Tình yêu quê nhà tha thiết

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý (Trang 36 - 38)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2. Tình cảm quê nhà

2.2.1. Tình yêu quê nhà tha thiết

Quê hƣơng là nơi chôn rau cắt rốn, nơi sinh ra và gắn bó với tuổi thơ của mỗi ngƣời. Vì vậy mà quê hƣơng luôn chiếm vị trí quan trọng trong tâm thức ngƣời phƣơng Đông nói chung và ngƣời Việt nói riêng. Tâm lý của ngƣời phƣơng Đông là thích yên ổn, do đó mỗi khi phải xa quê hƣơng để đến một phƣơng trời khác vì bất cứ lí do gì lại càng khiến nỗi nhớ quê thêm phần sâu sắc. Và cũng chính bởi vậy mà tình cảm quê hƣơng đã trở thành đề tài quen

thuộc trong thơ ca đặc biệt là thơ ca trung đại mà thơ tống biệt Chí Đình Nguyễn Văn Lý là một ví dụ tiêu biểu. Dù lựa chọn con đƣờng làm quan, sớm phải xa quê hƣơng nhƣng Nguyễn Văn Lý luôn hƣớng về quê nhà của mình với tất cả tình cảm chân thành nhất. Tình yêu quê nhà tha thiết của Chí Đình thể hiện qua những bài thơ tống biệt là nỗi nhớ quê da diết, đan xen với những hình ảnh thân thuộc của quê nhà trở đi trở lại nhiều lần trong thơ ông.

Viết tiễn ngƣời đồng sự nhƣng cũng nhƣ viết cho chính mình, nỗi nhớ quê của ngƣời đồng sự cũng nhƣ nỗi nhớ quê của Chí Đình:

Tùng cúc giải liên thanh mộng viễn Tang du huyền niệm mẫu niên diêu

Dịch nghĩa:

Hiểu được niềm yêu thích giấc mộng tùng cúc trong trẻo xa xôi Đau đáu nỗi niềm nhớ quê nơi có mẹ đã cao tuổi

(Vũ Tốn Hiên cấp sự trung bổ vi Hải Dƣơng đốc học, thƣ tiễn)

Khi đi xa, con ngƣời ta mới thƣờng thấy hết tình quê ở trong lòng. Quê hƣơng khi ấy trở thành cố hƣơng bởi sự xa cách về không gian và thời gian. Bài thơ “Tống biệt hữu hoài” là cảm xúc trong tiết Trùng dƣơng phảng phất nỗi buồn, là sự trông ngóng và hơn hết đó là nỗi nhớ về cố hƣơng của Chí Đình:

Mãn thành thu vũ vọng hương đài Bắc giang lao tận tư ngư mỹ

Dịch nghĩa:

Khắp thành mưa thu, lên đài ngóng cố hương

Phía bắc sông nước lụt đã rút hết, nhớ đến những con cá tươi ngon

(Tống biệt hữu hoài)

Tình yêu quê nhà còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra. Trong thơ tống biệt Chí Đình, những hình ảnh quen thuộc của quê nhà nhƣ

rau thuần, luống cúc,… đi vào thơ tống biệt của ông nhƣ một cách thể hiện

đau đáu nỗi niềm nhớ quê hƣơng. Trong nhiều bài thơ tiễn bạn, hình ảnh rau thuần, luống cúc xuất hiện đầy tƣơi mới:

Tân thu thuần thái kiêm phong hoạt Cựu kính hoàng hoa đái tiếu quy

(Mùa thu mới, rau thuần lại thêm gió thổi mượt mà

Hoa cúc luống cũ mang theo nụ cười mà về)

(Tiễn Trƣơng Học Chính họa lƣu giản nguyên vận)

Hay: Kính cúc hương thuần đáng trú du

(Luống cúc, rau thuần ở quê hương, đáng phải trở về giữa ban ngày)

(Tiễn Thƣờng Tín Trần Thái Thú hồi quán tỉnh thân)

Tiễn Bảo Xuyên bị ốm về quê, Chí Đình vừa an ủi bạn, lại vừa khẳng định tuy ốm đau nhƣng lại đƣợc nhàn giữa chốn ruộng vƣờn với hình ảnh “rau rút, rau cải” thân thuộc:

Lao sinh bệnh khước nhàn Thu phong thuần lai hoạt

(Cuộc sống vất vả, đau ốm lại được nhàn Trong gió thu, rau rút, rau cải tốt mượt)

(Tống Lê Bảo Xuyên bệnh quy)

Nỗi nhớ quê nhà luôn thƣờng trực, đan xen với đó là những hình ảnh thân thuộc của quê nhà xuất hiện trong những vần thơ tiễn bạn, tiễn đồng sự, tiễn ngƣời thân cho thấy tình cảm chân thành, son sắt với quê hƣơng của Chí Đình. Phải xa quê nhà, sống trên đất ngƣời nhƣng Chí Đình vẫn một lòng hƣớng về quê với nỗi nhớ thƣờng trực, với những khắc khoải trong lòng, với niềm nhớ thƣơng da diết của một ngƣời con có tình yêu quê nhà lớn lao và sâu sắc.

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)