại truyện ngắn
1.3.1.1. Khái niệm
Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự. Nội dung của thể loại truyện
ngắn có thể rất khác nhau: đời tƣ, thế sự, hay sử thi, nhƣng cái độc đáo của nó lại là ngắn. Truyện ngắn có thể kể cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhƣng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện, mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời.
Raymond Carver – một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi nhận: “ngày nay tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trƣờng tồn, chính là tác phẩm đƣợc viết dƣới dạng truyện ngắn” [4; 13]. Truyện ngắn gắn chặt với báo chí. Đây là một lợi thế lớn, bởi hiện tại báo chí kể cả báo điện tử đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt. Ngƣời đọc quen và thích đọc truyện ngắn trong vài chục phút hoặc trong một vài giờ.
1.3.1.2. Truyện ngắn của Vũ Hạnh
Vũ Hạnh sáng tác nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, lí luận phê bình nghiên cứu văn học, kịch…nhƣng ông lại chọn truyện ngắn là thể loại sáng tác nổi bật trong sự nghiệp văn học của mình. Sáng tác truyện của Vũ Hạnh, đặc biệt là truyện ngắn, ra mắt đầu thế kỉ XX, đã trở thành gần nhƣ một loại sự kiện, ít ra là đối với giới văn học miền Nam từ 1954 đến 1975.
Ẩn ý đằng sau việc chọn truyện ngắn của Vũ Hạnh có lẽ là: Để đăng báo, để dễ truyền tải thông điệp cách mạng, để dễ lan tỏa và đa dạng trong cách đọc và tiếp cận… nhà văn nhƣ đang cố sức chuyển những tƣơng quan lớn của đời sống bên ngoài vào đời sống bên trong của một vài con ngƣời cụ thể. Và đến lƣợt nó, cái “quy mô bên trong” đó của nhân vật, dẫu có hơi khác thƣờng, ít “tự nhiên”, nhƣng lại cho thấy tầm vóc không nhỏ bé của con ngƣời ở thời đánh giặc hôm qua cũng nhƣ ở thời đấu tranh xây dựng hôm nay.
Câu chuyện lịch sử về một tâm hồn, nhƣ vậy, trở thành một câu chuyện triết lý về cách nhận thức, về quan niệm sống. Do đó ý nghĩa ẩn dụ của nó là khá rõ. Hơn nữa, chỉ khi thừa nhận bình diện ẩn ý của câu chuyện, ta mới có thể chấp nhận những gì ít nhiều cƣờng điệu nếu nhìn thuần túy theo yêu cầu miêu tả “giống” nhƣ thực thông thƣờng. Chúng ta cũng lại phải lƣu ý một điều: ở văn học thế kỷ XX, loại truyện ngụ ý, ngụ ngôn, triết lý, đã không còn chỉ là một thứ con rối cho các luận đề. Ngƣợc lại, loại truyện này đã có dạng sinh hoạt tả thực rõ rệt, nhân vật đã đƣợc tạo dựng nhƣ một tính cách. Và bình diện ngụ ý triết lý luôn luôn chìm khuất sau bình diện sinh hoạt tả thực. Ngƣời ta thấy điều này ở truyện của Camus, Kafka, Golding v.v… hoặc trong văn học Xô-viết, ở Bykov, Aitmatov, Dumbatze v.v… Dìm sâu các ẩn ý triết lý vào mạch truyện “giống thực” là cách truyền sự sống cho ý tƣởng ấy, tuy nhiên, mặt khác, ngƣời viết loại truyện này không thể không tìm cách cho ẩn ý kia thỉnh thoảng lại lộ ra, nhô ra. Do vậy mà thƣờng có những không khí
khác thƣờng cho nhân vật bộc lộ tâm sự, tâm trạng, giống nhƣ bị phục rƣợu mà phải nói to lên những ý nghĩ bao quát hơn, trừu tƣợng hơn so với lời nói của họ trong các cảnh ngộ thông thƣờng.
1.3.2. Nhân vật dã sử trong truyện ngắn của Vũ Hạnh
Trong nhận thức của tác giả Vũ Hạnh, ta thấy có một thế giới mà con ngƣời không đƣợc thừa nhận, một cá nhân bị nhân loại bỏ rơi. Đó là hình ảnh những con ngƣời thế sự mà trong các tác phẩm của ông đã thể hiện sự trăn trở này. Họ là nhân vật thầy giáo Tính trong Ngôi trường đi xuống, là Hoàng
trong Cú đấm, rồi đến chồng cô Bông (anh Đƣơng) trong Người chồng thời đại… họ đã tái hiện hình ảnh con ngƣời Việt Nam vừa thống nhất vừa đa
dạng, tổng hòa cả ƣu lẫn nhƣợc điểm và hội tụ trong Người Việt cao quý –
một tiểu luận với lối viết độc đáo đã mang lại cái nhìn đa diện về đời sống và ẩn ý nghệ thuật về tinh thần dân tộc, đầy nhân bản.
Nhƣng bên cạnh đó, Vũ Hạnh tập trung tái hiện hình ảnh những nhân vật dã sử . Cái hay trong cấu trúc của nhân vật dã sử của Vũ Hạnh là hầu hết các truyện ngắn của ông đều dựng trên những tấn kịch nhận thức, đều nhấn vào sự phân biệt giữa chủ quan và khách quan, đều đề nghị lấy sự phân tích của lý trí tỉnh táo để phân biệt. Ở kiểu truyện trong Bút máu, Chất ngọc, Con chó hào
hùng… đã thể hiện tấn kịch nhận thức, dƣờng nhƣ tác giả phải dựa vào những
nhân vật mà chúng tôi gọi ƣớc lệ là nhân vật ý chí, hiện diện trong bộ dạng một con bệnh tâm thần, thì ta vẫn thấy cái sức vóc khác thƣờng, cái nỗ lực khác thƣờng trong hành vi tự phê phán của họ. Nói khác đi, ở kiểu truyện này, ngay khi phê phán cái quan niệm tuyệt đối đòi hỏi phải có những “thánh nhân” trong đời thƣờng, thì hiển nhiên trong truyện vẫn lấp ló những bóng dáng thánh nhân, những lý trí trong suốt sáng láng đang nhận thức các lẽ đời. Cái vẻ bị cƣờng điệu, bị nhấn mạnh thái quá ở các nhân vật của kiểu truyện này chỉ tạo đƣợc sức thuyết phục nhờ tính chất “tầm cỡ” của tấn kịch mà họ
đang lâm vào, nhờ sự hệ trọng, nghiêm trang của vấn đề đặt ra, nhờ chiều sâu của sự phân tích mà phần nhiều là do tác giả kể chuyện đảm nhận, hoặc nếu có trao cho nhân vật để nó tự nói lên thì tình hình cũng không khác đi bao nhiêu (vì ở cách xử lý của Vũ Hạnh trong kiểu truyện này, giữa ngƣời kể chuyện và nhân vật tự nhận thức không có khác biệt gì lớn về trình độ nhận thức).
Cùng thời với Vũ Hạnh, nếu nhà văn Sơn Nam tìm về với miền Tây Nam Bộ để khắc họa những điểm mới lạ của vùng đất xa xôi nhƣng phong phú về đời sống, sung túc về mặt tinh thần của nơi đây qua các tác phẩm nhƣ “Hương rừng Cà Mau” hay “Chim Quyên xuống đất” để diễn tả sắc nét đời sống của ngƣời dân Nam Bộ; nếu Đoàn Giỏi cũng tìm đến “Đất rừng phương
Nam” để tái hiện những khoảnh khắc kì thú của vùng đất con ngƣời chƣa khai
phá thì với Vũ Hạnh ta lại bắt gặp những khoảnh khắc sử thi ở những con ngƣời bình thƣờng.
Trong luận án PTS. Khuynh hướng văn học yêu nước tiến bộ trong các
thành thị miền Nam giai đoạn 1954- 1975 (1994), khi tìm hiểu sáng tác
văn học của Vũ Hạnh, Trần Hữu Tá đã thừa nhận: “Lửa rừng mang âm hƣởng hùng tráng, ngợi ca tinh thần đấu tranh quật cƣờng vì độc lập tự do của ngƣời dân lao động Tây Nguyên. Mƣợn xƣa nói nay, nhà văn qua đó để động viên nhân dân chống Mĩ [73; 189]. Lửa rừng thực sự đã thắp lên một ngọn đuốc để đồng bào Tây Nguyên soi sáng con đƣờng tranh đấu của dân tộc mình.
Ykla trong Lửa rừng là nhân vật thể hiện cách tiếp cận mới của tác giả
Vũ Hạnh. Truyện đã thắp lên từ trong quá khứ ẩn ý nói về sức mạnh của niềm kiêu hãnh lớn lao của con ngƣời thực tại.
Còn trong Con chó hào hùng, khi kể chuyện về con chó Vá thân thiết
nhân vật ông Hai Thìn đã tự đặt ra một bổn phận của con ngƣời cần “giữ gìn một truyền thống tốt trong đời sống muôn mặt của xã hội này cũng là một thứ
trách nhiệm. Đừng làm mất đi mầm giống của một loài cây, đừng làm lạc mất một câu hát cổ, đừng làm quên đi một câu chuyện xƣa, đừng làm phai nhòa ý nghĩ một phong tục tốt, đó cũng là một trong muôn nghìn cách bảo vệ sự sống của giống nòi mình…”[21; 50]
Vàng tháp cổ lại cho chúng ta một nhận thức về một giá trị cao đẹp trong
quá khứ và khắc họa tham vọng của con ngƣời trong hiện tại bằng một cái nhìn nhân văn. Bằng cách tái hiện nhân vật có tính chất tƣợng trƣng và đẩy thời gian tồn tại của nhân vật về quá khứ, các tác phẩm của Vũ Hạnh ẩn chứa tinh thần yêu nƣớc thể hiện qua nhận thức của từng nhân vật. Nhân vật dã sử của ông luôn mang lí tƣởng cao đẹp, là kiểu ngƣời dấn thân và hành động trƣợng phu… rất đáng ca ngợi.
Tiểu kết chƣơng 1
Tóm lại, nhân vật là kết quả của sự thấm nhuần triết lí đời sống vào trong triết lí nghệ thuật để tạo giá trị cho tác phẩm, giúp tác phẩm có kết cấu bền vững, có sức sống nội tại mãnh liệt. Đây là quan niệm hoàn toàn đúng đắn và tích cực không chỉ với riêng Vũ Hạnh mà với tất cả các nhà văn khác.
Sáng tác của Vũ Hạnh đi tiên phong về quan niệm thẩm mĩ, vẻ đẹp văn hóa trong cách tiếp cận cuộc sống, trong việc khẳng định các giá trị nhân sinh tiến bộ. Vũ Hạnh đã đem một sức sống văn hóa vô hạn vào trong tác phẩm của mình, làm cho từng câu, từng chữ trở nên lung linh, kết hợp vẻ đẹp hình tƣợng con ngƣời lịch sử, huyền thoại với con ngƣời thế sự đầy trăn trở, nhà văn đã thực sự làm rung động ngƣời đọc bằng những hình tƣợng có khả năng diễn hóa, không cầu kì câu chữ mà bằng chính cảm xúc chân thực nhất. Làm nên một Vũ Hạnh trong sáng tạo nghệ thuật không chỉ bởi có sự kết hợp hài hòa giữa các điểm nhìn mà quan trọng hơn là do sự phân hóa trong cách thức
tiếp cận đời sống của ông. Sự vận động này có đƣợc là do sự hô ứng trong tƣ tƣởng của các nhân vật.
Trong đời sống văn học miền Nam, Vũ Hạnh đã tự chọn cho mình một tiếng nói, một kiểu phát ngôn riêng. Vì thế các truyện ngắn của ông từ Vượt
thác, Chất ngọc, Con chó hào hùng đến Bút máu… đã tạo nên sức cuốn hút
riêng bởi ông đã xây dựng đƣợc một cách sáng tạo hệ thống hình tƣợng nhân vật dã sử độc đáo mà truyền tải nhiều ý nghĩa nhân sinh. Điều này minh chứng cho khả năng tồn tại của một quan niệm nghệ thuật tích cực về con ngƣời và về sáng tác của Vũ Hạnh.
CHƢƠNG 2.
ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT DÃ SỬ TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA VŨ HẠNH 2.1. Nhân vật bi kịch
2.1.1. Bi kịch của sự đổ vỡ
Trong sáng tác kể từ thời kì đầu mới cầm bút đến nay, tác phẩm của Vũ Hạnh luôn chứa đựng những xung đột. Qua xung đột, nhân vật rơi vào tình thế bi kịch – bi kịch của sự đổ vỡ.
Đó là Bút máu, đọc truyện chúng ta bắt gặp xung đột giữa hai tƣ tƣởng
trong một con ngƣời. Điều ấy đã đẩy Lƣơng Sinh vào bi kịch. Nhân vật Lƣơng Sinh không chọn sự nghiệp đao kiếm vì sợ sự chết chóc, sự đổ máu và chọn sự nghiệp văn chƣơng vì muốn dùng ngòi bút để đƣa lại cái đẹp, cái hay cho đời. Xung đột chính là ở chỗ đó, một mặt Lƣơng Sinh chọn nghiệp bút nghiên nhƣng Lƣơng Sinh đã không kiểm soát đƣợc ngòi bút của mình viết những gì. Và xung đột đó đã đẩy bi kịch của nhân vật lên đến đỉnh điểm. Lƣơng Sinh tự gây ra mâu thuẫn với chính mình :
“Sinh chết điếng cả ngƣời, giây lát mới gƣợng gạo hỏi: - Chẳng hay bác có biết... danh sĩ ấy tên gì không? Ngƣời nông phu trợn trừng cặp mắt, gào lên:
- Làm gì mà biết! Mà biết làm gì? Những hạng hiếu lợi, hiếu danh, trốn trong từ chƣơng để tiếp sức cho kẻ ác mà cứ tƣởng mình thanh cao, hạng ấy thì đâu chẳng có?Dân làng đây, ai cũng nguyền rủa hắn, mà hắn nào có biết đâu? Nghĩ thƣơng cho cụ Trƣởng tôi, mấy lần đứng ra chịu nhận hết tội để cứu bao ngƣời, mà bọn chúng chẳng chịu tha, cứ việc tàn sát thẳng tay, lôi đi lớp này rồi đến lớp khác, nên khi bị dẫn qua đây cụ tự móc họng cho trào máy ra mà chết để khỏi bị ngƣời đầy đọa. Trƣớc khi nhắm mắt, cụ còn gƣợng nói:
"Đƣợc chết trên cánh đồng đã đẫm mồ hôi của ta, của bà con xóm làng ta, thế là quý rồi. Chôn ta ở đây, cho ta gần gũi với các ngƣời". Hơi thở gần tàn, cụ nói tiếp: "Tội ác là ở lũ vua quan. Tên danh sĩ kia chỉ là cái cớ để chúng vun vào mà che lấp sự thực. Đừng oán hờn tên danh sĩ. Đáng thƣơng cho nó, đáng thƣơng cho nó!".
Ngƣời nông phu dừng lại, nghẹn ngào rồi tiếp:
- Nhƣng bao ngƣời khổ ở đây, bao kẻ chết nơi kia, nghĩ còn đáng thƣơng đáng xót gấp trăm ngàn lần!
Đoạn gục đầu xuống mồ, khóc than thảm thiết. Sinh cũng sụp xuống, hòa tiếng khóc theo. Bóng đêm xóa nhòa, gió lạnh nhƣ từ cõi âm thổi về rung động bờ lau bụi cỏ. Sinh tƣởng nhƣ theo cơn gió oan hồn của ngƣời đã khuất hiện về chứng kiến cho những giọt lệ chảy ra từ một tấm lòng hối hận chân thành [31; 73]
Hay trong Chung giọt mồ hôi xuất hiện xung đột hai thế giới tâm hồn,
một thế giới tâm hồn của chiều cao, một thế giới tâm hồn của kẻ hèn mọn. Môi trƣờng sống của hai thế giới tâm hồn này chính là nguyên nhân nảy sinh xung đột. Khi Thái tử đang sống giữa cảnh nghèo hèn thì Thái tử là một con ngƣời bình thƣờng nhƣng khi Thái tử trở thành nhà vua thì anh ta trở thành một con ngƣời khác. Chỉ có ngƣời con gái thôn quê là không bao giờ thay đổi cho dù có trở thành hoàng hậu. Chính vì điều đó mà hai ngƣời trở thành hai thế giới tâm hồn hoàn toàn biệt lập xa nhau. Và bi kịch của xung đột này đó là dẫn đến cái chết cho ngƣời con gái thôn quê ấy: “ Nhìn thấy mặt nàng, nhà vua cảm thấy khó chịu, ngỡ ngàng. Ngƣời đàn bà ấy là hiện thân của chuỗi ngày cơ cực khi vua còn sống nhƣ kẻ chân lấm tay bùn. Ngƣời đàn bà ấy nhắc nhở những ngày vua còn thƣơng yêu và chiều chuộng nàng , những ngày vua đã khổ sở vì nàng. Những bậc đế vƣơng, cao vời hơn cả thánh nhân không thể
có một quá khứ tầm thƣờng nhƣ vậy. Muốn xóa sạch hết quá khứ, nhà vua quắc lên đôi mắt nhọc mệt , bảo nàng:
- Nhà ngƣơi là kẻ không biết phận mình. Bao nhiêu ngọc ngà gấm vóc ban cho nhƣ thế, chƣa làm thỏa nguyện hay sao ?
Cung nữ ngƣớc đôi mắt lên, nhìn vào khuôn mặt nhà vua nay đã trở thành xa lạ. Rồi nàng cúi xuống, thấy mình bơ vơ lạc loài.” [31; 131].
Không phải bất kỳ xung đột nào cũng dẫn đến bi kịch là cái chết, nhƣng khi xung đột nảy sinh cao trào thì tất yếu sẽ dẫn đến một lối thoát đó là cái chết. Và tác phẩm của Vũ Hạnh có một mô tuýp đó là cao trào của xung đột truyện ngắn Vũ Hạnh thƣờng dẫn đến một kết cục không đƣợc thuận lợi. Nhƣ xung đột của cha con Tƣ Mễ trong Vượt thác, Tƣ Mễ luôn mong Cả Hộ sẽ nối tiếp cái nghề sông nƣớc mà ông đã theo đuổi mấy chục năm nay nhƣng Cả Hộ thì không thế. Đối với Cả Hộ, sự nguy hiểm có thể đến bất kỳ một lúc nào đó và cuối cùng y đã lên bờ bỏ mặc ngƣời cha của mình một mình vƣợt thác dữ. Tƣ Mễ chết trong lúc chống lại con thác dữ, đã chết nhƣ một ngƣời hùng muốn khuất phục thiên nhiên. Và Cả Hộ ở trên bờ cũng có thể bị cọp vồ vì rất lâu không ai thấy y trở về nhà: “ Còn ngƣời con trai ông Tƣ thì không thấy gã trở về. Mẹ gã mỗi ngày vẫn ra ngoài ngõ đón những lái buôn quen thuộc để hỏi
Xây dựng bi kịch dã sử chính là một trong những điểm tạo nên đặc sắc