Bi kịch của sự đổ vỡ

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật dã sử trong trong truyện ngắn của vũ hạnh (Trang 36 - 39)

2.1. Nhân vật bi kịch

2.1.1. Bi kịch của sự đổ vỡ

Trong sáng tác kể từ thời kì đầu mới cầm bút đến nay, tác phẩm của Vũ Hạnh luôn chứa đựng những xung đột. Qua xung đột, nhân vật rơi vào tình thế bi kịch – bi kịch của sự đổ vỡ.

Đó là Bút máu, đọc truyện chúng ta bắt gặp xung đột giữa hai tƣ tƣởng

trong một con ngƣời. Điều ấy đã đẩy Lƣơng Sinh vào bi kịch. Nhân vật Lƣơng Sinh không chọn sự nghiệp đao kiếm vì sợ sự chết chóc, sự đổ máu và chọn sự nghiệp văn chƣơng vì muốn dùng ngòi bút để đƣa lại cái đẹp, cái hay cho đời. Xung đột chính là ở chỗ đó, một mặt Lƣơng Sinh chọn nghiệp bút nghiên nhƣng Lƣơng Sinh đã không kiểm soát đƣợc ngòi bút của mình viết những gì. Và xung đột đó đã đẩy bi kịch của nhân vật lên đến đỉnh điểm. Lƣơng Sinh tự gây ra mâu thuẫn với chính mình :

“Sinh chết điếng cả ngƣời, giây lát mới gƣợng gạo hỏi: - Chẳng hay bác có biết... danh sĩ ấy tên gì không? Ngƣời nông phu trợn trừng cặp mắt, gào lên:

- Làm gì mà biết! Mà biết làm gì? Những hạng hiếu lợi, hiếu danh, trốn trong từ chƣơng để tiếp sức cho kẻ ác mà cứ tƣởng mình thanh cao, hạng ấy thì đâu chẳng có?Dân làng đây, ai cũng nguyền rủa hắn, mà hắn nào có biết đâu? Nghĩ thƣơng cho cụ Trƣởng tôi, mấy lần đứng ra chịu nhận hết tội để cứu bao ngƣời, mà bọn chúng chẳng chịu tha, cứ việc tàn sát thẳng tay, lôi đi lớp này rồi đến lớp khác, nên khi bị dẫn qua đây cụ tự móc họng cho trào máy ra mà chết để khỏi bị ngƣời đầy đọa. Trƣớc khi nhắm mắt, cụ còn gƣợng nói:

"Đƣợc chết trên cánh đồng đã đẫm mồ hôi của ta, của bà con xóm làng ta, thế là quý rồi. Chôn ta ở đây, cho ta gần gũi với các ngƣời". Hơi thở gần tàn, cụ nói tiếp: "Tội ác là ở lũ vua quan. Tên danh sĩ kia chỉ là cái cớ để chúng vun vào mà che lấp sự thực. Đừng oán hờn tên danh sĩ. Đáng thƣơng cho nó, đáng thƣơng cho nó!".

Ngƣời nông phu dừng lại, nghẹn ngào rồi tiếp:

- Nhƣng bao ngƣời khổ ở đây, bao kẻ chết nơi kia, nghĩ còn đáng thƣơng đáng xót gấp trăm ngàn lần!

Đoạn gục đầu xuống mồ, khóc than thảm thiết. Sinh cũng sụp xuống, hòa tiếng khóc theo. Bóng đêm xóa nhòa, gió lạnh nhƣ từ cõi âm thổi về rung động bờ lau bụi cỏ. Sinh tƣởng nhƣ theo cơn gió oan hồn của ngƣời đã khuất hiện về chứng kiến cho những giọt lệ chảy ra từ một tấm lòng hối hận chân thành [31; 73]

Hay trong Chung giọt mồ hôi xuất hiện xung đột hai thế giới tâm hồn,

một thế giới tâm hồn của chiều cao, một thế giới tâm hồn của kẻ hèn mọn. Môi trƣờng sống của hai thế giới tâm hồn này chính là nguyên nhân nảy sinh xung đột. Khi Thái tử đang sống giữa cảnh nghèo hèn thì Thái tử là một con ngƣời bình thƣờng nhƣng khi Thái tử trở thành nhà vua thì anh ta trở thành một con ngƣời khác. Chỉ có ngƣời con gái thôn quê là không bao giờ thay đổi cho dù có trở thành hoàng hậu. Chính vì điều đó mà hai ngƣời trở thành hai thế giới tâm hồn hoàn toàn biệt lập xa nhau. Và bi kịch của xung đột này đó là dẫn đến cái chết cho ngƣời con gái thôn quê ấy: “ Nhìn thấy mặt nàng, nhà vua cảm thấy khó chịu, ngỡ ngàng. Ngƣời đàn bà ấy là hiện thân của chuỗi ngày cơ cực khi vua còn sống nhƣ kẻ chân lấm tay bùn. Ngƣời đàn bà ấy nhắc nhở những ngày vua còn thƣơng yêu và chiều chuộng nàng , những ngày vua đã khổ sở vì nàng. Những bậc đế vƣơng, cao vời hơn cả thánh nhân không thể

có một quá khứ tầm thƣờng nhƣ vậy. Muốn xóa sạch hết quá khứ, nhà vua quắc lên đôi mắt nhọc mệt , bảo nàng:

- Nhà ngƣơi là kẻ không biết phận mình. Bao nhiêu ngọc ngà gấm vóc ban cho nhƣ thế, chƣa làm thỏa nguyện hay sao ?

Cung nữ ngƣớc đôi mắt lên, nhìn vào khuôn mặt nhà vua nay đã trở thành xa lạ. Rồi nàng cúi xuống, thấy mình bơ vơ lạc loài.” [31; 131].

Không phải bất kỳ xung đột nào cũng dẫn đến bi kịch là cái chết, nhƣng khi xung đột nảy sinh cao trào thì tất yếu sẽ dẫn đến một lối thoát đó là cái chết. Và tác phẩm của Vũ Hạnh có một mô tuýp đó là cao trào của xung đột truyện ngắn Vũ Hạnh thƣờng dẫn đến một kết cục không đƣợc thuận lợi. Nhƣ xung đột của cha con Tƣ Mễ trong Vượt thác, Tƣ Mễ luôn mong Cả Hộ sẽ nối tiếp cái nghề sông nƣớc mà ông đã theo đuổi mấy chục năm nay nhƣng Cả Hộ thì không thế. Đối với Cả Hộ, sự nguy hiểm có thể đến bất kỳ một lúc nào đó và cuối cùng y đã lên bờ bỏ mặc ngƣời cha của mình một mình vƣợt thác dữ. Tƣ Mễ chết trong lúc chống lại con thác dữ, đã chết nhƣ một ngƣời hùng muốn khuất phục thiên nhiên. Và Cả Hộ ở trên bờ cũng có thể bị cọp vồ vì rất lâu không ai thấy y trở về nhà: “ Còn ngƣời con trai ông Tƣ thì không thấy gã trở về. Mẹ gã mỗi ngày vẫn ra ngoài ngõ đón những lái buôn quen thuộc để hỏi

Xây dựng bi kịch dã sử chính là một trong những điểm tạo nên đặc sắc truyện ngắn Vũ Hạnh. Bất kỳ một xung đột dù nhỏ hay lớn cũng đƣợc Vũ Hạnh rất trau chuốt. Và những trang văn ấy nhƣ đƣợc nhà văn rút ra từ những tâm huyết của một ngòi bút có lƣơng tri với sự nghiệp văn chƣơng của mình. Nếu không có những bi kịch truyện nhƣ thế thì những trang văn đó chƣa thể đƣa lại cho ngƣời đọc một cảm giác tò mò, thích thú khi tiếp cận. Cái gay cấn của tác phẩm chính là ở chỗ đó.

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật dã sử trong trong truyện ngắn của vũ hạnh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)