2.3. Cảm quan thẩm mỹ của Vũ Hạnh khi xây dựng hình tƣợng nhân vật dã
2.3.1. Cảm quan lãng mạn
Nhiệm vụ của ngƣời cầm bút trong thời kì cách mạng là phản ánh, tái hiện hiện thực cuộc sống cho phù hợp với đời sống tinh thần của nhân dân. Trong bối cảnh văn hóa, xã hội ở đô thị miền Nam 1954-1975 thì những quan điểm văn học thân Mác - xít, thực tế không đƣợc chấp nhận trên các mặt báo.Vì vậy Vũ Hạnh đã tìm cho mình một lối đi riêng, tạo dựng một thế giới nghệ thuật trong truyện kể để hợp thức hóa hệ tƣ tƣởng cách mạng của mình. Những sáng tác văn học của ông, dù phải chịu kiểm duyệt khắt khe, vẫn xuất hiện đều đặn, thƣờng xuyên trên các tạp chí uy tín, trên các kệ sách của ngƣời Sài Gòn. Thế giới nghệ thuật của nhà văn đã đem lại cái nhìn tƣơi mới về con ngƣời trong sự bề bộn của chính nó. Nhân vật của Vũ Hạnh đã tự phát biểu nhận thức của mình bằng những kết cấu không gian và thời gian giả tƣởng
đầy dụng ý.
Tƣ duy lãng mạn có chủ đích đã làm cho trang văn của Vũ Hạnh không khô cứng mà trở nên mềm mại. Rất nhiều chi tiết về con ngƣời và thế giới đã mất trong các truyện ngắn đã đƣợc nhà văn tô lên đó một chút lãng mạn để thôi thúc trí tò mò của ngƣời đọc. Ví nhƣ chi tiết A-Doan cúi xuống khâu lại quai dép cho nàng Phô-Mai trong truyện Vàng tháp cổ:
“- Hãy khoan, quai dép của nàng có chiếc sờn mòn sắp đứt, để ta khâu lại cho nàng. Sỏi đá dọc đƣờng khúc khuỷu không hề thƣơng đến chân ai.
Nàng muốn đón lấy kim chỉ ở trong tay chàng nhƣng chàng yên lặng, lắc đầu, cúi xuống trên chiếc dép da đã mỏi mòn rồi”[31, 106].
Tình yêu của A- Doan và Phô-Mai, một tình yêu không vụ lợi và vô cùng trong sáng, ngay cả cái chết hai ngƣời cũng chết bên nhau:“Và nàng quỳ xuống bên chàng, nhƣ ngày xƣa kia chàng thƣờng quỳ xuống để sửa mái tóc cho nàng.
Nàng áp bàn tay lên má lạnh ngắt của chàng rất lâu, rồi đƣa gƣơm lên. Xác nàng ngã gục bên chàng nhƣ đôi vợ chồng âu yếm, máu nàng hoà lẫn máu chàng nhƣ một niềm son thắm thiết trọn đời.”[ 31; 116].
Hay trong truyện ngắn “ Chất ngọc”, đó là chi tiết Sầm Hiệu gặp Chúc Anh ở trong rừng vắng mà đã nên đôi vợ chồng cũng đƣợc nhà văn Vũ Hạnh viết bằng kiểu tƣ duy lãng mạn:
“Cô gái nép bên vệ cỏ, nhƣờng bƣớc cho Sầm:
- Trời đã xế chiều, rƣớc chàng đi trƣớc kẻo đàn bà đợi ở nhà. Sầm cƣời rất to:
- Ta chƣa có vợ, làm gì mà có đàn bà đợi chờ? Cô gái tỏ ý ngạc nhiên:
- Lớn tuổi thế này mà chƣa có vợ thật sao? Hay là chàng quyết ở vậy một mình?
Sầm đáp:
- Dại gì mà ở một mình! Ta cũng thích cƣới vợ lắm, nhƣng đã dò hỏi nhiều nơi mà các cô gái thảy đều một mực chối từ.
…Rồi nàng e lệ nói tiếp:
- Nếu chàng không chê thiếp xấu thì xin vì chàng sửa tráp nâng khăn.”[ 31; 75- 76]
Kiểu cảm quan lãng mạn này còn đƣợc nhà văn đƣa vào trong việc xây dựng không gian sinh hoạt. Không gian ở đây có lúc là không gian của cổ tích xa xƣa, có phần hƣ huyễn, hoang đƣờng nhƣ không gian trong Bút máu, Chất
ngọc, Chung giọt mồ hôi, Vị ngọt, Hắc cẩu đại tặc... đó là một không gian
hoàn toàn khác: “Bƣớc ra khỏi nhà, Sinh chọn con đƣờng hai bên cỏ non phơi phới, quanh co theo một dòng suối trong veo, lơ thơ bắc đôi nhịp cầu nho nhỏ, mơ màng lá đào rơi rắc vào chốn thiên thai. Xuân ý, xuân tình chứa chan ở trong cảnh sắc, màu trời, nhƣ theo giác quan dào dạt thấm vào mạch tuỷ khiến Sinh ngất ngây”[31; 66]. Hay “Phía bắc tháp, cách một cây số, sông Ly Ly nƣớc chảy uốn khúc, quanh năm rù rì tuôn qua các ghềnh đá lớn nhấp nhô rồi thu hẹp dòng len lỏi giữa những bãi cát vàng hau đế tìm ra bể. Phía nam là những ruộng đồng xen lẫn núi đồi, phía tây dẫn đến Việt An, một chợ miền nguồn, quanh năm có những trái cây chín ngọt và những cô gái giỏi nghề bán buôn với một nụ cƣời luôn thắm, đôi má luôn hồng” [31; 80]. Những không gian thật rộng lớn và nên thơ, hữu tình “Chàng lội nhẹ ra giữa dòng, gạn lấy cho nàng một nón suối nƣớc trong veo, thận trọng đem đến bên bờ suối vắng. Ngƣời con gái chợt thấy những giọt mồ hôi trên trán của chàng rơi vào suối nón nhƣ ngọc long lanh, vội đƣa hai tay thành khẩn đón lấy món quà thiên nhiên, và trao đôi mắt nhìn chàng thay lời cảm tạ. Khi nàng cúi xuống đặt môi vào làn nƣớc mát, nàng chợt nhận thấy những giọt mồ hôi của mình cũng xuống hoà theo”[31; 121].
Cách tạo không gian trên nhằm tạo môi trƣờng tranh luận tƣ tƣởng, tạo khoảng không gian đối lập với nhận thức của nhân vật. Đây là một cách để đánh giá tƣ tƣởng mà nhà văn gửi gắm, xây dựng một giả định để đặt tình huống nhận thức… tất cả làm nên vẻ riêng, đầy chất hoài cổ và huyễn tƣợng nhƣng lại kích thích suy luận và hành động của con ngƣời.
Ngoài ra, Vũ Hạnh còn sử dụng cảm quan lãng mạn trong việc đặt tên nhân vật dã sử và địa danh quê quán . Những cái tên không phải của thời hiện đại mà là cái tên của đời xƣa gắn với một thời gian xa xƣa: Lƣơng Sinh, đất Mân Châu, núi Hoa Dƣơng, Lã Công (Bút máu); Hoàng Sinh,Trần Chƣơng, Vƣơng Trình, Vƣơng Kiều Lệ (Vị ngọt); Sầm Hiệu, đất Hào Dƣơng, Trầm Chính Hiệp ( Chất ngọc) đất Cồ Kiên, Thế Lân, Chu Thế Long, bà Đào Thị
(Hắc cẩu đại tặc)... Những cái tên đó cũng đã gợi cho ngƣời đọc một cái gì đó không phải của thời hiện tại mà là một thế giới xa xƣa. Những cái tên giúp cho tác phẩm của Vũ Hạnh tránh đƣợc sự kiểm duyệt của nhà cầm quyền. Và cũng với lối đặt tên nhƣ vậy Vũ Hạnh có thể viết theo ý muốn của mình, thể hiện đƣợc đề tài dã sử của mình một cách sâu sắc hơn.
Với cảm quan lãng mạn, Vũ Hạnh đã tạo đƣợc một thế đi riêng và đặc biệt hơn những cây bút cùng thời khác. Với lối viết đó, nghệ thuật của truyện ngắn Vũ Hạnh đƣợc đầu tƣ, đƣợc xâu chuỗi logic hơn, tạo cho ngƣời đọc một tâm thế tò mò khi tiếp cận về con ngƣời và thế giới đã mất trong các sáng tác của ông.