7. Cấu trúc của khóa luận
2.3. Tấm lòng trung hậu với đất nƣớc và những trăn trở về cuộc đời, thời thế
2.3.1. Tấm lòng trung hậu với đất nước
Không chỉ coi trọng mối quan hệ bạn bè, Nguyễn Văn Lý luôn coi trọng mối quan hệ vua tôi với quan niệm “trung quân ái quốc”. Con đƣờng hoạn lộ của ông gặp không ít trắc trở, có cả nỗi buồn xong Nguyễn Văn Lý luôn dốc lòng vì vua, triều đình với tinh thần chấp nhận, tôn sùng. Qua những áng thơ tống biệt, Nguyễn Văn Lý thể hiện tấm lòng trung hậu với đất nƣớc với thái độ luôn ca ngợi và một lòng phục vụ vua và triều đình.
Tiễn Đỗ Kính Hồ đi Việt Đông – một ngƣời đồng sự của mình, Nguyễn Văn Lý không chỉ dành những lời ca ngợi vua mà còn thể hiện sự đồng tình, mong muốn ngƣời đồng sự thu đƣợc nhiều kiến thức:
Tái tạo quân ân thâm vũ lộ
… Khả thị Lân Chi năng lợi thiệp Hư hoành vật lý thức lai đa.
Dịch nghĩa:
Ơn vua tái tạo, nồng đậm mưa móc
…Nếu như Lân Chi đi chuyến này có thể thuận lợi
Thì kiến thức về cái lý sự đầy vơi của tạo vật sẽ thu được nhiều.
(Tống Đỗ Kính hồ chi Việt Đông)
Tiễn những ngƣời bạn, nguời đồng sự về nghỉ hƣu hay về quê, Nguyễn Văn Lý thƣờng dành những lời ngợi ca trân trọng về vua, về triều đình. Tiễn Nguyễn Hữu đƣợc miễn tội, cho về nhà, Nguyễn Văn Lý dành những lời ngợi ca về ân đức của nhà vua: Hựu ân đồng tạo hóa/ (Ơn bao dung lớn ngang
bằng tạo hóa) - (Tống Nguyễn Tử Hựu miễn tội Ninh Gia). Tiễn thƣợng
thƣ bộ lễ Phan Công về nghỉ hƣu, ông không ngại dành lời khen:
Đế ân trù tích đa ưu lão
Thiên hậu công danh bất cận nhàn
Dịch nghĩa:
Ơn vua khi trước nhiều ưu ái cho bậc lão thành Trời ban công danh rất hậu, nào tiếc sẻn chút nhàn
(Kí tiễn lễ bộ thƣợng thƣ phan công trí sĩ)
Hay những lời ngợi ca vua, đất nƣớc khi tiễn sát họ Nguyễn về điền viên:
Lão bệnh cố ưng quy khứ hảo Thành toàn huống thị quốc ân đa
Dịch nghĩa:
Già ốm, cố nhiên về nghỉ là tốt
Huống chi được thành đạt vẹn toàn, là nhờ ơn nước rất nhiều
Tiễn tiến sĩ họ Nguyễn ở Tiên Điền về quê thăm cha mẹ, Nguyễn Văn Lý một lần nữa khẳng định ơn vua nhƣ “núi cao biển rộng”:
Thi thư vị dẫn do gia trạch Sơn hải nan thù thị quốc ân
Dịch nghĩa:
Thi thư chưa mất, phúc nhà hãy còn
Ơn nước như núi cao biển rộng, khó bề đền đáp
(Tiễn Tiên Điền tiến sĩ Nguyễn)
Lời ngợi ca dành cho vị vua anh minh, sáng suốt đã chọn ra ngƣời tài và ban ơn cho vị án sát Cao Bằng Nguyễn Tiến Lục:
Bàn thố nhu tài xuất thành minh … Quân gia thế cập thừa ân trạch Hảo hướng lân đồ trước tính danh
Dịch nghĩa:
Công việc đan xen phức tạp cần người có tài, được chọn ra từ bậc vua thánh sáng suốt
… Gia đình ông đời đời được chịu ơn vua
Hãy nghĩ tới việc ghi tên tuổi vào tranh vẽ các công thần trên gác Kỳ Lân.
(Tiễn Cao Bằng niết sứ Nguyễn Quân Tiến lục chi lị)
Không chỉ ngợi ca, Nguyễn Văn Lý còn thể hiện tấm lòng trung quân của mình qua việc hết lòng vì vua, vì đất nƣớc. Câu thơ: Sứ tiết thùy tri hệ
thấn gia?/ (Cờ tiết sứ giả, ai hay lại có quan hệ thân gia) - (Phan Sài Phong
dĩ kim hạ hồi triều, thƣ thử vi tiễn) là lời khẳng định quan hệ vua tôi: ngƣời
làm chúa, nguời làm tôi, ràng buộc với nhau nhƣ chỗ thân gia.
Quan hà tân sủng thanh phiên trọng Nhung mã thần lao bạch phát trì Nhất phiến xích tâm nan đắc tự Biên man tuy viễn khởi vô tri
Dịch nghĩa:
Nơi quan hà, tuy mới được sủng ái, song nhiệm vụ nơi phiên trấn rất trọng Việc quân sự, kẻ bề tôi khó nhọc, mái tóc bạc từ lâu
Một tấm lòng sắt son khó ai được như thế
Người man tuy ở vùng biên viễn há lại không hay biết.
(Tâm khế Tân Xuyên dĩ Thái Phiên thăng bổ Hà Tiên bố chính, hộ
lí tuần phủ, đạo kinh Hà Thành, thƣ tiễn)
Lời khẳng định tấm lòng trung hậu, sắt son mà Nguyễn Văn Lý dành cho ngƣời bạn tâm giao Tân Xuyên cũng chính là tấm lòng mà ông dành cho đất nƣớc – tấm lòng đôn hậu của một nho sĩ nặng lòng với thế cuộc. Ở một bài thơ khác cũng là lời khẳng định rắn rỏi, không dè dặt dành những lời ngợi ca cho vị vua triều Nguyễn, và cũng thể hiện tấm lòng kiên định, luôn một lòng với triều đình của nhà thơ:
Đế tư cựu đức chân ưu ngộ Thần tự đan tâm tổng nại quan
Dịch nghĩa:
Nhà vua nhớ tới người cũ có đức, thật là cuộc “tri ngộ” ưu ái Bề tôi từ trong lòng son luôn bền bỉ với chức quan
(Tống Đốc Lâm Công Chất Hiên lai kinh điều dụng, phụng tiễn)
Có thể thấy rằng, cảm hứng yêu nƣớc trong mỗi thời kì văn học lại có sự khác nhau, nếu trong văn học dân gian, yêu nƣớc thể hiện ở việc tự hào về cảnh trí non sông, văn học hiện đại là yêu lí tƣởng, yêu đảng, cách mạng… thì văn học trung đại, yêu nƣớc gắn liền với tƣ tƣởng trung quân ái quốc mà thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý là minh chứng tiêu biểu cho tƣ tƣởng này. Văn học trung đại nói nhiều đến chữ Trung, coi đây là phẩm chất quan trọng bậc nhất của ngƣời quân tử, nhà Nho, văn nhân... Họ lĩnh hội quan niệm chữ Trung của Khổng Mạnh và tuyệt đối hóa nó thành tƣ tƣởng chính trị “trung quân ái quốc” – trung với vua là yêu nƣớc. Chính bởi vậy, thơ tống biệt của Nguyễn Văn Lý thể hiện một cách sâu sắc nhất tấm lòng trung hậu với đất nƣớc của một nhà nho đầy trách nhiệm, đó cũng chính là cảm hứng yêu nƣớc dạt dào trong văn học trung đại.