Không gian vũ trụ

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý (Trang 55 - 57)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.1. Không gian nghệ thuật

3.1.1. Không gian vũ trụ

Trong thơ ca trung đại, không gian vũ trụ chiếm vị trí ƣu thế. Có lẽ xuất phát từ đời sống lệ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp đã tạo nên một sự gắn bó mật thiết giữa con ngƣời với thiên nhiên, vũ trụ. Ở Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc chịu ảnh hƣởng của các học thuyết Nho, Phật, Đạo có chung một mô hình vũ trụ, thiên nhiên là chủ thể, con ngƣời là một bộ phận, cho nên nét chung của không gian nghệ thuật ở đây là không gian vũ trụ. Không gian vũ trụ bao la, khoáng đạt, rộng lớn đƣợc tạo thành bởi các yếu tố: nhật, nguyệt, sao, mây, gió, núi, sông… cùng với những đặc trƣng của nó đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung cảm xúc thơ.

Không gian vũ trụ trong thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý xuất hiện tƣơng đối nhiều, chúng tôi đã khảo sát đƣợc 22/103 (chiếm 21,4 %) bài thơ xuất hiện không gian vũ trụ. Mỗi bài thơ lại gắn với những cảm xúc chia biệt khác nhau.

Không gian vũ trụ trong bài thơ sau gợi sự xa cách “ngàn dặm”, mênh mông, trải dài qua các địa danh từ Hoành Sơn đến Quế Lĩnh giữa tác giả với ngƣời bạn tri kỉ Cao Bá Quát:

Hoành Sơn minh nguyệt không thiên lí Quế Lĩnh thanh phong đãi thiếu niên

Dịch nghĩa:

Hoành Sơn trăng sáng, ngàn dặm mênh mang Quế Lĩnh gió mát đợi người trẻ tuổi

(Cao Chu Thần bất nhập hội thí quy, thƣ tống)

Có khi không gian vũ trụ trải dài đến hút tầm mắt choán hết cả tâm trí con ngƣời, tạo ám ảnh về con đƣờng xa cách nghìn trùng mà ngƣời ra đi phải đối diện:

Kim nhật chỉ nam tùy viễn sứ

Dịch nghĩa:

Hôm nay quay xe về nam, miền xa xôi

Cù Mông ngoài trời xa, nơi hút sâu trong làn mây xanh biếc

(Cựu thuộc thông phán Trƣơng Hữu Quỳnh hộ thủy xá quốc sử thƣợng kinh, phỏng ngụ sở cập hoàn, thƣ dữ chi)

Không gian bao la, tác giả mƣợn hình ảnh “cô vân” (chòm mây lẻ loi) – hình ảnh sau này từng xuất hiện trong thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ Mộ: “Cô

vân mạn mạn độ thiên không” gợi lên nỗi buồn man mác, sự cô đơn, ngậm

ngùi của cả ngƣời đi và ngƣời ở lại trong cuộc tiễn biệt:

Thiên biên viễn phố quy hồng khứ Lĩnh thượng cô vân chích mã trì

Dịch nghĩa:

Nơi bến xa tận bên trời, chim hồng bay trở về Trên núi chùm mây lẻ loi, một chú ngựa sải bước

(Đông Chí bôi thứ thƣ tiễn Định Tƣờng niết sứ Cao Hi Phùng)

Không gian vũ trụ còn nhƣ là một tín hiệu mà tác giả liên tƣởng mỗi khi nhớ tới ngƣời đồng sự của mình:

Vân ngoại tương quan thiên lý mục (Nhớ nhau trông vời mây ngoài ngàn dặm)

(Tống Thuận An giáo thụ Nguyễn)

Có đôi khi, không gian vũ trụ đƣợc khắc họa tạo cảm giác choáng ngợp, cô đơn trƣớc vũ trụ mênh mông, rộng lớn:

Thiên lí mã đề đình bắc lộ Bán sơn hồng ảnh tái tiền vân

Dịch nghĩa:

Vó ngựa ngàn dặm, theo con đường phía bắc đình Bóng chim hồng lưng chừng núi, mây trước biên tái

Bên cạnh việc diễn tả tâm trạng buồn, lƣu luyến, cô đơn của ngƣời đi và kẻ ở trong cuộc chia biệt thì không gian vũ trụ đôi khi lại mang tinh thần rất tích cực, đầy hi vọng khi nó đƣợc diễn tả nhằm bộc lộ chí hƣớng, khát vọng khẳng định bản thân của ngƣời quân tử qua miền không gian khoáng đạt, rộng lớn:

Nhất khứ thanh sơn cộng viễn thiên Sứ tiết vinh lai dao tái ngoại

Dịch nghĩa:

Một phen ra đi với non xanh trời thẳm

Cờ tiết sứ giả đem vinh dự tới miền biên tái xa xôi

(Đồng sự phiên đài Lê Hàn Phủ cải bổ Hà Tiên, bôi thứ họa lƣu vận di tiễn)

Không gian vũ trụ đƣợc tác giả sử dụng rất khéo léo nhằm biểu hiện mạch ngầm trong cảm xúc của ngƣời đi, kẻ ở. Không gian vũ trụ chiếm vị trí chủ đạo bởi nó nhƣ khép lại và tạo khoảng cách, ranh giới tách biệt giữa ngƣời ra đi và ngƣời ở lại sau những gặp gỡ, sum vầy và mở ra trong lòng nhân vật trữ tình những xúc cảm sâu sắc.

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)