Bi kịch của sự dang dở

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật dã sử trong trong truyện ngắn của vũ hạnh (Trang 41 - 43)

2.1. Nhân vật bi kịch

2.1.3. Bi kịch của sự dang dở

Văn chƣơng của nhà văn có những dấu hiệu của một phong cách truyện ngắn tài hoa. Với lối viết văn vừa nhẹ nhàng nhƣng lại sâu cay và thấm đẫm chất nhân văn, Vũ Hạnh tạo cho ngƣời đọc một tâm thế thoải mái khi tiếp cận từng tác phẩm.

Truyện ngắn Vũ Hạnh có một lối viết mở, nó giống nhƣ những bản anh hùng ca còn dang dở. Nó tạo cho nhân vật dã sử bi kịch của sự dang dở .Lối viết mở trong văn chƣơng dễ tạo cho ngƣời đọc không tìm thấy sự tò mò, nhƣng với truyện ngắn Vũ Hạnh, chính lối viết mở đã tạo nên một hƣớng đi riêng mà khi đọc từng tác phẩm, ngƣời đọc ít đoán đƣợc phần kết là gì. Ngay ở truyện ngắn Nhớ mối tình đầu, ngƣời đọc rất bất ngờ đến tình tiết Thanh

Tuyền đã đề cử một ngƣời từng gánh nạn cho mình lên một vùng thiêng nƣớc độc để cuối cùng ngƣời đó lại bị nhiều cơn sốt rét rừng hành hạ đến nỗi tóc tai không còn một sợi [28]. Hay nhân vật bà cụ trong Đối ngôi chỉ có một ƣớc

mơ đó là đƣợc ngồi trên cái ngai vàng mà thằng Thiệu đã từng ngồi khi đất nƣớc đã thống nhất để chụp một bộ ảnh làm kỷ niệm [31]. Những lối viết mở nhƣ thế vừa đem lại sự hài hƣớc nhƣng cũng rất bất ngờ cho chính nhân vật trong tác phẩm.

Lối viết mở còn là một ƣu điểm để nhà văn có thể viết một cách tự nhiên mà không gƣợng ép trong việc thể hiện tƣ tƣởng của mình. Đó là việc xây dựng cho nhân vật dã sử trong các truyện ngắn của ông những bi kịch về sự dang dở: dang dở trong sự nghiệp , dang dở trong tình yêu… Đề tài trong truyện ngắn của Vũ Hạnh rất phong phú và đa dạng nhƣng lại không bao giờ trùng lặp. Đó chính là nhờ ở lối viết truyện theo hƣớng mở này. Trong truyện

Lẽ sống chúng ta bắt gặp Hùng - một chiến sĩ cách mạng - bị bắt giam sắp sửa

bị đƣa ra pháp trƣờng xử tử nhƣng với Hùng “Những bọn sát nhân không hề biết đến sự thực khá hiển nhiên này: ở dƣới đáy mồ, xác chết vẫn biết cựa quậy để trỗi dậy trong những lớp ngƣời sống... Với niềm tin ấy, anh thấy chuyến đò xe hôm nay không dẫn mình vào một đoạn kết thúc vĩnh viễn, mà chính nó đang đi vào một cuộc bắt đầu lớn lao”[ 31; 91].

Chúng ta còn bắt gặp lối viết mở này ở nhiều truyện ngắn khác nữa nhƣ truyện Thay đổi (1966) với sự việc chị Tám đi tìm ngƣời làng ở trên đất Sài

Gòn. Tìm đƣợc anh Tƣ rồi lại chỉ nghe vợ chồng anh Tƣ cãi lộn nhau trƣớc mặt mình. Cuộc sống khó khăn của những ngƣời làm thuê làm mƣớn đã kéo họ xuống tận vực thẳm đời sống tinh thần “Tại thành phố này, khách khứa đến nhà, coi bộ thiên hạ không ai thích mấy. Ai cũng bận rộn đủ thứ lặt vặt suốt ngày nên sợ kẻ khác đến quấy rầy mình. Bận ăn, bận mặc, bận nhà, bận cửa, bận nghỉ ngơi, bận lo lắng, cái gì cũng làm cho họ rối trí đƣợc hết”[31; 219].

Những truyện ngắn viết theo lối mở đƣợc nhà văn chắt lọc kĩ cho dù sự việc, tình tiết đó có nhỏ nhặt, có tủn mủn nhƣng ngƣời đọc lại thấy khá thú vị từ điều đó. Ngoài ra, trang văn của Vũ Hạnh còn in dấu rất kĩ hƣơng vị cổ tích. Điều này thể hiện ngay trên từng con chữ, từng hoàn cảnh mà nhân vật sống. Ngay vào phần mở đầu của mỗi tác phẩm cũng đã cho ngƣời đọc thấy điều đó: “ Ở đất Hào Dƣơng có gã Sầm Hiệu sống nghề cày cuốc, tính tình thắng thắn nhƣng hơi thô lỗ cộc cằn” (Chất ngọc)[31; 72]. “Ngày xƣa, ở đất

Cồ Kiên, có một chàng trai tên là Thế Lân vốn dòng họ Chu, gia cảnh vào hàng phú túc - mấy đời cha ông sống nghề thƣơng lái, có cả một đội thuyền buôn chở chuyên các hàng nội địa đem bán qua những xứ sở bên kia bờ biển, phía mặt trời lặn” (Hắc cẩu đại tặc) [ 31; 187].

minh dĩnh ngộ từ khi tóc để trái đào” (Bút máu) [19; 5]... Những lời mở đầu vào tác phẩm nhƣ đƣa ngƣời đọc vào một thế giới cổ tích, và cách viết nhƣ thế này đã giúp cho nhà văn có thể tránh đƣợc sự bới móc, nhòm ngó của chính quyền thực dân.

Những nhân vật kể trên từ Lƣơng Sinh, Sầm Hiệu…đến Thế Lân, Hùng.. đều có thể coi là những ngƣời anh hùng ( dựa trên một khía cạnh nào đó) và tất cả họ đều viết nên những bản anh hùng ca dang dở tạo nên sự luyến tiếc cho ngƣời đọc.

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật dã sử trong trong truyện ngắn của vũ hạnh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)