.Tổ chức điểm nhìn trần thuật để làm tăng tính dã sử

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật dã sử trong trong truyện ngắn của vũ hạnh (Trang 58)

3.1.1. Điểm nhìn từ nhân vật

Nhân vật Lƣơng Sinh trong “Bút máu” là một nhân vật mà tác giả dùng để phát ngôn tƣ tƣởng: “ …ngòi bút không có oan khiên. Lƣỡi gƣơm tuy ác nhƣng mà có trách nhiệm rõ ràng, lỗi lầm tác hại cũng có giới hạn. Mƣợn sự huyễn hoặc của văn chƣơng mà gây điều thiệt hại cho con ngƣời, tội ác của kẻ cầm bút xƣa nay kể biết là bao, nhƣng chẳng qua tội ác mờ mịt nên không thấy rõ hay hay không muốn rõ mà thôi. Làm cho con ngƣời con gái lớn lên băn khoăn sầu muộn, làm cho đang hăng hái trở nên khinh bạc, hoài nghi, gợi cho ngƣời ta nghĩ đến vật dục mà quên ái tình, khêu cho thiên hạ tiếc điều tài lợi mà xa đạo nghĩa, hoặc cƣời trên đau khổ của tha nhân, hát trên bi cảnh đồng loại, đem sự phù phiếm thay cho thực dụng, lấy việc thiển cận quân điều sâu xa, xuyên tạc chân lí, chê lấp bần hàn, ca ngợi quyền lực bỏ quên con

ngƣời, văn chƣơng há chẳng đã làm những điều vô đạo? [31; 71]. Chính với những dòng triết luận hấp dẫn nhƣ thế, ta có cơ hội để thấy một Vũ Hạnh luôn ý thức trăn trở với văn nghiệp của mình để có điều kiện để nhìn nhận lại chính lƣơng tâm của những ngƣời cầm bút khác. Và hơn hết, ngƣời đọc thấy đƣợc nhận thức về văn hóa và giá trị nhân sinh của tác giả Vũ Hạnh đã đƣợc phát biểu một cách cụ thể nhƣ thế nào.

Lƣơng Sinh đã dần dần bị tha hóa theo hƣớng vô trách nhiệm với ngòi bút. Vũ Hạnh đã xây dựng kiểu loại nhân vật dã sử: vừa xa cách với hiện tại lại vừa gần gũi về thái độ nhân sinh; vừa huyền ảo lại vừa thực tế; vừa mơ mộng lại vừa trần tục, bi ai… Sự tƣơng phản trong cấu trúc sự kiện và đặc biệt kĩ thuật tạo dựng các tuyến nhân vật đối lập; nhân vật giả định; nhân vật mặt nạ… đƣa con ngƣời huyền sử trở thành nhân vật kiến tạo văn hóa, đƣa cái vô danh trở nên hữu dụng, đem cái không đƣợc nói, đƣợc viết trở nên công khai sáng sủa… Con đƣờng nghệ thuật của Vũ Hạnh, do đó có một chiến lƣợc cách mạng thật là rõ ràng.

Nhƣ vậy với “Bút máu”, Vũ Hạnh đã xây dựng biểu tƣợng để dẫn dắt

ngƣời đọc đến một không gian giả tƣởng mang tính huyền thoại hóa để tác giả có thể phản biện, có thể tranh luận về nhân sinh.

Từ nhân vật Lƣơng Sinh trong “Bút máu” đến nhân vật Sầm Hiệu trong “Chất ngọc”, mỗi nhân vật mà tác giả xây dựng là một sự kiến tạo ý nghĩa,

gắn liền với bản chất của con ngƣời miền Nam rắn rỏi, cƣơng trực và rất trọng tình nghĩa.

Đặc biệt ở truyện ngắn “Chất ngọc”, Vũ Hạnh đã tạo dựng một kí mã

thể hiện giá trị nhân sinh khác. Nếu trƣớc đây ông lấy biểu tƣợng “máu” để thể hiện trách nhiệm của con ngƣời trƣớc cuộc đời thì giờ đây, tác giả tìm đến “ ngọc” nhƣ một điểm tựa cho sáng tạo thẩm mỹ, là nền tảng cho sự ý thức về nhân tâm của con ngƣời [31]

Ta có thể thấy, một kết cấu tƣơng tự nhƣ “ Bút máu” nhƣng chất liệu , kí mã không phải là sức bút mà là Chất ngọc, là sự khẳng khái can trƣờng và tình yêu thƣơng. Nhân vật Sầm Hiệu trong“Chất ngọc” vì thế trở thành một biểu tƣợng cao quý của văn hóa cội nguồn, là giá trị nhân bản mà bấy lâu nay ngƣời Việt chúng ta vẫn mải mê kiếm tìm. Nhân vật Sầm Hiệu là một biểu tƣợng nhân sinh đƣợc tác giả kiến tạo từ trong chính nhận thức bình dị của con ngƣời về nhân dân, về tình thƣơng yêu và lòng cƣơng trực nhân bản. Vì thế mà khi Sầm Hiệu chết, chất ngọc ấy vẫn tồn tại, nó đƣợc tác giả huyền thoại hóa rằng: “…khi quân đào xuống thì xƣơng cốt Sầm Hiệu đã rời rã từ bao giờ, hòa tan với đất, thấm vào cây cỏ, chỉ còn một khối ngọc hồng nhƣ kểt tinh lại huyết máu uất hận từ tim” [31; 77]. Nhƣ vậy, bản tính dân tộc đã đƣợc hun đúc qua hình tƣợng nhân vật Sầm Hiệu và đƣợc minh chứng bằng những lập luận có ý nghĩa văn hóa, tạo nên những triết lí văn hóa- lịch sử, biến lịch sử thành huyền sử

Biểu tƣợng nhân vật Sầm Hiệu trong “Chất ngọc” đã trở thành niềm tự

hào, thành điều ngƣỡng vọng, thành nỗi đau nhân tình.Văn hóa ngàn đời đã đƣợc cụ thể hoá qua những hình tƣợng nhân vật dã sử trong đó có Sầm Hiệu. Điều đó khiến cho truyện ngắn của Vũ Hạnh có sức lay động lớn lao. Tác giả đã thực hiện điều đó bằng một cấu trúc truyện đơn giản nhƣng mang đầy giá trị nhân văn.Vì thế tác phẩm trở thành một ẩn dụ về ý thức con ngƣời, làm khơi dậy ý thức dân tộc vốn đang bị mai một trong đời sống con ngƣời lúc bấy giờ.

3.1.2. Điểm nhìn từ người kể chuyện

Dẫn theo Trần Đình Sử trong cuốn Tự sự học (Nxb Đại học Sƣ phạm):

“Trong thể loại tự sự, ngƣời trần thuật (hay ngƣời kể chuyện) là một khái niệm trung tâm của lý thuyết tự sự học. Ngƣời trần thuật trong tác phẩm là một ngƣời hƣ cấu hoặc có thật mà văn bản tự sự thể hiện thông qua hành vi và

ngôn ngữ của anh ta tạo thành. Nhìn chung, ngƣời trần thuật thực hiện nhiệm vụ trần thuật, truyền đạt, chỉ dẫn, bình luận… những vấn đề đƣợc mô tả hoặc đƣợc kể trong tác phẩm. Thông thƣờng, ngƣời ta chia ngƣời trần thuật trong tác phẩm tự sự thành hai dạng chủ yếu: ngƣời trần thuật lộ diện (ngôi thứ nhất) và ngƣời trần thuật ẩn tàng (ngôi thứ ba)” [71]

3.2.2. Thông điệp của người trần thuật trong truyện ngắn của Vũ Hạnh:

Trong nhiều truyện ngắn của Vũ Hạnh thời kỳ này, nhân vật “tôi” hiện lên với nhiều kí ức đẹp, hào hùng và cũng không kém phần lãng mạn. Trong

Nhớ mối tình đầu, nhân vật “tôi” đã thể hiện về lần gặp bất ngờ với ngƣời

con gái mình yêu “Tôi ngồi nhanh xuống, rồi bò lùi lại, ẩn mình sau một bụi chuối, rƣớn mở to mắt đen cả nhãn lực soi nhìn về phía trƣớc. Bóng đen là một con ngƣời, loay hoay vội vàng trong những cử động bức xúc. Tôi toan lủi nhanh vào nhà, báo động cho mọi ngƣời biết thì vừa lúc ấy bóng đen vụt đứng thẳng lên và tôi kịp nhìn đƣợc mớ tóc đen toả rộng cùng dáng điệu quen thuộc của Thanh Tuyền” [28; 11]. Ngôn ngữ của “tôi” có phần hồi hộp nhƣng đến khi biết đƣợc đó là ngƣời mình yêu thì “Tôi đứng thẫn thờ nhìn theo, đến khi Thanh Tuyền mất hút trong ngôi nhà nhỏ, mới quay trở vào”[28; 11].

Nhà văn thể hiện trong từng lời kể của nhân vật với sự chân tình “Chị đứng yên nhƣ lắng đợi lời anh truyền về từ một cõi sống xa xôi. Tôi kính cấn đứng nhìn chị, nhìn cái hình dáng gầy gò, cằn cỗi, im nhƣ pho tƣợng đợi chờ nào đấy của một truyện xƣa, hoàn toàn bất động giữa cái rì rào muôn thuở của tiếng sóng biển ngoài kia và tiếng than dài bất tận của những hàng dƣơng quanh vƣờn. Tôi thấy thấm thía hơn bao giờ hết, rằng đất nƣớc này đã đƣợc tồn tại vững bền một phần nhờ những con ngƣời nhƣ thế, những tâm hồn thật gắn bó thuỷ chung, những tâm hồn biết chịu đựng, kiên trì cho những gì mình tha thiết yêu thƣơng”[28; 98]. Lớp ngôn ngữ trần thuật đó có phần day dứt, xót xa và thể hiện sự đồng cảm của ngƣời trần thuật.

Rất nhiều truyện ngắn Vũ Hạnh có một lối trần thuật ở ngôi thứ ba. Trong

Bút máu tác giả viết “Lƣơng Sinh ngƣời đất Mân Châu, con nhà thế phiệt, nổi

tiếng thông minh dĩnh ngộ từ khi tóc để trái đào. Lên tám đã giỏi thơ ca, thơ phú, ai cũng khen là bậc thần đồng...”[31; 5]. Ở Vàng tháp cổ, nhà văn viết

“Chuyện này xảy ra cách đây khá lâu, khi làng Đồng Dƣơng còn nguyên hai ngọn Tháp Mẹ, Tháp Con. Hai tháp nằm cách con đƣờng quốc lộ khoảng mƣời cây số, giữa vùng đồi núi miền Thƣợng Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, thuộc trong khu vực của một kinh đô Chiêm Thành ngày xƣa”[30; 19], hay trong Chất ngọc là “Ớ đất Hào Dƣơng có gã Sầm Hiệu sống nghề cày cuốc, tính tình thẳng thắn nhung rất thô lỗ, cộc cằn”[31; 72], trong Hắc cẩu đại tặc nhà văn viết “Ngày xƣa, ở đất Cồ Kiên, có một chàng trai tên là Thế Lân vốn dòng họ Chu, gia cảnh vào hàng phú túc - mấy đời cha ông sống nghề thƣơng lái, có cả một đội thuyền buôn chở chuyên các hàng nội địa đem bán qua những xứ sở bên kia bờ biển, phía mặt trời lặn...”[31; 220]. Lối trần thuật vào đầu tác phẩm nhƣ thế tạo cho độc giả một tâm thế tiếp cận thoải mái, đƣa lại một cảm giác nhƣ đang khám phá một không gian mới chứ không phải là không gian của thời hiện tại. Dùng lối trần thuật theo ngôi thứ ba tạo đƣợc một sự khách quan, không gò bó, ngƣời trần thuật có thể tự nhiên dẫn dắt ngƣời đọc theo ý mình mà không sợ phát hiện mình đang đóng vai trò gì trong truyện.

Ngôn ngữ trần thuật truyện ngắn Vũ Hạnh còn độc đáo ở chỗ là cuối mỗi đoạn văn trần thuật còn có lời bình, lời bình này giúp cho lời trần thuật sâu sắc hơn và đƣợc nhấn mạnh hơn về vấn đề cần nói của nhà văn. Rõ nhất là ở

Nhớ mối tình đầu có rất nhiều lời bình “Có lẽ Thanh Tuyền phải đi về nhà và

bắt đầu đi ngủ. Liệu em có ngủ yên không, trong nỗi dằn vặt khố đau nhƣ thế?”[28; 10]; “Bây giờ nhìn đâu tôi cũng thấy nàng. Tình yêu dễ dàng hoà nhập nội tâm vào cùng ngoại vật”[28; 10]; “Tôi vừa dọn dẹp vừa tự an ủi rằng

nếu mình không có si mê nào đối với Thanh Tuyền thì đã không ra đầu ngõ giữa đêm, đã không thấy nàng hành sự, đã không xấu hố hứng chịu mọi sai lầm cũng nhƣ nhọc nhằn cuốc bẫm đào sâu cho cuộc mai táng những phần di sản tản lạc của cơn đào thải vội vàng và hƣởng trọn vẹn hƣơng thừa của nó. Thôi cái gì cũng phải trả giá, kế cả chút ít đam mê có một chiều này”[28; 14]; “Nếu quả nhƣ thế, Thanh Tuyền suốt đời sẽ lẩn trốn mình và nàng cũng không bao giờ thấy những giá trị đích thực. Và nàng đáng thƣơng biết chừng nào”[28; 16].

Chúng ta còn bắt gặp ngôn ngữ trần thuật có lời bình xuất hiện vào cuối mỗi đoạn ở trong một số tác phẩm . Ví dụ nhƣ Hắc cẩu đại tặc. Ở tác phẩm

này, ngƣời trần thuật dùng lời bình để kết luận về một triết lý nhân sinh của cuộc đời. Nói về sự việc Thế Lân đi hành lạc vào mỗi tối trong hoàng cung “...Cuối tháng thứ năm, Thế Lân hoàn toàn là kẻ suy bại, giống hệt nhƣ các thái giám thực sự. Và sự thái quá, cuối cùng đã gặp đuợc sự bất cập”[28; 230]. Nói về hậu quả của việc Thế Lân làm “Thì ra, mọi vật, mọi việc trên cõi đời này đều phải trả bằng cái giá tƣơng xứng, và mọi khả năng, kể cả khát vọng, đều có lằn ranh khó nỗi vƣợt qua. Ý thức đƣợc các điều đó thì đã muộn rồi. Có lẽ, những câu kết luận tìm thấy chậm nhất là điều tệ hại nhất của nhân loại”[30; 231].

3.2. Tổ chức chi tiết, sự kiện, tình huống kiểu truyện cổ

3.2.1. Tổ chức phối kết chi tiết quá khứ - hiện tại - tương lai

Chi tiết nghệ thuật là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tƣ tƣờng. Hình tƣợng nghệ thuật cụ thể, gợi cảm và sống động là nhờ các chi tiết về phong cảnh, môi trƣờng, chân dung, nội thất, về cử chỉ, phản ứng nội tâm, hành vi, lời nói…. Thoạt đầu ngƣời ta chú ý tới giá trị tạo hình và phản ánh của chi tiết nghệ thuật, thƣờng nói đến tính chính xác của chi tiết hiện thực. Dần dần ngƣời ta thấy bản chất sáng tạo khái quát, biểu hiện của

nó, khả năng “nói” nhiều hơn bản thân nó. Qua việc xây dựng những chi tiết nghệ thuật ngƣời đọc thấy đƣợc tài năng trong nghệ thuật viết truyện ngắn và xây dựng nhân vật dã sử của ông.

Trong Bút máu, Vũ Hạnh đã sử dụng những chi tiết mang màu sắc kì ảo, một thứ kì ảo tiên đoán, dự cảm thƣờng thấy trong trong thể loại truyền kì trung đại (Nhƣ trong Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ). Tác phẩm miêu tả

cuộc đời của Lƣơng Sinh, ngƣời đất Mân Châu, danh sĩ tài hoa, thông minh, phong lƣu. Sau khi thao thao bất tuyệt phóng bút ca ngợi tài đức viên quan cáo già họ Lý, anh ốm nặng nhƣ bị ma ám. Ngòi bút của anh bỗng dính đầy máu “từng giọt, từng giọt thắm hồng nhƣ rỉ ra từ tim” cùng những ám ảnh về vô số oan hồn đòi mạng. Lời nói của ngƣời cậu từ trong núi Hoa Dƣơng trở về nhƣ một luận đề cảnh báo bọn bồi bút thời Mĩ Diệm về thứ “văn chƣơng vô đạo”, “phi nhân”.

Sang đến Vàng tháp cổ lại là những chi tiết của một loại truyện lồng trong truyện, bối cảnh xoay quanh làng Đồng Dƣơng, giữa vùng đồi núi miền Thƣợng Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, thuộc khu vực của kinh đô Chiêm Thành ngày xƣa. Thông qua ba câu chuyện liên hoàn, hiện tại, quá khứ và tƣơng lai gối tiếp, đan cài vào nhau. Mỗi lần phục hiện quá khứ là một lần con ngƣời hiện đại chiêm nghiệm, lí giải, phơi bày những dục vọng đen tối, tham tàn, mê muội của mình. Câu chuyện về ngƣời họa sĩ yêu nƣớc A Doan nhƣ một thông điệp tác giả muốn gửi gắm đến những ngƣời nghệ sĩ đƣơng thời ý thức về vai trò, sứ mệnh của ngƣời cầm bút đối với vận mệnh của dân tộc và nhân dân.

Còn Chất ngọc tái hiện câu chuyện về Sầm Hiệu, ngƣời nông dân

cƣơng trực, dũng cảm, sống hết lòng với những ngƣời dân cơ cực, lầm than. Cái chết và sự hóa thân thành “một khối ngọc hồng nhƣ kết tinh lại máu huyết uất hận từ tim”[31; 78] nhƣ một minh chứng cho sức sống bất diệt của lí

tƣởng, khát vọng trƣớc cƣờng quyền. Lời kết của truyện cũng chính là luận đề cho toàn tác phẩm: “Từ đấy, bao nhiêu mảnh ngọc lại đƣợc truyền đi khắp dân gian. Thiên hạ lƣu giữ ngọc ấy làm bảo vật để gửi lại cho đời sau. Ngày nay có nhiều ngƣời lính còn mang trong lòng chất ngọc lƣu truyền, chất ngọc tƣợng trƣng cho sự kiên quyết bảo vệ lẽ phải và lòng thiết tha yêu mến nhân dân”[31; 79]

Giai đoạn đầu của sự chia cắt đất nƣớc, ngƣời đọc đã biết đến Vũ Hạnh với tác phẩm Bút máu (1958), và Chất ngọc (1960). Ở hai tác phẩm này, nhà văn đã sử dụng lối viết biểu tƣợng hai mặt để tránh sự kiểm duyệt của chế độ. Trong truyện Chất ngọc cũng nhƣ Bút máu tác giả đã sử dụng lối viết dân giã, câu chuyện mang tính ma quái, qua đó nói lên lý tƣởng của mình, ông rất thành công trong lối viết này, với giọng điệu hết sức tinh tế và ngắn gọn, trong tác phẩm hiện lên một không khí huyền thoại cùng hành văn cổ kính, nhiều câu văn biền ngẫu.

Vũ Hạnh biểu hiện cảm hứng yêu nƣớc và cảm hứng cách mạng trên nhiều phƣơng diện. Có lúc nhà văn dùng lối viết sử dụng các chi tiết gián tiếp để biểu hiện cảm hứng yêu nƣớc nhƣ Chất ngọc, Con chó tật nguyền, Bút máu,... hay lối viết dùng chi tiết trực tiếp nhƣ Sông nước mênh mông, Con thằn lằn, Câu chuyện mất ngựa, Đối ngôi….

Với những trang văn không quá ngắn cũng không quá dài của Vũ Hạnh, dù với một lối kết cấu nhƣ thế nào cũng thấy đƣợc đằng sau đó là một cảm hứng yêu nƣớc, cảm hứng yêu cách mạng mãnh liệt với nhiều biểu hiện phong phú.

Có lúc Vũ Hạnh đƣa ngƣời đọc trở về với một không khí cổ tích xa xƣa, vào một thế giới vừa hƣ vừa thực nhƣ trong Chất ngọc. Vũ Hạnh đã xây dựng hình tƣợng ngƣời anh hùng nông dân Sầm Hiệu với hình ảnh kiên cƣờng bất khuất. Con ngƣời đó khi đã xác định lí tƣởng sống chết vì nhân dân thì không

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật dã sử trong trong truyện ngắn của vũ hạnh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)