3.2.3 .Tổ chức tình huống truyện
3.3. Không gian và thời gian huyền thoại hóa nhân vật dã sử
3.3.2. Thời gian huyền thoại
Đi kèm với không gian huyền thoại là thời gian giả tƣởng ( thời gian huyền thoại).
Trong truyện ngắn “ Bút máu” , đó là sự đẩy lùi thời gian về quá khứ giả tƣởng. Nhân vật Lƣơng Sinh lớn lên và thay đổi tính cách theo thời gian: Từ thời tóc để trái đào Lƣơng Sinh là cậu bé nổi tiếng thông minh, lên 8 tuổi đã giỏi thơ ca- đƣợc khen là bậc thần đồng. Lên 10 Lƣơng Sinh đã có bài thơ “ Tơ liễu trong trăng” đƣợc tán thƣởng. Lên 12, gặp thời loạn ly, mồ côi cha mẹ, đƣợc ngƣời cậu đem về nhà nuôi. Lên 15, đƣợc ngƣời cậu gửi đến Lã Công nhờ dạy võ cho Lƣơng Sinh. Sau đó, Lƣơng Sinh lại từ bỏ võ nghệ,
chuyển sang thơ phú để cuối cùng mắc những sai lầm là gây tai họa cho nhân dân .
Đó là thời gian tuyến tính nhƣng đã gói trọn cả cuộc đời nhân vật. Cuộc đời Lƣơng Sinh cũng giống nhƣ bao văn sỹ rơi vào cảnh ngộ nhận, lầm đƣờng. Nhƣ vậy, dùng thời gian giả tƣởng chỉ là cái cớ để Vũ Hạnh xây dựng hình tƣợng nhân vật dã sử.
Tiếp nối thời gian giả tƣởng trong “ Bút máu” là thời gian nhƣ ngƣng đọng qua hình ảnh khối ngọc chứa hồn xác Sầm Hiệu trong “ Chất ngọc” của Vũ Hạnh: “Quân đem khối ngọc về trình Tổng trấn. Vốn có máu tham, quan truyền rửa ngọc rồi đem cất kỹ trong nhà. Tối đến, quan thấy ánh sáng tỏa khắp gian phòng. Nhìn vào khối ngọc quan bỗng giật mình thấy khuôn mặt Sầm hiện lên, phừng phừng lửa giận, mắt trợn tròn xoe, nhƣng hai vành môi trễ xuống trong một nỗi niềm thƣơng cảm vô biên. Tổng trấn khiếp sợ, mồ hôi tuôn vã nhƣ tắm, vội vàng nhét ngọc vào rƣơng, khóa kỹ, nhƣng ánh sáng vẫn chiếu ngợp cả phòng. Thâu đêm quan không ngủ đƣợc, giật mình thấp thỏm nhiều phen, cứ vừa chợp mắt là thấy khuôn mặt dị thƣờng của Sầm hiện rõ. Mờ sáng quan truyền quân lính đem ngọc ném xuống một vực biển sâu. Tối đến mặt bể sáng tỏ một vùng. Ánh sáng rực rỡ lóng lánh xuyên từng lớp nƣớc, chói rạng hào quang, những ngƣời thuyền chài mò xuống để tìm khối ngọc. Ngọc không thể giữ làm món của riêng đƣợc truyền đi khắp và những kẻ nào ao ƣớc đƣợc gặp mặt Sầm bây giờ náo nức tìm xem ngọc quí. Nhìn đến khuôn mặt, thấy niềm thƣơng cảm đọng ở bờ môi và lửa giận phừng trên đôi mắt, ai cũng chan hòa giọt lệ. Giọt lệ rơi trên khối ngọc làm cho chất ngọc sáng tỏ lạ lùng. Nƣớc mắt dội xuống càng nhiều, ngọc càng chói sáng. Tiếng đồn càng xa và quan Tổng trấn lại thêm một phen nổi lôi đình. Quan liền hạ lệnh tịch thu viên ngọc, lần này không phải giữ lại để làm của quí mà truyền đao phủ đập tan.
Bao nhiêu sức búa vẫn không chuyển lay khối ngọc. Búa càng nện, ngọc càng lì, ngƣời ta tƣởng chừng nhƣ qua lời búa nện xuống vang vang nghe đƣợc giọng nói căm hờn của ngƣời lính trẻ. Tổng trấn nhớ lại thanh gƣơm vấy máu ngày xƣa. Và khi lƣỡi gƣơm còn đọng chất máu nhân dân vừa chém thẳng xuống, ngọc vỡ tan thành mảnh nhỏ trăm muôn. Ở trong mỗi mảnh hồng ngọc lƣu ly lại có bóng hình Sầm Hiệu cùng với nỗi giận niềm thƣơng ở trên cặp mắt, đôi môi” [ 31; 70]
Truyện kết thúc bằng từ chỉ thời gian “ Từ đấy”. “Từ đấy” là từ bao giờ ? Khoảng thời gian giả tƣởng nhƣng lại chứa chất một huyền thoại “Từ đấy, bao nhiêu mảnh ngọc lại đƣợc truyền đi trong khắp dân gian. Thiên hạ lƣu giữ ngọc ấy làm một bảo vật để gửi lại cho đời sau. Ngày nay có nhiều ngƣời lính còn mang trong lòng chất ngọc lƣu truyền, chất ngọc tƣợng trƣng cho sự kiên quyết bảo vệ lẽ phải và lòng thiết tha yêu mến nhân dân.” [31; 79]
“ Chuyện này xảy ra khá lâu, khi làng Đông Dƣơng còn nguyên hai ngọn Tháp Mẹ, Tháp Con” [31 ; 81] là phần mở đầu của truyện “ Vàng tháp cổ” cũng là tái hiện thời gian xảy ra câu chuyện tìm vàng của lão Cửu Dật.
Nhƣng cuộc tìm kiếm ấy khá lâu từ khi Cửu Dật còn tuổi xuân thời cho mãi đến khi về già, ốm nằm li bì, giữa giây phút mê man, ông Cửu Dật vẫn còn kêu rú lên, hai tay gầy guộc quờ quạng trên không, ú ớ vài lời mê sảng rồi ông giẫy giụa yếu ớt trƣớc khi chết. Nhƣ vậy thời gian trong truyện là thời gian cả cuộc đời một con ngƣời.
“ Chung giọt mồ hôi” lại mở ra một khoảng không gian huyền thoại khác : “Vào một năm u ám nhất, khi Trần Nghệ Tông còn ở trên ngôi, một ngƣời con gái họ Dƣơng vốn là đào hát vào làm phi tần đã giúp em mình là Dƣơng Nhật Lệ, cũng là kép hát chuyên đóng các vai thiên tử, lên chiếm ngôi vua. Hễ quen làm chuyện giả mạo lâu ngày ngƣời ta dễ biến nó thành sự thực. Trong lúc hỗn loạn, vua Trần Nghệ Tông cùng với gia đình chạy thoát ra
khỏi kinh thành vào lúc nửa đêm. Nửa đêm trời tối, ngƣời ta rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy nhà vua để lạc mất một ngƣời con, là thái tử Kiên.” [31; 131]
Tiếp đó là khoảng thời gian lãng mạn : “Vào một buổi trƣa, vừa dƣới suối lên, thái tử thấy một cô gái ngồi trong bóng cây ven đƣờng cạnh một giỏ dâu đầy ắp. Thái tử nhìn ngƣời thiếu nữ, rồi bỗng bối rối đƣa cánh tay lên gạt lớp mồ hôi vã trên trán mình. Đôi má thiếu nữ đỏ bừng, vì ánh mặt trời gay gắt và vì e thẹn. Rồi ngƣời con gái quay nhìn nơi khác, cầm lấy chiếc nón phe phẩy vừa nhƣ rủ rê một chút mát mẻ tìm đến với mình, vừa nhƣ xua đuổi một đôi ý nghĩ khiến lòng bận rộn.” [ 31; 132]
Và kết thúc là khoảng thời gian nhƣ ngƣng đọng từ cái chết của ngƣời cung nữ - ngƣời mà vua đã từng yêu thƣơng: “Rồi nàng khoan thai bƣớc xuống khỏi thềm, tiến đến giữa vƣờn ngự uyển. Nàng treo tấm lụa lên cành bích đào, thả cho phất phơ trƣớc gió. Quân lính tuân theo ý nàng đem củi chất dƣới bức tranh.
Đoạn nàng cầm lấy bình dầu tƣới vào trong củi, và tƣới một vòng rộng lớn quay quanh chỗ đứng của nàng. Nàng đón mồi lửa trên tay quân hầu, châm cho vòng lửa quanh nàng bừng cháy rực lên. Rồi ném lửa vào đống củi, nàng rƣớn mình lên, dùng dây lụa dài là bức tranh kia buộc lấy cổ mình. Quân lính hốt hoảng toan vào cứu cấp, nhƣng ngọn lửa cao ngăn cản bốn bề, ngùn ngụt xoắn lấy ngƣời nàng.” [31 ; 134]
Đến “ Câu chuyện mất ngựa” lại mở đầu bằng khoảng thời gian cụ thể : “ Hồi đó cũng gần dịp tết Nhâm Ngọ , ông Thất Cừ ở kinh đô về, cƣỡi con ngựa ô tuyệt đẹp. Một tối, ông ghé nghỉ lại quán trọ bên đƣờng, sáng dậy thì con ngựa ông biến mất. Dò theo các dấu chân ngựa, ông Thất tìm đến một ngôi nhà nhỏ ven rừng.” [31;135]
Đỉnh điểm của truyện là khoảng thời gian hồi ức của ông Thất :“ Ông Thất chợt thấy bàng hoàng. Trong cuộc đời huấn luyện ngựa cho vua, ông ta đã lỡ
tay đánh chết một ngƣời. Đó là một tên ăn trộm ngựa quý của vua đem về bán lại cho các nhà giàu ở những miền xa, hẻo lánh. Hành vi trộm đạo của gã là một xúc phạm lớn lao đối với quyền uy thiên tử và cũng là một thách thức sỗ sàng đối với những ngƣời có phần trách nhiệm nhƣ ông Thất Cừ. Ông đã để tâm dò xét nhiều ngày và một đêm kia, ông đã bắt gặp thủ phạm. Hai ngƣời đấu sức quyết liệt và cuối cùng tên ăn trôm bị ông quật ngã. Trong lúc tuyệt vọng, gã đã tự vận để khỏi bị những cực hình giày vò và để gia đình khỏi bị liên lụy. Không ai biết gã là ai, quê quán nơi nào. Tên trộm đã chết, đã đƣợc vứt xác ngoài thành, rồi đƣợc treo lên lơ lửng đôi hôm trƣớc khi chôn lấp. Bây giờ, thì con trai hắn xuất hiện nơi đây, mang mối căm thù dồn chứa từ ba bốn mƣơi năm rồi. Chắc gã còn phải lớn lên, còn phải tầm sƣ học đạo, còn đợi cho triều đại kia sụp đổ và đợi cơ hội đến gần ông Thất. Căm thù đã lớn nhƣ cây cổ thụ và muốn đơm bông kết trái bây giờ” [ 31;149]
Kết thúc truyện là hai cái chết : “Ông về đến nhà thì trời gần sáng. Không rửa sạch vết cát bùn lấm đầy mặt mũi, ông gọi một đứa cháu gái sang tìm ông Tám ở mạn Bầu Nai.
Ông Tám đến ngay buổi sáng hôm ấy. Cầm lấy bàn tay gầy guộc của em, ông Thất nghẹn ngào kể lại sự việc, rồi tiếp:
- Thằng Mƣời Hổ đó trƣớc kia đã phải tự vận vì sợ cực hình. Anh đây không thể sống nổi, vì sợ một cực hình khác đau đớn hơn nhiều, đó là nỗi nhục trong chuỗi ngày tàn. Hãy nghe đây lời anh dặn: Em đừng tính chuyện phục thù, vô ích. Em đã già rồi, mà hắn còn trẻ, lại thêm tung tích của nó không biết về đâu. Dù sao cũng là câu chuyện có vay có trả, trên cuộc đời này. Rồi ông uống chén độc dƣợc, lìa đời. Và cuộc sống đã làm xong một cuộc tính sổ, trong muôn ngàn chuyện đang đƣợc kết toán hằng ngày.
Ông Tám chôn cất anh xong, thu xếp việc nhà của anh cho đƣợc mọi phần yên ổn, rồi lâm bệnh nặng. Ông không chịu dùng thuốc thang gì hết, mặc dù
ngƣời nhà đã cố ép nài, lặng lẽ đi theo ngƣời anh kết nghĩa về cõi đời khác” [ 31; 152-153]
Nhƣ vậy, dù mỗi truyện đều xây dựng theo những khoảng thời gian khác nhau, nhƣng chúng đều là thời gian giả tƣởng huyền thoại không có thực xảy ra ở một nơi nào đó không có thực. Cách sử dụng thời gian huyền ảo này nhằm thể hiện ý tƣởng của nhà văn về một thế giới đã xa nay chỉ còn dƣ âm để lại.
Tiểu kết chƣơng 3
Vũ Hạnh đã lấy nhân vật và bối cảnh sử thi để các truyện của ông mang dáng dấp sử thi của một tộc ngƣời, có lúc ông lại kể chuyện đời thƣờng để gắn với các sự kiện lịch sử. Dù theo cách nào thì ông cũng nhằm tổ chức hệ thống hình tƣợng – thẩm mỹ nhằm thể hiện ý tƣởng dân tộc- văn hóa trong sáng tác nghệ thuật của mình. Điều này thể hiện tài năng nghệ thuật của Vũ Hạnh khi so sánh với các nhà văn cùng thời ở đô thị miền Nam giai đoạn 1954- 1975.
KẾT LUẬN
1. Văn học yêu nƣớc, tiến bộ trong lòng các đô thị miền Nam là một bộ phận văn học đặc thù . Nó vừa phản ánh vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong các vùng bị tạm chiếm, vừa nói lên truyền thống yêu nƣớc và bất khuất của nhân dân ta trong suốt hơn hai mƣơi năm.
Không nhƣ một số nhà văn khác, chỉ gắn bó với văn chƣơng thành thị miền Nam ở một thời gian ngắn rồi chuyển ra vùng giải phóng, hay đi tập kết ra Bắc, Vũ Hạnh gắn bó với nền văn học này suốt từ ngày đầu cho đến năm 1975. Vũ Hạnh - một cây bút viết khoẻ tung hoành trên nhiều địa hạt khác nhau: truyện ngắn, tiếu thuyết, kịch, phê bình, tiểu luận... ở thể loại nào cũng rất thành công. Nhƣng dấu ấn in đậm nhất và thể hiện đƣợc phong cách nhà văn đó là ở thể loại truyện ngắn.
Mang ƣu thế của truyện ngắn trong việc phục vụ cho hiện thực thời kỳ chiến tranh, Vũ Hạnh đã phát triển tối đa khả năng khai thác của mình để làm chủ thể loại này. Với gần một trăm truyện ngắn đƣợc sáng tác thời kỳ 1954- 1975, Vũ Hạnh đã khẳng định đƣợc khả năng bút lực của mình trong sáng tác . Tên tuổi của nhà văn gắn liền với sự thành công của nhiều truyện ngắn nổi tiếng nhƣ Bút máu, Chất ngọc, Miếng thịt vịt, Những giọt mồ hôi, Mụ Tư
Cò... Đối ngôi, Nhớ mối tình đầu, Trách nhiệm, Con thằn lằn...
2. Truyện ngắn Vũ Hạnh thể hiện một cảm hứng yêu nƣớc nồng nàn gắn với cảm hứng cách mạng mạnh mẽ, bền bỉ. Với cảm hứng sáng tạo chủ đạo đó, truyện ngắn của Vũ Hạnh đã xây dựng đƣợc một hệ thống nhân vật dã sử và thời đại vừa mang tính hiện thực sâu sắc vừa mang tính lãng mạn , vừa cổ kính vừa hiện đại.
Có lúc Vũ Hạnh đƣa ngƣời đọc trở về với một không khí cổ tích xa xƣa, vào một thế giới vừa hƣ vừa thực nhƣ trong Chất ngọc. Có lúc Vũ Hạnh bằng những mẩu chuyện đời thƣờng nhƣng lại mang ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ sâu
sắc, rộng lớn, với những hình ảnh giản dị (những anh thanh niên, những bà mẹ, những em bé giao liên,...). Họ là hiện thân của sức mạnh dân tộc với tinh thần đấu tranh cách mạng và khát vọng giải phóng đất nƣớc, quê hƣơng. Tinh thần đó lan rộng từ đồng bằng đến miền núi, mở ra khắp mọi miền Tổ quốc.
Dấu ấn một thời đại bi thƣơng nhƣng hào hùng in đậm trong mỗi tác phẩm của Vũ Hạnh (Chất ngọc, Vầng tháp hời, Con thằn lằn, Núi rừng bất
khuất, Con chó tật nguyền, Trong lòng rừng thẳm, Bữa tiệc tất niên man rợ, Trách nhiệm...).
Bằng ngòi bút sắc sảo và trung thực của mình, Vũ Hạnh đã khơi mở bức tranh hiện thực của vùng đô thị miền Nam. Ông viết với sự chân thật, với trái tim nhân hậu. Mặc dù phải sống và sáng tác trong sự kìm kẹp của chế độ Sài Gòn, trong sự ảnh hƣởng và xâm lăng mạnh mẽ của văn hoá ngoại lai, nhất là văn hoá thực dân kiểu mới của Mĩ, ngòi bút Vũ Hạnh vẫn kiên cƣờng chiến đấu và lập đƣợc nhiều chiến công trên mặt trận đấu tranh chống văn hoá nô dịch, lai căng, phản động, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
3.Vũ Hạnh là một cây bút có tâm huyết . Mỗi tác phẩm nhƣ một dấu mốc đánh dấu quá trình suy đồi của một số tầng lớp ngƣời trong xã hội. Đồng thời cũng đánh dấu bƣớc đấu tranh không mệt mỏi của nhân dân miền Nam.
Từ cách xây dựng hình tƣợng nhân vật dã sử , tái hiện không gian và thời gian huyền thoại, những câu chuyện cổ xƣa, dù mƣợn tích đâu đó bên ngoài, đều mang nặng một cái nhìn thế sự và đau đáu một tình yêu dân tộc, đƣợc lý giải đầy thuyết phục với một cái nhìn biện chứng và nhân bản. Đặc biệt, có thể nói, Vũ Hạnh cũng là một bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Đọc những trang viết nóng bỏng chuyện thế sự cách đây hơn bốn mƣơi năm về trƣớc, chúng ta cảm nhận đƣợc tấm chân tình của nhà văn đối với công cuộc cách mạng về văn nghệ của mình.
những cây bút tiêu biểu, sự đóng góp của ông cho nền văn học nƣớc nhà không phải nhà văn nào cũng có đƣợc. Sự nghiệp sáng tác của ông đã khẳng định vị trí của nhà văn trên con đƣờng góp phần xây dựng nên nền văn học đô thị miền Nam trƣớc 1975.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu của các tác giả trong nƣớc
[1] Đào Duy Anh (tái bản 2002), Hán Việt từ điển, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[2] Châu Anh (1998), “Vài nét về tác giả, tác phẩm Vũ Hạnh”, tạp chí
Gia đình" (15).
[3] Trần Hoài Anh (2010), “Về khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mac-xit ở đô thị miền Nam”, báo Văn nghệ (109).
[4] Bùi Thị Ngọc Ánh (2008), “Đặc điểm truyện ngắn”http://giáo
án.violet.vn
[5] Lại Nguyên Ân (biên soạn) (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[6] Lê Huy Bắc (2005), “Truyện ngắn lý luận, tác giả và tác phẩm”, Nxb Giáo dục.
[7] Nguyễn Minh Châu (1994), “Trang giấy trƣớc đèn”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[8] Ngô Thị Kim Cúc (2002), “Nhà văn Vũ Hạnh - Libero trong cuộc bảo vệ văn hoá dân tộc”, báo Thanh niên (321).
[9] Nguyễn Thanh Du (2003), “Nhà văn Vũ Hạnh trong lòng đô thị Sài Gòn (1954 - 1975)”, Tạp chí Văn.
[10] Trƣơng Đăng Dung (1998), “Từ văn bản đến tác phẩm văn học”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[11] Trƣơng Đăng Dung (2004), “Tác phẩm văn học như là quá trình”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[12] Đặng Anh Đào (1994), “Tài năng và người thưởng thức”, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
[13] Trần Thanh Định (1989), “Tìm hiểu truyện ngắn”, Nxb Tác phẩm