Hình tượng trăng

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý (Trang 71 - 74)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.3. Hình tƣợng nghệ thuật

3.3.2. Hình tượng trăng

Không biết tự bao giờ, vầng trăng đã là nguồn cảm hứng bất tận muôn đời của các thi sĩ văn nhân. Nhiều nhà thơ trung đại đã sử dụng hình tƣợng trăng rất thành công và đầy cảm xúc nhƣ Hồ Xuân Hƣơng, Nguyễn Du đến

Nguyễn Khuyến… có lẽ bởi trong cảm quan của ngƣời nghệ sĩ, trăng không đơn thuần là nguồn sáng trong đêm mà đã trở thành một hình tƣợng nghệ thuật độc đáo. Trăng dƣờng nhƣ trở thành một hình tƣợng có sức ám ảnh, khơi gợi cho ngƣời đọc nhiều xúc cảm về mọi phƣơng diện trong cuộc sống: về chiến tranh, hòa bình, hạnh phúc, khổ đau, quê hƣơng và gia đình, tình yêu, nỗi nhớ và thân phận con ngƣời… Theo quan niệm của ngƣời xƣa trong văn học trung đại, con ngƣời là một “tiểu vũ trụ” trong lòng “đại vũ trụ”, con ngƣời và đất trời có thể hòa hợp với nhau trong mối tƣơng cảm vì thế trăng trở thành ngƣời bạn tri âm tri kỉ giúp nhà văn kí thác nỗi niềm. Đi vào thơ tống biệt, trăng không chỉ là tín hiệu của thời gian, không gian mà nó còn là một hình tƣợng nghệ thuật biểu trƣng cho nỗi nhớ khi chia biệt của ngƣời đi kẻ ở. Trăng còn là ngƣời bạn để thi nhân trút bầu tâm sự và bày tỏ nỗi lòng.

Trong thơ tống biệt Chí Đình Nguyễn Văn Lý, hình tƣợng trăng đƣợc sử dụng tƣơng đối nhiều mang những nét nghĩa giúp thể hiện một cách tinh tế nhất những xúc cảm của nhà thơ.

Nếu nhƣ thi tiên Lí Bạch từng có những vần thơ về trăng trong Tĩnh dạ thể hiện nỗi nhớ cố hƣơng rất nổi tiếng thì hình tƣợng trăng trong thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý hiện lên nhƣ một nhân chứng cho nỗi nhớ trong buổi chia biệt, nhà thơ mƣợn vầng trăng để gửi gắm nỗi buồn, hai ngƣời dù khác nhau về khoảng cách địa lí nhƣng lại cùng chung nỗi nhớ về nhau:

Nhất thanh sương lí nhạn Minh nguyệt cộng tương ti (tư).

Dịch nghĩa:

Một tiếng nhạn trong sương

Dưới trăng sáng, chung một nỗi nhớ nhau.

(Dụng Cúc Đƣờng nguyên vận, tống Quảng Bình hƣu tẩu Nguyễn Thuận Chi hoàn hƣơng)

Nhiều bài thơ tống biệt lại mƣợn hình ảnh “minh nguyệt” – ánh trăng sáng diễn tả không gian đƣa tiễn và hơn hết nó là sự hóa thân của tâm trạng con ngƣời

trong hoàn cảnh tiễn đƣa. Đó là không gian mênh mang, trăng soi chiếu con đƣờng đi của ngƣời ra đi và cũng soi chiếu nỗi buồn lƣu luyến của ngƣời ở lại:

Hoành Sơn minh nguyệt không thiên lí (Hoành Sơn trăng sáng, ngàn dặm mênh mang)

(Cao Chu Thần bất nhập hội thí quy, thƣ tống)

Bán tôn minh nguyệt liên song thự (Nửa chén trăng sáng liền hai sở quan)

(Tống Hƣng Hóa bố chánh ngụy thiện phủ chi trị)

Minh nguyệt tiểu hiên tê (tây) (Trăng sáng soi nơi phía tây hiên nhỏ)

(Phó bảng Phƣơng Đình nguyễn tử hội thí hậu ninh gia, thƣ tống)

Cách vân nguyệt chiếu trùng quan lộ

(Xuyên qua mây, trăng chiếu trên con đường xa xôi)

(Tống niên huynh bộ hộ viên ngoại lang Phạm Quân giáng bổ Đức Thọ phủ giáo thụ)

Có khi ánh trăng sáng là minh chứng cho tình cảm của ngƣời đi kẻ ở, nhƣ một khách thể chứng kiến cuộc chia tay nhuốm đầy tâm trạng buồn sâu lắng:

Kỷ độ nguyệt minh trùng ác thủ Bán thu lan xú cách đồng tâm

Dịch nghĩa:

Mấy lần dưới ánh trăng sáng cầm tay nhau

Nửa mùa thu phải xa cách bạn đồng tâm thân thiết

(Lễ bộ lang trung Ngô Dƣơng Đình sung Hà Nội giám khảo, y lƣu vận thƣ tiễn)

Trăng hiện lên đôi khi là vầng trăng cô đơn, lạnh lẽo nhƣ chính lòng ngƣời:

Hồng phi nam tái thôi hàn nguyệt

(Chim hồng bay về ải nam, thúc giục vầng trăng lạnh)

(Tuyên Quang niết sứ Bùi Hữu Trúc nội chuyển quốc sử quán Toản Tu, thƣ tiễn)

Có thể thấy rằng, trăng trong thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý trở thành chỗ chứng nhân cho nỗi buồn và nƣớc mắt trong buổi chia biệt. Trong mỗi cuộc chia tay, trăng trở thành ngƣời bạn tri âm tri kỉ giúp thi nhân giãi bày bao nỗi buồn cô đơn, bao nỗi nhớ da diết trong mỗi cuộc chia biệt khi mỗi ngƣời một ngả. Và hơn hết, trăng đã trở thành một hình tƣợng nghệ thuật giàu sức gợi, mang ý nghĩa nhân sinh trong thơ tống biệt Chí Đình.

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)