7. Cấu trúc của khóa luận
2.1. Tình cảm bạn bè sâu sắc, xúc động
2.1.1. Tiếng thơ ngợi ca, trân trọng
Tình cảm ngợi ca, trân trọng trong thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý thể hiện trƣớc hết qua những bài thơ tiễn những ngƣời bạn thân, bạn tri kỉ. Đó là nhóm bạn cùng học tại giảng đƣờng Phạm Quý Thích, những ngƣời bạn thân thiết từ thuở đồng niên nhƣ Dƣơng Đình Ngô Thế Vinh, Thận Tƣ Trần Văn Vi, Phạm Nghĩa Khê, Cao Bá Quát… Tuy rằng với mỗi ngƣời bạn, Nguyễn Văn Lý lại dành cho mỗi ngƣời một tình cảm và một vị trí không giống nhau trong lòng nhƣng thái độ ngợi ca, trân trọng tài năng, phẩm chất, chí khí thì luôn đƣợc thể hiện chân thành nhất.
Viết tặng bạn thân là Tiến sĩ Nguyễn Ƣớc Phu, Nguyễn Văn Lý dành những lời ngợi ca về trí tuệ, sự hiểu biết phong phú cùng phẩm chất cao đẹp của bạn:
Luận kinh tri đạo phú Nhân sư kham kháng nhan
Dịch nghĩa:
Luận bàn kinh sách, biết đạo rất phong phú
Người làm thầy thì vẻ mặt nghiêm trang, đoan chính
(Tống Đồng Khế Yên Thái tiến sĩ Nguyễn Ƣớc Phu, bị thôi, tầm khất hoàn hƣơng)
Ở một bài thơ khác, khi Nguyễn Ƣớc Phu đi việc quân, Nguyễn Văn Lý lại dành cho ông những lời ngợi ca trác tuyệt, ca ngợi hoài bão của vị tiến sĩ là hiếm có, không phải ai cũng đƣợc nhƣ vậy:
Phong ba vãng sự mạc vân vân Hồ hải khâm hoài kỷ tự quân
Dịch nghĩa:
Chuyện sóng gió trước kia, thôi đừng nói vân vi làm gì Mang hoài bão hồ biển, mấy ai được như bác
(Tặng khế Nghị Bảo Khê Nguyễn Ƣớc Phu trấn tây tòng quân)
Viết tặng ngƣời bạn tâm giao là Vũ Ninh Phủ đi chấm thi, Nguyễn Văn Lý lại dành những lời khen ngợi về tài năng văn chƣơng của bạn:
Vị bắc hành văn nhất lão tài
Dịch nghĩa:
Một tài năng lão luyện làm việc tuyển lựa văn chương ở bắc sông Vị
(Cửu nhật Hàn Vũ, tiễn khế nhị Vũ Ninh Phủ chi Nam Định
trƣởng khảo quan)
Tặng Nguyễn Ức Trai đi nhậm chức, Nguyễn Văn Lý tiếp tục dành những lời khen ngợi tài năng của bạn:
Tuyên thất triệu quân kim đế vị
Quai nhai phương diện cánh thùy chuyên Văn chương các lão mai tương tống Sơn hải viêm khư lộ kỷ thiên
Dịch nghĩa:
Nơi nhà Tuyên thất, vua triệu bác tới, bảo
Thay mặt triều đình, chốn biên cương xa, ai là người có thể đảm đương Hoa mai đưa tiễn bậc cao niên nơi quán các có tài văn chương
Chốn phương nam nơi non bể đường xa mấy ngàn dặm
(Nguyễn Ức Trai tuần phủ Hà Tiên khởi mã, thƣ tặng)
Tiễn bạn đồng khoa là Phạm Nghĩa Khê sung chức chủ khảo trƣờng thi Gia Định, Nguyễn Văn Lý dành những lời nhấn mạnh tài năng hơn ngƣời của bạn, đó là ngƣời tài giỏi ngay từ khi “đăng khoa” đến khi làm “chủ khảo”:
Tử thủy đăng khoa tử chủ khảo Thập niên đầu giác cánh khôi kỳ
Dịch nghĩa:
Từ ban đầu anh đăng khoa, đến nay anh làm Chủ khảo
Mười năm qua bậc thanh niên ngày càng thông minh giỏi giang
(Tiễn đồng niên binh biện Phạm Nghĩa Khê sung Gia Định trƣờng chủ khảo)
Tiễn ngƣời bạn tri âm tri kỉ là Phƣơng Đình Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý đã dành lời khen ngợi một cách tinh tế:
Văn chương ưng lập thế Tạo hóa ngẫu phi tề
Dịch nghĩa:
Văn chương nên để lập thế
Tạo hóa ngẫu nhiên phú cho mọi người không đồng đều.
(Phó bảng Phƣơng Đình nguyễn tử hội thí hậu ninh gia, thƣ tống)
Nguyễn Văn Lý cũng dành tặng ngƣời bạn đồng niên Đỗ Huy Phủ bằng một bài thơ ngắn nhƣng thể hiện sâu sắc sự trân trọng với một tài năng trẻ:
Ngô lưu đa bỉnh bút Thử địa thủy hưu binh Cộng thức hành văn trọng Nhi quân niên tối khinh
Dịch nghĩa:
Bọn ta phần nhiều làm nhiệm vụ cầm bút Đất này mới bắt đầu nghỉ binh đao
Cùng biết rằng phải coi trọng việc thẩm định văn chương Thế mà anh tuổi lại còn rất trẻ.
(Tiễn đồng niên thủy tào lang Đỗ Huy Phủ sung Gia Định trƣờng giám khảo)
Có thể thấy rằng, những ngƣời bạn thân của Nguyễn Văn Lý phần nhiều là bạn đồng khoa, bạn đồng niên họ đều là những ngƣời giỏi văn chƣơng bởi vậy mà Nguyễn Văn Lý luôn dành lời khen ngợi không chỉ là tài năng mà còn là phẩm chất cao đẹp của bạn. Qua đây, ta cảm nhận đƣợc tấm lòng trân trọng của ông với những ngƣời tri âm, tri kỉ của mình.
Không chỉ ngợi ca những ngƣời bạn thân, Nguyễn Văn Lý còn dành lời ngợi ca tới những ngƣời đồng sự, đồng nghiệp của mình. Từng làm quan ở nhiều nơi với nhiều chức vụ, Nguyễn Văn Lý có rất nhiều bạn. Và không chỉ dừng lại ở tình bạn thông thƣờng mà có khi trở thành tình bạn tâm giao, tri kỉ. Những vần thơ ca ngợi những ngƣời đồng sự khi đƣợc cử đi sứ hay nhậm chức mới luôn đầy ắp lời ngợi khen chân thành.
Một ngƣời đồng sự đƣợc sung làm phó sứ, Nguyễn Văn Lý đã dành những lời khen nhƣ thế này:
Thế bản tướng môn kim xuất sứ Quan vi sử thị cận thành gia
Dịch nghĩa:
Gia thế vốn là khanh tướng, nay đi sứ
Làm quan viết sử, gần đây đã thành “Sử gia”
(Phụng tống Quang Lộc tự Khanh Nguyễn Định Phủ sung Nhƣ Yên ất sứ)
Nguyễn Văn Lý còn rất sâu sắc khi dùng điển cố Hán học “nhả ra chim phƣợng” để ví với ngƣời có tài văn chƣơng, lời ngợi ca đó dành cho một vị quan còn rất trẻ:
Thổ phượng nhân như ngọc Lâu loan địa tự câm (kim)
Dịch nghĩa:
Nhả ra chim phượng, người như ngọc Nay dựng lầu loan ở đất này
(Tống Tam Nông Doãn Phù Lƣu Nguyễn Tử)
Không chỉ ca ngợi đồng sự, Nguyễn Văn Lý còn thể hiện sự trân trọng và niềm xúc động trƣớc tấm lòng tình nghĩa của một thuộc cấp cũ đối với ông:
Thùy tri thế khứ hựu tương tầm
Phận nghĩa minh sương nhất phiến tâm Bần bạc quân gia tần sách mễ
Tống tương liên phẩm trị thiên câm (kim)
Dịch nghĩa:
Ai hay tình thế đã khác, lại vẫn đến tìm nhau Một tấm lòng tình nghĩa, cao khiết như sương sớm Nhà anh nghèo khó, nhiều lần phải kiếm gạo Lại đem tặng tôi thuốc tiên đáng giá ngàn vàng
(Cựu thuộc thông phán Trƣơng Hữu Quỳnh hộ thủy xá quốc sử thƣợng kinh, phỏng ngụ sở cập hoàn, thƣ dữ chi)
Thời Nguyễn Văn Lý, việc đi sứ thƣờng xuyên diễn ra và những vị quan đƣợc cử đi sứ cũng là những ngƣời có tài, có đức. Bởi vậy mà Nguyễn Văn Lý dành những lời ngợi ca cho họ là điều dễ hiểu:
Nhân tằng như Việt hựu như Yên Mai gia tác phú kham kinh thế
Dịch nghĩa:
Người từng đến đất Việt, giờ lại đi Yên Kinh Ông Mai làm phú khiến người đời kinh ngạc
Những lời ngợi ca mà Nguyễn Văn Lý dành cho vị chủ khảo Phạm Công Hữu Nghi dƣới đây còn thể hiện ông là một ngƣời rất thấu hiểu tính cách, nét đẹp trong phẩm chất và tài năng của ngƣời đồng sự:
Quý chí vị thường kiêu Chí thặng chân nan sự
Dịch nghĩa:
Sang tột bậc mà chưa từng kiêu
Ghi chép lịch sử châu, huyện thật là việc khó
(Tiễn chủ khảo Phạm Công Hữu Nghi hồi triều)
Hay sự ngƣỡng mộ dành cho vị tƣớng công giỏi giang, góp sức mình cho đất nƣớc:
Tướng công huân nghiệp trọng sơn hà Tự thị hoàng vương ỷ trọng đa
Cương lý hiền lao truyền thụ thạch Tư tưu cao vũ cánh tùy xa
Dịch nghĩa:
Công lao, sự nghiệp của Tướng công để cả ở non sông Vì thế nhà vua càng tin cậy, nhờ dựa
Giỏi giang, vất vả trị lý cương vực được ghi vào bia đá Hỏi han, bàn bạc, mưu lành đến theo xe quan
(Đào Công Phụng phái tuần tuyên chi hành, thƣ tiễn)
Đối với ngƣời đồng sự, ngƣời bạn họ Đỗ của mình, Nguyễn Văn Lý không ngần ngại dành những lời ngợi ca đẹp nhất tới vị quan tài giỏi, tâm huyết này:
Thùy lão tu mi bán tuyết sương Hải trình bạt thiệp đáo Tây Dương Lôi đình chí giáo trưng thành vật Thiên địa sinh cơ tự nhất dương
Dịch nghĩa:
Cuộc hành trình trên bể, xông pha đến tận Tây Dương Giáo huấn nghiêm khắc cốt để đào tạo người thành đạt Cơ trời đất sinh ra từ chỗ này một hào dương
(Tống Đỗ Kính Hồ chi giang lƣu ba)
Qua đây, ta phần nào thấu hiểu con ngƣời Nguyễn Văn Lý – một ngƣời luôn coi trọng mối quan hệ bạn bè và luôn dành những tình cảm ngợi ca, trân trọng một cách chân thành nhất không chỉ với những ngƣời tri âm tri kỉ mà còn với cả những ngƣời đồng sự, đồng nghiệp của mình.