Hình tượng rượu

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý (Trang 74 - 127)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.3. Hình tƣợng nghệ thuật

3.3.3. Hình tượng rượu

Bên cạnh hình tƣợng liễu, hình tƣợng trăng thì hình tƣợng rƣợu là một trong ba hình tƣợng lớn của thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý. Rƣợu từ xƣa đến nay luôn trở thành nguồn cảm hứng, đề tài của thơ ca và xuất hiện trên nhiều phƣơng diện: rƣợu không thể thiếu trong các nghi lễ, rƣợu là hơi men làm cho tình bằng hữu thêm thắm thiết, rƣợu giúp giải sầu, trút bầu tâm sự và rƣợu đi vào thơ tống biệt nhƣ một cách để thay cho lời tiễn biệt trong buổi chia tay.

Hình tƣợng rƣợu xuất hiện trong thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý với tần số lớn: 31/103 bài thơ. Trong từng không gian, thời gian khác nhau nhƣng rƣợu đều đƣợc thi nhân tìm đến nhằm bày tỏ tâm sự, rƣợu trở thành ngƣời bạn tâm giao có thể cùng thi nhân chia sẻ nỗi lòng.

Rƣợu thể hiện nỗi buồn khi phải xa cách của ngƣời đi kẻ ở vì thế uống rƣợu trở thành phƣơng thức không thể thiếu trong buổi chia biệt. Chén rƣợu chia tay nhƣ chứa đựng nỗi lòng, tình cảm của kẻ biệt ly:

Hương Giang xuân sắc nhất chi mai Biệt khứ quan hà tửu bán phôi

Dịch nghĩa:

Sắc xuân ở Hương Giang, một nhành mai nở

Người đi xa cách quan hà, lưng chén rượu nhạt tiễn đưa

(Lễ bộ lang trung Dƣơng Đình Ngô trọng phu bãi quy, xuân nhật phú)

Quan hà cảm nhất biệt Tôn tửu lâm mai hoa

Dịch nghĩa:

Nâng chén rượu trước tiết hoa mai

(Tống tòng tử Mậu Tùng Tién Phủ chi Nga Sơn huấn đạo)

Nhị thủy thuyền đầu tôn tửu lí Quan hà duy biệt tức hồn tiêu

Dịch nghĩa:

Đầu thuyền trên sông Nhị, lúc đối diện với chén rượu

Trong chốn quan hà, chỉ khi chia biệt là buồn đến phiêu tán cả hồn.

(Tuyên Quang niết sứ Bùi Hữu Trúc nội chuyển quốc sử quán Toản Tu, thƣ tiễn)

Chén rƣợu gặp gỡ xong cũng là chén rƣợu chia tay, sự tiếc nuối dâng trào trong tâm hồn hai ngƣời bạn: Tôn tửu tương phùng tích tạm phân/ (Một

chén rượu gặp gỡ, tiếc phải tạm xa nhau)(Tặng khế Nghị Bảo Khê

Nguyễn Ƣớc Phu trấn tây tòng quân). Hay: Nhất tôn biệt tửu tích đồng

khuynh/ (Một chén tiễn biệt, vì tiếc nhớ nên cùng uống cạn) – (Hà Nội đốc

học thăng tƣ nghiệp Trang Liệt Phan Hữu Phủ chi hành).

Chén rƣợu tiễn đƣa trong buổi chiều tà càng khiến tâm trạng trở nên buồn bã:

Hải bạng phùng xuân tôn tửu mộ Thiên biên quá lĩnh mã đề thâm

Dịch nghĩa:

Ven biển gặp xuân, chén rượu (tiễn đưa) lúc chiều tà Bên trời, qua núi, gót ngựa mất hút

(Biên Hòa đốc học Dƣơng Hiệp Phủ (Bá Cung) chi quan, thƣ tiễn, y Ngô Dƣơng Đình nguyên vận)

Có khi rƣợu không chỉ xuất hiện trong cuộc tiễn biệt của hai ngƣời mà nó xuất hiện khi ngƣời ở lại một mình uống rƣợu trong nỗi nhớ ngƣời đi:

Cúc li sương vãn độc phù bôi

(Cửu nhật Hàn Vũ, tiễn khế nhị Vũ Ninh phủ chi Nam Định trƣởng khảo quan)

Rƣợu xuất hiện đôi khi là chứng nhân cho cảm nhận về sự trôi chảy của thời gian cuộc đời: Tôn tửu mẩn hoa ban/ Trước chén rượu, tóc mai bạc lốm

đốm (Tống Lê Bảo Xuyên bệnh quy). Hay: Bạch phát tương phùng thả nhất

châm/ (Tóc bạc gặp nhau, hãy rót chén rượu)(Cựu thuộc thông phán

Trƣơng Hữu Quỳnh hộ thủy xá quốc sử thƣợng kinh, phỏng ngụ sở cập

hoàn, thƣ dữ chi).

Trƣớc buổi chia tay, ngƣời đi và ngƣời ở cùng nâng chén rƣợu nhƣng thẫn thờ vì thời khắc chia xa tới một cách bất ngờ. Ẩn sau đó là ƣớc mong có thể kéo dài mãi mãi thời gian ở bên nhau dù biết rằng điều đó là không thể:

Giản thư tùy đạo cấp như phi Tôn tửu bồi hồi dĩ bất chi

Dịch nghĩa:

Mệnh lệnh truyền xuống gấp như bay trên đường Cầm chén thẫn thờ, như không sao chịu nổi

(Đông Chí bôi thứ thƣ tiễn Định Tƣờng niết sứ Cao Hi Phùng)

Mang những sắc thái khác nhau xong rƣợu đã đi vào thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý, trở thành một hình tƣợng không thể thiếu và trở đi trở lại trong nhiều bài thơ. Rƣợu không chỉ thể hiện tình cảm bằng hữu, bạn bè mà nó còn trở thành một nhân tố không thể thiếu trƣớc giờ khắc chia tay và gói gọn trong đó là nỗi niềm sâu kín của lòng ngƣời.

Tiểu kết

Thơ tống biệt Chí Đình Nguyễn Văn Lý rất thành công trên các phƣơng diện nghệ thuật thể hiện. Tiêu biểu là không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và hình tƣợng nghệ thuật. Nổi bật lên hai miền không gian nghệ thuật là không gian vũ trụ và không gian sông nƣớc, hai chiều thời gian nghệ thuật là thời gian theo mùa và thời gian theo ngày cùng với đó là ba hình tƣợng nghệ thuật: liễu, trăng và rƣợu. Tuy đƣợc thể hiện khác nhau xong mỗi phƣơng diện nghệ thuật đều mang những đặc trƣng riêng khác của thơ tống biệt nói riêng và thơ trung đại nói chung góp phần thể hiện nội dung cảm xúc trong thơ ông một cách độc đáo nhƣng không hề sáo mòn và công thức.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình khảo sát, thống kê những bài thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý và đi sâu tìm hiểu khái quát về thơ tống biệt, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thơ tống biệt Chí Đình Nguyễn Văn Lý, chúng tôi đi đến kết luận sau:

1. Trong dòng chảy của văn học trung đại Việt Nam, bên cạnh vô số những đề tài nổi bật thì tống biệt là một đề tài tiêu biểu và mang những đặc sắc riêng. Đặc sắc bởi tống biệt là thơ của ngƣời ở lại tiễn ngƣời đi xa trong buổi chia biệt, nó mang đậm dấu ấn của cảm xúc cá nhân. Trong số các tác giả tiêu biểu của mảng thơ này, Nguyễn Văn Lý là một ví dụ tiêu biểu với số lƣợng thơ tống biệt lên tới 103 bài thơ. Có nhiều nguyên nhân hình thành nên số lƣợng lớn thơ tống biệt mà tiêu biểu nhất phải kể đến sự từng trải, đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều ngƣời và hơn cả là một con ngƣời giàu cảm xúc đã khiến Nguyễn Văn Lý viết nên bao áng thơ tống biệt trƣớc giờ khắc của sự chia biệt.

2. Xuất hiện trên thi đàn vào giai đoạn mà văn học trung đại nƣớc ta đã đi vào giai đoạn cuối (thế kỉ XVIII – XIX) nhƣng những vần thơ tống biệt của Chí Đình Nguyễn Văn Lý vẫn nồng nàn cảm xúc và mang tính nhân văn. Thơ tống biệt của ông thể hiện tình cảm ngợi ca, trân trọng cùng tấm lòng đồng cảm với những ngƣời đồng sự, với những ngƣời bạn tâm giao mà ông coi là tri âm, tri kỉ. Thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý luôn dành một phần thể hiện tình cảm mà ông dành cho quê hƣơng mình đó là tình yêu quê nhà tha thiết, luôn thƣờng trực và khát vọng trở về luôn khắc khoải trong lòng của một ngƣời con xa quê nhƣng không bao giờ quên nơi “chôn rau cắt rốn”. Và mạch ngầm trong những vần thơ tống biệt còn là tấm lòng trung hậu với đất nƣớc và những trăn trở về cuộc đời, thời thế của một con ngƣời trung tín và từng trải. Những cảm xúc chất chứa trong lòng nhà thơ vì thế mà đƣợc thể hiện một cách chân thành, tha thiết nhất.

của văn học trung đại về tính chất ƣớc lệ, công thức xong những vần thơ của Chí Đình vẫn mang những nét mới về không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và hình tƣợng nghệ thuật. Thể hiện sâu sắc những tình cảm trong buổi tiễn biệt, nhà thơ đã đƣa vào thơ hai miền không gian tiêu biểu của văn học trung đại là không gian vũ trụ bao ra, khoáng đạt với không gian sông nƣớc mênh mông, vắng lặng. hai chiều thời gian tiêu biểu là thời gian theo mùa và thời gian theo ngày. Thời gian theo mùa với điểm nhấn là thời gian mùa xuân tƣơi mới nhƣng nhuốm màu chia xa và thời gian mùa thu ảm đạm, thê lƣơng – thời điểm của chia biệt. Và thời gian theo ngày với buổi chiều và đêm tối đều là những thời khắc của một ngày mà thi nhân tìm đến để bày tỏ nỗi lòng một cách sâu sắc nhất. Cùng với không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật thì hình tƣợng nghệ thuật cũng góp phần quan trọng tạo nên thành công của thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý. Nổi bật là hình tƣợng liễu, hình tƣợng trăng và hình tƣợng rƣợu – những hình tƣợng mang trong mình sự chia biệt.

4. Văn học trung đại Việt Nam viết khá nhiều về thơ tống biệt. Từ giai đoạn thế kỉ X – XIV là những áng thơ mang hào khí Đông A đến những áng thơ tống biệt giai đoạn XV – XVII gắn bó chặt chẽ với những bƣớc thăng trầm của lịch sử. Ta không thể không nhắc tới thơ tống biệt giai đoạn XVIII – XIX mà Nguyễn Văn Lý là tác giả tiêu biểu, có đóng góp không nhỏ cho mảng thơ này. Nghiên cứu về thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý là cách để chúng tôi đi sâu tìm hiểu những đóng góp của ông về mảng thơ này và góp phần khơi mở một hƣớng nghiên cứu về thơ tống biệt và những “hạt ngọc, hạt vàng” trong sự nghiệp thơ văn của ông chƣa thực sự đƣợc nghiên cứu một cách chi tiết. Qua đó thấy đƣợc những đóng góp âm thầm của một nhà giáo, nhà văn, nhà thơ của kinh thành Thăng Long và của một “tấm lòng đôn hậu tha thiết với cuộc đời”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2004), Từ điển Hán Việt, NXB KHXH, Hà Nội.

2. Bùi Thị Kim Ánh (2009), Thơ tống biệt đời Trần, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học sƣ phạm Hà Nội.

3. Bùi Thị Kim Ánh (2011), Thơ tống biệt thế kỉ X – XIV và thế kỉ XV –

XVII từ góc nhìn so sánh, Luận văn thạc sĩ, Đại học sƣ phạm Hà Nội.

4. Lê Thị Cam (2006), Đề tài tống biệt trong thơ Đỗ Phủ, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học sƣ phạm Hà Nội.

5. Thiều Chửu (2004), Hán Việt tự điển, NXB Thanh niên – Hà Nội.

6. Nguyễn Sĩ Đại, Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường,

NXB Văn học, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Bích Hải, Bình giảng thơ Đường (2005), NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1992), Từ điển

thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Trịnh Thị Hoa (2015), Thơ tống biệt đời Đường, Luận án tiến sĩ, Đại học sƣ phạm Hà Nội.

10. Hán Thị Thu Hiền, Khát vọng trở về trong thơ tống biệt Chí Đình

Nguyễn Văn Lý, Tạp chí Giáo dục, 2018.

11. Hán Thị Thu Hiền, Thơ tống biệt Cao Bá Quát, Hội nghị NCKH tri thức trẻ với cách mạng công nghiệp 4.0 - Đại học sƣ phạm Hà Nội, 2018. 12. Mai Văn Hoan, Bút pháp ước lệ của Nguyễn Du qua cảnh Thúy Kiều

đưa tiễn Thúc Sinh, Tạp chí văn học và tuổi trẻ số 4/2006

13. Bửu Kế, Từ điển Hán Việt từ nguyên, NXB Thuận Hóa, 1999.

14. Mai Thị Thanh Loan (2006), Biệt li trong thơ Đường, Luận văn thạc sĩ, Đại học sƣ phạm Hà Nội.

15. Phƣơng Lựu (chủ biên), Lí luận văn học tập 1, NXB Đại học sƣ phạm, Hà Nội.

16. Nguyễn Đăng Na (chủ biên) (2007), Văn học Trung đại Việt Nam (tập 1, 2), NXB Đại học sƣ phạm, Hà Nội.

17. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2017.

18. Trần Đình Sử , Dẫn luận thi pháp học văn học, NXB Đại học sƣ phạm, Hà Nội, 2017.

19. Trần Đình Sử (chủ biên), Lí luận văn học tập 2, NXB Đại học sƣ phạm, Hà Nội, 2016.

20. Trần Đình Sử , Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999.

21. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 1997.

22. Lã Nhâm Thìn (chủ biên) (2011, 2015), Giáo trình Văn học trung đại

Việt Nam (tập 1, 2), NXB Giáo dục.

23. Tổng tập thơ văn Chí Đình Nguyễn Văn Lý, Tập 1,2, NXB Khoa học Xã

hội, 2015.

24. Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2002. 25. http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-

hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/nguyen-van-ly-ke-si-nha-van-hoa-dat- thang-long

PHỤ LỤC

NHỮNG BÀI THƠ TỐNG BIỆT CHÍ ĐÌNH NGUYỄN VĂN LÝ CHÍ ĐÌNH NGUYỄN VĂN LÝ TẬP 1

1. Tống Nhƣ Yên bồi thần Nguyễn Chiếu Lê Quang

Tích lịch sơ thu vũ lộ đàm

Phƣợng Hoàng trì bạn tống chinh tham Nam nhi vi sứ vinh kim tích

Vũ trụ kỳ quan hợp Bắc Nam Lãng Bạc yên hoa xuân dục bán Động Đình vân thủy nguyệt cƣ tam Cố gia hàn mặc lƣu đề quá

Tứ mẫu giang sơn khứ khứ am

Sấm sét vừa dứt mƣa móc đã thấm nhuần Bên ao Phƣợng Hoàng tiễn đƣa ngƣời lên ngựa

Kẻ nam nhi đi sứ, từ xƣa đến nay là vẻ vang Những kỳ quan vũ trụ cả ở Nam và Bắc, sẽ đƣợc xem khắp

Khói hoa trên hồ Lãng Bạc, mùa xuân đã qua gần nửa

Mây nƣớc trên hồ Động Đình, đã vào tháng ba rồi

Những nơi các bậc đại bút đã đề vịnh qua Xe tứ mã đi mãi đã quen cả núi sông.

2. Phụng bổ thuận an thái thú dữ niên huynh cam lộ tri phủ Phạm Nghĩa

Khê đồng nhật chi trị, Quảng Trị dạ túc tự biệt

Phân thủ Hãn giang dạ nguyệt thiên Bồi hồi kỳ lộ ức ngô niên

Hoàng đƣờng cận tiếp Trƣờng An nhật Chích mã dao lâm Bắc tái yên

Hành chỉ khởi tri đồng nhất bảng Tao phùng ƣng hữu phó kim duyên Bất tri tƣơng dữ khu xa khứ

Dã đáo sơn biên đáo hải biên

Chia tay bên sông Hãn một đêm trăng Bồi hồi trƣớc ngả đƣờng rẽ, nhớ bạn đồng niên

Dinh tri phủ đƣợc gần mặt trời Trƣờng An Một mình một ngựa sẽ đến ải Bắc xa xôi mây khói

Ra làm quan hay nghỉ, há biết lại cùng một bảng

Sự gặp gỡ đành phó mặc cho cái duyên ngày nay

Chẳng biết rằng ngƣời cùng ruổi xa ra đi Lại ngƣời đến chân núi, ngƣời đến ven biển.

3. Lễ bộ lang trung Dƣơng Đình Ngô trọng phu bãi quy, xuân nhật phú biệt

Hƣơng Giang xuân sắc nhất chi mai Biệt khứ quan hà tửu bán phôi

Thƣợng uyển hoa minh oanh ngữ hoạt Hành Dƣơng xuân đáo nhạn phi hồi Cúc tùng cựu kính nhƣ tƣơng ƣớc Đào lý phƣơng viên bất yếm khai Lập thế văn chƣơng tòng tĩnh đắc Thiên sinh tƣơng hữu dụng ngô tài

Sắc xuân ở Hƣơng Giang, một nhành mai nở Ngƣời đi xa cách quan hà, lƣng chén rƣợu nhạt tiễn đƣa

Vƣờn Thƣợng uyển hoa tƣơi, chim oanh hót líu lo

Núi Hành Dƣơng xuân đến, chim nhạn bay về

Cúc tùng luống cũ nhƣ từng hẹn Đào lý vƣờn thơm nở rỡ ràng

Lập thân trên đời bằng văn chƣơng, theo cảnh tĩnh thì đƣợc

Trời sinh ta ắt sẽ có chỗ dùng cái tài của ta.

4. Cao Chu Thần bất nhập hội thí quy, thƣ tống

Nhân sinh hành chỉ tống tùy duyên Hối cát nan khuy Dịch lí huyền Khả thị ba đào hoàn thiệp thế Khởi vô văn tự sạ hồi thiên

Hoành Sơn minh nguyệt không thiên lí Quế Lĩnh thanh phong đãi thiếu niên Hốt mạn tƣơng phùng kinh tống biệt Đông Hoa kiều bạn thủy quyên quyên.

Sự hành chỉ của ngƣời đời thảy đều tùy duyên Rằng xấu, rằng tốt, Dịch lí rất huyền vi

Có thể vì lăn lộn trong sóng gió mà thành ngƣời hiểu đời

Há lại không đủ chữ nghĩa để vãn hồi cơ trời Hoành Sơn trăng sáng, ngàn dặm mênh mang Quế Lĩnh gió mát đợi ngƣời trẻ tuổi

Đƣợc gặp nhau thoáng chốc nên kinh sợ khi tiễn biệt

Bên cầu Đông Hoa, nƣớc róc rách.

5. Tống Đỗ Kính hồ chi Việt Đông

Tài tòng Tây khứ hựu Đông qua Vũ trụ kỳ nhƣ vị lão hà

Tái tạo quân ân thâm vũ lộ

Nhất phàm thiên khiển định phong ba Thừa sà hải khách hƣ vi sứ

Tái tửu ngâm ông lãng tác ca Khả thị Lân Chi năng lợi thiệp

Mới vừa đi về hƣớng Tây lại đã đi về hƣớng Đông

Trời đất (mênh mông) có đáng kể gì đối với ngƣời chƣa già

Ơn vua tái tạo, nồng đậm mƣa móc

Một cánh buồm trời sai khiến, bể lặng sóng yên

Hƣ hoành vật lý thức lai đa. Thả bè, khách trên biển mang danh hờ là sứ giả

Mang theo rƣợu, ông làm thơ cất vang lời ca Nếu nhƣ Lân Chi đi chuyến này có thể thuận lợi

Thì kiến thức về cái lý sự đầy vơi của tạo vật sẽ thu đƣợc nhiều.

6.Tống khế nghị Đông Bình Hoàng Hƣ Trai lạc chức quy điền, do chu

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý (Trang 74 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)