7. Cấu trúc của khóa luận
3.2. Thời gian nghệ thuật
3.2.1. Thời gian theo mùa
Thơ ca trung đại quan niệm thời gian nghệ thuật là thời gian tuần hoàn, chu kì. Đó là thời gian vòng tròn khép kín mùa này qua mùa khác, năm này qua năm khác, nhƣ một quá trình xoay vòng khép kín. Từ quan niệm nhân sinh đó, văn học trung đại đã xuất hiện những hình thức thời gian nghệ thuật đặc thù mang dấu ấn của văn hóa thời trung đại: thời gian sinh mệnh, thời gian lịch sử, thời gian sinh hoạt… và không thể không nhắc tới thời gian theo bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Xuất hiện trong thơ tống biệt, thời gian theo mùa không chỉ khắc họa thời khắc, hoàn cảnh chia tay mà nó trở thành ngƣời bạn tâm giao không thể thiếu trong việc ký thác tâm tƣ và thể hiện tình cảm của thi sĩ.
Qua thống kê khảo sát thơ tống biệt Chí Đình Nguyễn Văn Lý, chúng tôi nhận thấy thời gian mùa hạ và mùa đông xuất hiện khá ít và chƣa thật cụ thể mà nổi bật hơn cả là thời gian mùa xuân và mùa thu. Chính bởi vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi đi sâu phân tích và tìm hiểu hai mùa thời gian là mùa xuân và mùa thu để có cảm nhận sâu hơn về dụng ý nghệ thuật của tác giả.
* Thời gian mùa xuân:
Mùa xuân đƣợc coi là mùa của sự tƣơi mới, mùa của tuổi trẻ, hạnh phúc, tình yêu và sum họp. Xong không chỉ là mùa sum họp, mùa xuân đi vào thơ tống biệt Chí Đình Nguyễn Văn Lý còn là mùa của chia xa. Trong hơn 100 bài thơ tống biệt của ông thì có tới hơn 20 bài xuất hiện thời gian mùa xuân. Mỗi bài thơ ở một hoàn cảnh khác nhau với đối tƣợng đƣa tiễn khác nhau.
Đó là nỗi buồn khi tiễn ngƣời bạn thân bị bãi nhiệm về quê:
Hương Giang xuân sắc nhất chi mai Biệt khứ quan hà tửu bán phôi
Dịch nghĩa:
Sắc xuân ở Hương Giang, một nhành mai nở
Người đi xa cách quan hà, lưng chén rượu nhạt tiễn đưa
(Lễ bộ lang trung Dƣơng Đình Ngô trọng phu bãi quy, xuân nhật phú biệt)
Nhƣng cũng có khi là niềm hân hoan khi tiễn ngƣời đồng sự về hƣu:
Nhất phiến xuân phong phá túy nhan/ (Một cơn gió xuân làm tươi lại vẻ mặt
rượu say) – (Tiễn bản quận Lƣu giáo thụ quy hƣu họa lƣu giản nguyên
vận), và:
Đình bắc sơ khai toàn cẩm lộ Nhất giang xuân sắc liễu đề oanh
Dịch nghĩa
Phía bắc ngôi đình mới mở con đường áo gấm trở về
Một dòng sông tràn đầy sắc xuân và oanh hót trên rặng liễu.
(Đông Khanh Bùi Mão Hiên trí chính phụng tiễn)
Hay niềm vui khi tiễn đồng sự đi sứ với khát vọng lớn lao: Thiên xuân nhật nguyệt Yên Đài hiểu/ (Buổi sớm ở Yên Đài, tháng ngày vào tiết trời xuân) - (Phụng tống Quang Lộc tự Khanh Nguyễn Định Phủ sung Nhƣ
Yên ất sứ).
Niềm lƣu luyến khi tiễn biệt của ngƣời ra đi và ngƣời ở lại gửi vào trong gió xuân: Xuân phong sứ tiết quá Long Biên/ (Cờ tiết sứ giả qua Long
Biên trong làn gió xuân) - (Phụng tống Nhƣ Yên giáp sứ Hồng Lô tự
Khanh Mai Trinh Thúc) hay: Xuân lai thiên địa chính bình phân. Hốt mạn
tương phùng thử tống quân/ (Xuân về trời đất đang hài hòa. Chợt được gặp
gỡ, giờ lại tiễn bác) – (Tống Quỳnh Lƣu Vũ Nam Minh hồi trị).
Thời gian mùa xuân với nhiều loài chim, loài hoa nhƣ một dấu hiệu vui mừng, xong nó cũng gợi sự xa cách vô cùng:
Vân lí nhạn hồng liên tái ảnh Mai sao thiên địa phát giang xuân
Dịch nghĩa:
Trong mây, chim nhạn, chim hồng xen bóng nhau trên biên tái Trên ngọn cây mai, vũ trụ mở ra một trời sông xuân
(Chủ sự Hoàng Hƣ Trai tùy huynh Bắc sứ, thƣ tống)
* Thời gian mùa thu:
Mùa thu đƣợc coi là mùa của cảm xúc, mùa của bất kì loại hình nghệ thuật nào từ hội họa, âm nhạc đến thi ca. Mùa thu luôn hiện diện và là nguồn cảm hứng không hề vơi cạn trong tâm hồn ngƣời nghệ sĩ. Với văn chƣơng, mùa thu là mảnh đất riêng của thơ bởi văn xuôi cũng miêu tả, khai thác mùa thu nhƣng thành tựu lớn nhất thì phải kể đến thơ ca, đặc biệt là thơ ca trung đại. Nếu mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở thì mùa thu lại là mùa của lá rụng, mùa của chia ly. Chính bởi thế mà khi nhắc đến mùa thu là nhắc tới nỗi buồn và vì vậy, không khó để lí giải tại sao những cuộc tiễn đƣa lại diễn ra trong mùa thu.
Với hơn 20 tác phẩm trên tổng số 103 bài thơ tống biệt, mùa thu đi vào thơ Nguyễn Văn Lý nhƣ một khung cảnh tiễn đƣa. Mỗi bài thơ gắn với khung cảnh khác nhau và cảm xúc khác nhau. Đó là nỗi buồn li biệt giữa cha và con gái trong khung cảnh thu buồn:
Phù vân tùy Bắc khứ
Sương nhạn chính Nam phi
Dịch nghĩa:
Mây nổi tùy ý bay về Bắc
Chim thu nhạn đúng mùa bay về Nam
(Thu tống nữ tử hoàn gia ngẫu thành)
Nếu mƣa xuân là những hạt mƣa bụi nhỏ mang nỗi buồn nhẹ nhàng thì mƣa thu lại mang cả nỗi lạnh lẽo, buồn bã của con ngƣời. Mùa thu vốn có đặc điểm là tàn tạ, héo úa, vì thế mƣa trong mùa thu thƣờng là những cơn mƣa lạnh. Mƣa thu đem theo cái lạnh lẽo, u buồn phủ khắp không gian tiễn biệt khiến lòng ngƣời càng thêm nặng nỗi buồn thê lƣơng. Tiễn ngƣời bạn tâm
giao trong khoảng thời gian mùa thu lại thêm những giọt mƣa thu càng gợi tả tâm trạng đầy lƣu luyến, lạnh lẽo thấm sâu vào lòng ngƣời:
Lộ quy vũ hướng Trùng dương quá Nhân khứ thu phùng cố quốc lai
Dịch nghĩa:
Đường về mưa qua tiết Trùng dương Người đi, mùa thu lại về nơi cố quốc
(Cửu nhật Hàn Vũ, tiễn khế nhị Vũ Ninh phủ chi Nam Định trƣởng khảo quan)
Mƣa thu cũng xuất hiện ở một bài thơ khác, mang nỗi thê lƣơng, buồn bã của khung cảnh chia ly:
Nhất niên vân các mộng đồng quy Thu lão Trùng dương cúc bán hi Phong vũ mãn thành nhân bắc khứ Lộ sương liên tái nhạn nam phi
Dịch nghĩa:
Một năm nơi vân các, mơ cùng được về
Thu rạc Trùng dương, hoa cúc đã thưa đi một nửa Mưa gió đầy thành, người về phương Bắc
Móc sương khắp ải, nhạn bay về phía Nam
(Tống Hàn Lâm Biên Tu Nguyễn Tử tỉnh thân)
Tiễn khách về lại có mƣa thu khắp thành, nỗi nhớ cố hƣơng càng da diết: Mãn thành thu vũ vọng hương đài/ (Khắp thành mưa thu, lên đài ngóng
cố hương) – (Tống biệt hữu hoài).
Mùa thu còn xuất hiện những hình ảnh quen thuộc nhƣ sƣơng thu, gió thu, tùng cúc…: Vũ quá sơ thu cúc. Sương dư các phất cừu/ (Mưa đã qua rồi,
hoa cúc bắt đầu nở. Sương xuống phất qua áo cầu của hai ta) – (Dƣơng Đình
ký hành, dĩ thi tiễn, lâm biệt phục dĩ tiểu luật ký hoài); Kính cúc hương
ban ngày) – (Tiễn Thƣờng Tín Trần thái thú hồi quán tỉnh thân); Thu
phong cúc kính biên/ (Gió thu thoảng bên luống cúc) – (Thù nguyên vận tống
Hà Ninh đạo ngự sử Hoàng Tƣ phu bệnh cáo quy hƣu); Kỷ cá tùng hòe vũ
hậu thanh/ (Mấy cây tùng, cây hòe xanh tốt sau mưa) – (Y hà niết nguyên vận
tiễn Tiên Hƣng thái thú Nguyễn Nghi); Thu phong thuần lai hoạt/ (Trong gió
thu, rau rút, rau cải tốt mượt) – (Tống Lê Bảo Xuyên bệnh quy).