2.2. Nhân vật lầm lạc
2.2.1. Lầm lạc trong nhận thức
Nhân vật lầm lạc chính là những con ngƣời mang bi kịch . Bi kịch của sự kém hiểu biết chính là lầm lạc trong nhận thức liên quan đến vấn đề mà Mác gọi là sự “ngu dốt”: “Sự ngu dốt là con quỷ mà chúng ta e rằng chúng sẽ còn gây ra nhiều tấn bi kịch”[86]. Bi kịch của những con ngƣời vỡ mộng. Họ là những ngƣời lúc đầu có chút ít lí tƣởng sống, muốn xông pha với đời, nhƣng rồi dần dần họ mất hết niềm tin và bị vùi dập bởi cái lí tƣởng cá nhân mỏng manh kia không chống chọi nổi hoàn cảnh khốc liệt. Cái mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội là không giải quyết nổi.
Vẻ đẹp trong bi kịch là vẻ đẹp của những tƣ tƣởng nhân văn mà con ngƣời đã rút ra từ kinh nghiệm cay đắng của cuộc sống. Ở bi kịch, tất cả những cái gì nhất thời, mong manh, vun vặt đều bị gạt bỏ, chỉ còn đọng lại những khát vọng mãnh liệt nhất, chân thực nhất nhƣng cũng trí tuệ nhất.
Truyện ngắn trong dòng văn học yêu nƣớc đô thị miền Nam (1954 – 1965) còn phê phán những tác hại của lối sống thực dụng chạy theo lợi ích vật chất; những tƣ tƣởng tiêu cực, lệ thuộc, vọng ngoại, quay lƣng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sắc lụa Trữ La của Ánh Phƣơng (bút danh khác của Viễn Phƣơng) đăng trên Nhân Loại số 40, tháng 2/1957, đã kịp thời đả
phá chủ trƣơng của chính quyền miền Nam ào ạt đƣa hàng hóa Mĩ vào, khiến nhiều ngành hàng nội hóa truyền thống bị phá sản, điêu tàn [31].
Bút máu nói về sự lầm lạc của nhân vật Lƣơng Sinh. Anh ta không
nhận thức đƣợc lợi ích của nhân dân và quyền lợi của quan lại vì vậy mà Lƣơng Sinh đã vô tình gây hại cho quần chúng.: “Ngồi trên kiệu cao, Sinh nhìn theo ngón tay quan trỏ phía xa xa, mơ hồ thấy suối, thấy đồng nhiều vẻ khác màu mà miệng không ngừng tán tụng” [31; 70]
Vàng tháp cổ củaVũ Hạnh là câu chuyện về lòng tham của con ngƣời
trong cuộc tìm vàng ở khu tháp cổ Đồng Dƣơng (Thăng Bình - Quảng Nam). Nhƣng vàng ngọc đâu chẳng thấy, rốt cuộc “chỉ là gạch vụn hoang tàn (...) chỉ là hố sâu chen chúc những loài cỏ dại”[ 23; 5] . Ông Cửu Dật đã tìm kiếm vàng ngọc cả cuộc đời và kết thúc là cảnh : “Ông chìm trong mê sảng đầy bao ác mộng hãi hùng và co quắp lại nhƣ một cành khô sắp mục”.[31; 118]
Ra đời trong phong trào đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ văn hóa dân tộc trƣớc sự xâm lăng ồ ạt của văn hóa ngoại lai, những truyện ngắn trên đã có tác động lớn lao đối với xã hội miền Nam lúc bấy giờ. Nó thật sự là tiếng nói tố cáo, là lời cảm thông, kêu gọi, động viên, cổ vũ các tầng lớp nhân dân vùng đô thị miền Nam đứng lên, là vũ khí, công cụ đấu tranh xã hội hiệu quả trên trận tuyến văn học nghệ thuật. Chính cảm hứng yêu nƣớc và tinh thần dân tộc đã tạo nên sức mạnh lôi cuốn của thể loại. Nhiều tác phẩm đạt đƣợc chất lƣợng nghệ thuật cao và khá cao, vƣợt qua qui luật sàng lọc nghiệt ngã của thời gian để tồn tại. Một số tập truyện đã đƣợc tái bản, trƣớc và sau khi đất nƣớc thống nhất.
Do phải sáng tác trong hoàn cảnh hết sức ngột ngạt, luôn bị theo dõi, truy bức, nhất là những ngƣời từng là cán bộ kháng chiến cũ thời chống Pháp, gia đình có ngƣời thân tập kết ra Bắc, hay bản thân nhiều lần vào tù ra khám vì bị qui có tƣ tƣởng chống đối, là “phần tử thân cộng”,… các nhà văn yêu
nƣớc thƣờng chọn lối viết biểu tƣợng hai mặt. Đó là dùng xa để chỉ gần, mƣợn xƣa để nói nay, tạo dựng bối cảnh lịch sử, giả sử, thần tiên, ma quái, sử dụng các biện pháp ẩn dụ, biểu tƣợng, tƣợng trƣng để vƣợt qua chế độ kiểm duyệt gắt gao nhằm khéo léo công kích vào Mĩ và bộ máy của chính quyền Sài Gòn. Để nguỵ trang, Viễn Phƣơng, Vũ Hạnh thƣờng xây dựng những không gian nghệ thuật xa lạ, cổ kính nhƣ châu Yên Ba, châu Phƣợng Dƣơng, suối Mịch La trong Tình Yên Phượng, suối Phƣợng, thác Đà Đao, Mai thôn trong Tiếng trúc Tiêu Lang, Trữ La thôn trong Sắc lụa Trữ La, Kiết Lâm thôn, Bạch đầu sơn trong Bạch đầu sơn, chùa Thông, dòng Linh Giang trong Oan
tình, Mân Châu, núi Hoa Dƣơng trong Bút máu, đất Hào Dƣơng, thôn Trà Lý,
núi Hào Sơn trong Chất ngọc... Các nhà văn nhƣ Lê Vĩnh Hòa, Trang Thế Hy, Sơn Nam, Nguyễn Văn Xuân, Bình Nguyên Lộc, Võ Hồng thƣờng chọn không gian đời thƣờng quen thuộc với cuộc sống mình đã trải qua (nông thôn miền Tây hay miền Đông Nam Bộ, Trung Bộ, các đô thị Sài Gòn, Nha Trang, Đà Lạt...). Không gian núi rừng Tây Nguyên, nơi từng có thời gian gắn bó, đƣợc Vũ Hạnh khai thác trong khá nhiều truyện ngắn đƣờng rừng. Nhƣng dù xây dựng không gian nào đi nữa, thời gian câu chuyện thƣờng là quá khứ, lắm khi xa xôi, hoặc chỉ có tính chất phiếm định. Có truyện quay ngƣợc đến thời thƣợng cổ (Nghiệp vương nghiệp bá), hay đời nhà Tần (Bạch đầu sơn). Có truyện đề cập thời Đông Chu liệt quốc (Võ An Quân)… Nhiều nhất là không gian thời kì kháng chiến chống Pháp. Song, để tăng tác dụng tƣ tƣởng - thẩm mĩ, các tác giả thƣờng khi ít quan tâm đến thời điểm và không gian cụ thể. Nhiều nhân vật có tính danh và thuộc các giai tầng khác nhau trong xã hội phong kiến nhƣ Lƣơng Sinh, Lý tiểu thơ, Tổng trấn họ Lý (Bút máu), Sầm Hiệu, Chúc Anh, Lý Thiên Vƣơng, Tổng trấn Trầm Chính Hiệp (Chất ngọc), Hàng Phùng, Tức Thị, Tống Khƣơng Vƣơng (Tiếng trúc Tiêu Lang), Điền Quân, Y Lang, Chúa công, Quốc vƣơng, Tƣớng công (Sắc lụa Trữ La)...
Khéo léo qua mắt chính quyền Sài Gòn nhƣ thế, nhƣng nhiều nhà văn đã không thoát khỏi cảnh bắt bớ, giam cầm, tra tấn. Vũ Hạnh kể lại từ năm 1957 đến 1975, khi cộng tác với tạp chí Bách Khoa, ông đã lần lƣợt vào tù cả thảy 4 lần. Có truyện viết xong nhà văn đành gác lại chƣa thể đăng vì chiến dịch bố ráp rất “rát” của chính quyền. Phần đầu truyện ngắn Con thằn lằn (1964),
Vũ Hạnh có viết: “Đoản thiên này, tác giả đã viết xong từ trƣớc ngày cuộc khởi nghĩa 1 tháng 11 thành công (ý nói 01/11/1963 ). Nhƣng phải đợi đến nay mới có hoàn cảnh thuận tiện để ra mắt bạn đọc”[31; 501]
Vũ Hạnh đã sử dụng lối hành văn, cách sử dụng ngôn từ cho phù hợp với nội dung truyện: có sắc thái cổ kính, trang trọng (truyện lịch sử, truyện dã sử); huyền thoại, hƣ huyễn (truyện thần tiên, ma quái, truyện dã sử, truyện đƣờng rừng); mộc mạc, chất phác (truyện về nông thôn đồng bằng, miền núi); trau chuốt, bóng bẩy (truyện viết về xã hội thị thành, truyện tình cảm, tâm tình)... Ông thƣờng chọn cách viết trang trọng, cổ kính, câu văn xuôi pha biền ngẫu. Giọng kể nhìn chung đa dạng, hiện đại.