Khát vọng trở về mãnh liệt

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý (Trang 38 - 42)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2. Tình cảm quê nhà

2.2.2. Khát vọng trở về mãnh liệt

Bên cạnh tình yêu tha thiết dành cho quê nhà thì những bài thơ tống biệt của Chí Đình Nguyễn Văn Lý còn là những tâm sự viết cho chính mình. Một trong những tâm sự canh cánh trong suốt cuộc đời nhà thơ là khát vọng trở về

mãnh liệt. Khát vọng trở về của Chí Đình thể hiện qua những cung bậc cảm xúc khác nhau, mà trƣớc hết nó đƣợc thể hiện trong những bài thơ tiễn bạn về quê.

Ở những bài thơ tiễn bạn về quê phụng dƣỡng cha mẹ, Nguyễn Văn Lý thƣờng dành những lời khen, sự đồng tình đúng nhƣ khát vọng trở về của nhà thơ. Ông dành tặng lời khen cho vị tiến sĩ xin về phụng dƣỡng cha mẹ:

Độc năng thiện dưỡng hựu hoàn hương Vũ trụ như quân vị dị đương

Dịch nghĩa:

Riêng ông là người giỏi phụng dưỡng cha mẹ nên lại trở về quê Trong trời đất này người như ông chưa dễ ai sánh được

(Tống tân tiến sĩ Nguyễn Thố quy dƣỡng)

Tiễn ngƣời bạn giáo thụ họ Lƣu về nghỉ hƣu, Nguyễn Văn Lý nhƣ ngầm khẳng định việc trở về là tốt bởi chỉ quê hƣơng mới là nơi bình yên nhất, là nơi mà ai cũng hằng mong trở về sau những bộn bề của cuộc sống:

Sĩ hoạn hà thường duy thích chỉ Viên lâm đáo để tối trường nhàn

Dịch nghĩa:

Quan chức đâu làm mãi, chỉ có dịp phù hợp là nghỉ Chốn vườn rừng rốt cục là nơi thanh nhàn lâu dài nhất

(Tiễn bản quận Lƣu giáo thụ quy hƣu họa lƣu giản nguyên vận)

Viết tiễn Nguyễn Tử Hựu – một vị quan do mắc lỗi về chuyện trƣờng thi nên bị phạt, sau vì có tuổi nên đƣợc miễn tội, cho về nhà, Chí Đình không chỉ dành những lời động viên, chia sẻ và an ủi mà đó dƣờng nhƣ là chính tâm sự, sự thấu hiểu và đồng cảm của ông tới ngƣời đồng sự bởi quê hƣơng là nơi mà ai cũng muốn trở về sau những vất vả của cuộc sống:

Địch nhĩ vong cơ sự Lê nhiên hoạch cổ nhân

Dịch nghĩa:

Việc ruộng vườn, chắc chắn theo được cổ nhân

(Tống Nguyễn Tử Hựu miễn tội Ninh Gia)

Khát vọng trở về trong thơ tống biệt Chí Đình Nguyễn Văn Lý không chỉ thể hiện qua những bài thơ tiễn bạn về quê mà còn thể hiện qua những giấc mộng trở về. Đó là giấc mộng đƣợc trở về với “ba luống hoa vàng”, là lời tự nhủ dứt khoát của bản thân:

Hoàng cúc mộng quy tam kính hiểu

Bệnh ngã vị ưng trường luyến sủng Tây Hồ tảo vãn thí ngư can

Dịch nghĩa:

Giấc mộng trở về với ba luống hoa vàng chập chờn lúc buổi sáng

Tôi yếu ốm không nên quyến luyến lâu ơn sủng bề trên Sớm hay muộn cũng sẽ về buôn cần câu ở Tây Hồ.

(Trần Giáo Thụ chi chức thƣ tiễn)

Đó còn là khát vọng đƣợc trở về quê hƣơng sau bao năm gió bụi:

Bán thế phong trần nhưng thị mộng Tháng lai lư thất quả hà tham

Dịch nghĩa:

Nửa đời gió bụi vẫn chỉ là giấc mộng

Nếu được về ngôi nhà ở quê thì có gì là tham đâu

(Tống Xuân Quan Vũ thái y hoàn hƣơng)

Đối với kẻ tha hƣơng tâm trạng buồn rầu, đôi khi chán nản là điều dễ hiểu. Chí Đình cũng vậy, chọn con đƣờng làm quan đồng nghĩa với việc phải xa quê hƣơng của mình. Trên con đƣờng làm quan không tránh khỏi những mỏi mệt bởi vậy trong những bài thơ tống biệt, khát vọng trở về trong thơ ông còn là những bài thể hiện trạng thái mệt mỏi và tâm trạng bất an của kẻ tha hƣơng.

Trạng thái đau ốm, mệt mỏi có lẽ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể trong cuộc sống hay trên con đƣờng hoạn lộ, xong khát vọng trở về luôn ẩn sâu nhƣng mãnh liệt qua những bài thơ ấy.

Lộ hạ cố nhân như hữu vấn Sấu ngô đa bệnh tự điền viên

Dịch nghĩa:

Trên đường đi, nếu bạn cũ có hỏi

Xin nói tôi gầy yếu, lắm bệnh đang ở chốn ruộng vườn

(Hà Nội Nguyễn phiên đài xu cận, thƣ tiễn)

Đó là tâm trạng ốm yếu, mệt mỏi nhƣng luôn muốn trở về quê hƣơng. Tiễn một ngƣời bạn đồng khoa, Nguyễn Văn Lý gián tiếp thể hiện tâm trạng mệt mỏi, có phần chán nản của mình:

Bệnh trung thiên ức giang đình liễu Thế thượng man man tổng lộ kỳ.

Dịch nghĩa:

Trong lúc mang bệnh càng nhớ cành liễu chia tay nơi giang đình Trên con đường đời dài dặc tất cả đều là đường rẽ

(Tiễn đồng niên binh biện Phạm Nghĩa Khê sung Gia Định trƣờng chủ khảo)

Tiễn một ngƣời bạn về quê, cảm xúc trong ông lại dâng trào, là sự mong ngóng trở về với quê hƣơng của ngƣời con đang ở nơi đất khách:

Mộng lý quan sơn kê xướng hiểu Khách trung yên vũ nhạn lai hi Long thành cựu thức như tương vấn Chuyết hoạn bình an độc chuyết thi.

Dịch nghĩa:

Trong giấc mộng quan hà có tiếng gà gáy sáng Ở nơi đất khách mưa gió nhạn ít bay về

Những bạn cũ ở Long Thành nếu có hỏi

(Tống hữu)

Tiễn một ngƣời đồng sự đƣợc thăng bổ làm án sát, bên cạnh nỗi lƣu luyến, đồng cảm với ngƣời bạn còn là cảm giác cô đơn, ám ảnh:

Tháo mệnh huống khan phương tiện xứ Tha hương viễn khách vấn chinh hồng.

Dịch nghĩa:

Hoàn thành sứ mệnh phương chi còn phải xem nơi đến có thuận tiện hay không?

Kẻ viễn khách tha hương hỏi cánh chim hồng bay xa.

(Khánh Hòa thự niết thăng bổ Bình Định án sát, Phú Yên quan xá thƣ tiễn)

Khát vọng trở về trong thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý thể hiện đậm nét qua các sáng tác của ông, đó có thể hiện lên qua những bài thơ tiễn bạn về quê, qua giấc mộng trở về, qua trạng thái mệt mỏi hay cảm giác bất an của kẻ tha hƣơng nhƣng tựu trung đều là khát vọng trở về, khát khao muốn về của ngƣời con xa quê đã lâu, luôn mong ngóng, nỗi niềm trăn trở không nguôi về với quê hƣơng yêu dấu của mình.

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)