Lầm lạc trong hành động

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật dã sử trong trong truyện ngắn của vũ hạnh (Trang 46 - 50)

2.2. Nhân vật lầm lạc

2.2.2. Lầm lạc trong hành động

Bi kịch của sự lầm lạc, kém hiểu biết, ngu dốt của nhân vật đƣợc nêu ra nhƣ là bài học xƣơng máu trên đƣờng đời để nhắc nhở cảnh tỉnh. Vũ Hạnh đã miêu tả những con ngƣời lầm lạc trong hành động để phát ngôn cho nhận thức cách mạng của mình.

Khác với các khuynh hƣớng văn học phản động và đồi trụy, mà vai trò chủ yếu là nô dịch tâm hồn và tƣ tƣởng quần chúng, phục vụ cho quyền lợi của giai cấp thống trị, văn học yêu nƣớc - tiến bộ là khuynh hƣớng ngƣợc dòng với các khuynh hƣớng kia. Nó vừa mang chức năng tố cáo, phê phán xã hội, tìm cách vạch trần những thối nát bất công, vạch trần tính chất phi dân tộc, phản dân chủ của chế độ đƣơng thời, vừa có tác dụng động viên quần chúng khơi dậy lòng yêu nƣớc, giúp mọi ngƣời tìm thấy con đƣờng hành động.

Văn học yêu nƣớc - tiến bộ là đối tƣợng khống chế, đàn áp và khủng bố của Mỹ - Ngụy. Bên cạnh chế độ kiểm duyệt ngặt nghèo, chúng còn có nhiều biện pháp trắng trợn nhƣ tịch thu, phạt vạ, phạt tù, kể cả việc tra tấn, tù đày, giết hại những nhà văn, nhà báo yêu nƣớc. Cái chết của Dƣơng Tử Giang, Trần Ngọc Sơn, Trọng Tuyền... là những bằng chứng cụ thế về chính sách khủng bố, bóp nghẹt quyền tự do của ngƣời cầm bút. Cảnh đêm đêm, nhà văn ngồi viết, phải nghe ngóng đề phòng tiếng giày đinh của lính tuần, tiếng còi hú của ô tô cảnh sát vây ráp đã thành chuyện thƣờng xuyên. Một bài thơ, một bản nhạc vừa ra đời, tác giả đã phải trả giá bằng những “trận đòn hội chợ” của cảnh sát chìm, cảnh sát nổi, kể cả có khi phải trả bằng máu.

Văn học đô thị miền Nam lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống . Điểm chung nhất và chỗ dựa vững bền của nó là hƣớng đến những giá trị văn hóa dân tộc, là bản sắc văn hóa mỗi vùng miền và tình yêu quê hƣơng chân thành, tha thiết. Dấu ấn in đậm nhất trong mỗi trang văn của thời kỳ này là một thời đại bi thƣơng và hào hùng. Khi ta đọc bất kỳ tác phẩm nào của Vũ Hạnh cũng bắt gặp điều đó , nó thể hiện bi kịch của cái đẹp và dấu ấn lịch sử bị lãng quên. Điều này đƣợc thể hiện trong các truyện : Chất ngọc, Vàng tháp hời, Con thằn lằn, Núi rừng bất khuất, Con chó tật nguyền, Trong lòng rừng thẳm, Bữa tất niên man rợ, Trách nhiệm... Và những tác phẩm này tạo đƣợc một

chỗ đứng trong lòng ngƣời đọc cũng chính vì đã thể hiện điều đó.

Chiến tranh đi qua bằng súng đạn ngoài chiến trƣờng và cả bằng những hành vi tra tấn bằng mọi cách của kẻ thù đế hành hạ nhằm mục đích làm nhục, tra khảo tù nhân lấy lời khai. Hùng là một ngƣời chiến sĩ bị bắt giam hơn một năm và sắp sửa bị đƣa ra pháp trƣờng xử tử, anh đã chứng kiến những cảnh làm nhục man rợ đầy thú tính của bọn cai ngục. “Và một lần khác, anh đã không đè nén đƣợc căm phẫn của mình khi thấy tên chủ nhà lao đem một số ngƣời mới bị bắt vào lột hết quần áo buộc nằm chồng chất lên nhau nhƣ một

bức tƣờng. Trên năm sáu nguời đàn ông nằm sấp lớp ấy, mà ở trên cùng là một ông già, chúng bắt một cô con gái nằm lên sau chót”[31; 70]. Rồi “Lão quất vùn vụt vào mình, vào đầu ông già nằm dƣới, đến lƣợt ông già quằn quại ngã lăn xuống đất. Cứ thế ngƣời tiếp sau đấy hứng trận đòn rồi lại ngã theo, cuối cùng họ quay lăn lộn trên đất giữa những vết máu loang đỏ mặt sân và tiếng roi song vun vút xen lẫn những tiếng reo cƣời cố gắng tán thƣởng của bầy thủ hạ”(Lẽ sống) [31; 71].

Những hành vi đồi bại của bọn cầm quyền không dừng lại đó mà chúng còn thú tính hơn trong việc hành hạ tù nhân. Bọn cầm quyền làm những việc đồi bại ấy hằng ngày, làm nhƣ một thú vui đối với ngƣời tù cách mạng. “Đây là đầu cầu. Đi qua đầu cầu bên kia là đƣợc tự do. Nhƣng khi các ngƣơi qua cầu thì sau lƣng có súng đạn đuổi theo. Hãy chạy đua với thần chết để tìm tự do”(Bữa tiệc tất niên man rợ)[31; 180]. Đó là một cách xử tử tù nhân man rợ nhất của kẻ thù nhƣng điều đó không thể cản đƣợc ý chí của nạn nhân “Đôi kẻ chới với, té quỵ, lại gắng lên và năm sáu ngƣời đã bị thƣơng rồi, bỗng đứng chụm lại giữa cầu làm một bức tƣờng hứng đỡ tất cả mũi đạn phóng tới, số ngƣời chạy trƣớc đã qua đƣợc cầu bên kia”[31; 181]. Một ngƣời thoát là củng cố lực lƣợng cho cách mạng. Nhân vật Bảo trong truyện nói: “Kẻ thù không tiêu diệt đƣợc chúng ta đâu. Những ngƣời sống sót sẽ lãnh sứ mệnh của những ngƣời đã hy sinh, và sức mạnh ấy phải đƣợc tăng hoá cho đến vô cùng. Dân tộc chúng ta là một dân tộc bất khuất”[31; 183]. Hành vi đồi bại của kẻ thù cũng không bao giờ khuất phục đƣợc ý chí của nhân dân ta. Nhà văn Vũ Hạnh đã xây dựng những hình ảnh anh hùng ngay từ nơi tối tăm nhất là tù ngục. Những hy sinh đó của nhân dân ta là một góc khuất nhỏ về chiến tranh nhƣng cũng đã góp phần vào sự thành công của cách mạng.

Vũ Hạnh không chỉ dừng lại ở đề tài đó mà nhà văn còn thể hiện trên trang viết những sự hy sinh của nhân dân đồng bào miền núi. Những con

ngƣời của núi rừng Tây Nguyên anh hùng đã dám chết cho độc lập của dân tộc mình. Y May trong Núi rừng bất khuất là một cô gái của dân tộc Mơ

Nông, chị sinh ra vàlớn lên trong buôn Nƣớc Chò, chị đƣợc núi rừng Tây Nguyên che chở và khi cần chị dám xả thân vì buôn làng của mình. Y May đã giết Kiu - chồng của Y May khi Kiu theo bọn Pháp : “Đồ phản bội, mày phải chết ở đây thôi. Không ai muốn nhìn cái mặt mày nữa. Cả buôn đều muốn mày chết đó mà. Và chị vung rựa mạnh hơn chém lìa mấy ngón tay Kiu. Thân hình của gã rơi xuống dƣới, dập trên mặt ghềnh lởm chởm rồi bị nƣớc xoáy đẩy tới kẹt giữa hai khối đá lớn” [31; 143]. Khi cần họ dám quên đi hạnh phúc cá nhân để bảo tồn cho danh dự của buôn làng, cho những điều cao cả. Họ dám hy sinh tất cả cho tự do của dân tộc mình. Chị Ka Phai ngƣời dân tộc Kơho cũng thế, “Chị luôn có mặt trong các cuộc đấu tranh, luôn luôn là lá cờ đầu trong sự hƣớng dẫn quần chúng tấn kích kẻ thù, làm một cái lõi vũng chắc trong mọi sách động, trong mọi đƣơng đầu”[ 31; 209].

Nhân vật anh Tƣ trong Sông nước mênh mông một lần bị địch bắt vì bị lộ và chúng tra tấn anh: “Nhƣ đón đƣợc ý nghĩ của tôi, nó không nói thêm lời nào, vẻ mặt đanh lại, đƣa bàn tay trái rắn chắc nắm lấy cổ chân phải tôi, vặn quẹo để cho gót chân nhô lên rồi chìa các ngón tay mặt có những móc nhọn cấu vào lớp da nằm trên gót chân, móc rách hẳn ra, lột dài cho đến giữa lòng bàn chân. Tôi tƣởng có thể thét lên vì nỗi đau đớn rợn ngƣời, nhƣng phải cố kìm hãm lại. Lột xong bàn chân bên phải nó lại lột đến bàn chân bên trái. Tôi cố nghiến răng chịu đựng trong nỗi bàng hoàng trƣớc một thủ đoạn man rợ không sao ngờ tới, vừa thấy ngạc nhiên vì da chân ngƣời có thể lột đƣợc dễ dàng đến thế”[31; 443]. Những đòn tra tấn, những khủng bố dã man của địch cũng không hề làm giảm ý chí chiến đấu của ngƣời chiến sĩ cách mạng.

Truyện ngắn Vũ Hạnh in đậm dấu ấn của một thời đại bi thƣơng nhƣng hào hùng của dân tộc ta. Không phải chỉ đến Vũ Hạnh mới thể hiện đƣợc điều

này. So với những cây bút khác trong văn học kháng chiến thì Vũ Hạnh chỉ đi sâu vào một số khía cạnh của cuộc chiến nhƣng những điều Vũ Hạnh thế hiện thật sâu sắc, gần gũi và đậm chất hiện thực. Chỉ là những điều rất bình thƣờng, những con ngƣời của đời thƣờng nhƣng tất cả góp phần cho cuộc chiến thành công. Lịch sử ghi danh cho họ không phải ở những gì cao cả mà ngay ở những điều đƣợc xem là đời thƣờng nhất đó.

Văn học vùng đô thị miền Nam trƣớc 1975 là một kết quả đƣợc hun đúc từ truyền thống văn học Việt Nam. Có đƣợc những thành tựu xuất sắc nhƣ

Hương rừng Cà Mau (Sơn Nam), Nhốt gió (Bình Nguyên Lộc), Bút máu (Vũ

Hạnh) đó là cả một quá trình thai nghén bồi đắp của những nhà văn có lƣơng tri và nhân hậu. Hoàn cảnh xã hội và con ngƣời chính là nguồn động lực để các nhà văn có thế cống hiến bút lực của mình phục vụ cho nền văn nghệ ngôn từ ở vùng đô thị miền Nam đến nhƣ vậy.

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật dã sử trong trong truyện ngắn của vũ hạnh (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)