Thời gian theo ngày

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý (Trang 65 - 69)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.2. Thời gian nghệ thuật

3.2.2. Thời gian theo ngày

Trong thơ xƣa, thời gian chiều tà và thời gian đêm tối đã trở thành cổ điển. Đi vào thơ ca, hai kiểu thời gian này đã góp phần không nhỏ trong việc thể hiện nội dung cảm xúc buồn sầu, sâu lắng. Không phải ngẫu nhiên mà hai câu thơ trong bài thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu: “Nhật mộ hương

quan hà xứ thị. Yên ba giang thượng sử nhân sầu”/ (Trời về chiều tối, tự

hỏi quê nhà nơi đâu? Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng

người!) – (Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu) đã nhắc tới khoảnh khắc chiều tà,

có lẽ bởi trong thi ca, khoảnh khắc chiều tà đƣợc biểu hiện nhƣ một đối tƣợng nghệ thuật đặc sắc. Chiều tà là thời điểm mà cái nắng gay gắt và sắc màu vàng vọt bỗng chốc tàn phai gợi cho ta sự mỏng manh, chóng vội của thời gian trôi đi. Buổi chiều là nhịp sống cuối ngày, báo hiệu sự lụi tàn sắp đến, vì thế mà nó thƣờng gợi cho con ngƣời sự tàn tạ, về nỗi buồn và mặc cảm chia phôi. Buổi chiều còn là khoảng thời gian ly biệt của ngƣời trở về, kẻ ra đi và cũng là khoảng thời gian dễ dàng để thi nhân bộc bạch tâm trạng và gửi gắm nỗi niềm.

Trƣớc hết về thời gian chiều tà, trong thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý, kiểu thời gian này không xuất hiện nhiều nhƣng cũng mang nhiều ý nghĩa. Không ngoại lệ, trong thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý thời gian chiều tà đƣợc biểu hiện đầy cảm xúc. Đó là khoảng thời gian chiều tà âm u, đầy cô đơn, lƣu luyến khi chia biệt:

Hải bạng phùng xuân tôn tửu mộ Thiên biên quá lĩnh mã đề thâm

Dịch nghĩa:

Ven biển gặp xuân, chén rượu (tiễn đưa) lúc chiều tà Bên trời, qua núi, gót ngựa mất hút

(Biên Hòa đốc học Dƣơng Hiệp Phủ (Bá Cung) chi quan, thƣ tiễn, y Ngô Dƣơng Đình nguyên vận)

Thời gian chiều tà có khi đƣợc ghi dấu bằng cảnh hoàng hôn – khoảng thời gian cuối ngày trầm buồn, tĩnh lặng:

Đê liễu vô tình lưu bất trú

Cách giang vân ảnh nhập hoàng hôn

Dịch nghĩa:

Liễu ven đê vô tình, lưu lại chẳng được Bóng mây bên sông đi vào cảnh hoàng hôn.

(Tiền kiến thụy thái thú Bảo Triện Trần Quân tƣơng phỏng, cặp hoàn thƣ tiễn)

Thời gian chiều tà cũng có khi hiện lên trong thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý với nỗi buồn mênh mang đầy ám ảnh của ánh tà dƣơng xế chiều, gợi nhiều cảm xúc khi chia biệt:

Quân thiều mộng nhập cao thu viễn Tùng cúc ngâm quy bạch nhật tà

Dịch nghĩa:

Giấc mộng Quân thiều đi vào cảnh thu cao vời Ngâm thơ tùng trúc mà về, ánh tà dương đã xế chiều

(Cửu nhật tống Nguyễn Niết quy điền)

Bên cạnh thời gian chiều tà thì thời gian đêm tối cũng xuất hiện trong thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý. Thời gian đêm tối đƣợc coi là thời điểm vắng lặng, yên tĩnh tuyệt đối, là thời điểm mà thi nhân đi sâu vào thế giới nội tâm để suy tƣ về cuộc sống, về đời ngƣời và khiến nỗi buồn trở nên thấm thía hơn là vì thế. Thời gian đêm tối cũng thƣờng gắn liền với hình ảnh trăng – dấu

hiệu của màn đêm buông xuống góp phần khắc họa sâu sắc nỗi niềm của ngƣời đi và kẻ ở.

Giây phút xúc động bồi hồi, lƣu luyến khi tiễn ngƣời bạn đồng niên trong đêm tối, giây phút mà mỗi ngƣời một ngả đƣợc khắc họa xúc động:

Phân thủ Hãn giang dạ nguyệt thiên Bồi hồi kỳ lộ ức ngô niên

Dịch nghĩa:

Chia tay bên sông Hãn một đêm trăng

Bồi hồi trước ngả đường rẽ, nhớ bạn đồng niên

(Phụng bổ thuận an thái thú dữ niên huynh cam lộ tri phủ Phạm Nghĩa Khê đồng nhật chi trị, Quảng Trị dạ túc tự biệt)

Thời gian đêm tối không chỉ là khoảng thời gian chia biệt của ngƣời ở lại và ngƣời ra đi mà nó còn là lúc mà ngƣời ở lại có những khoảng thời gian suy tƣ lắng đọng:

Cách vân nguyệt chiếu trùng quan lộ Bán chước xuân phi nhất phiến hoa

Dịch nghĩa:

Xuyên qua mây, trăng chiếu trên con đường xa xôi Nửa cuộc rượu, mùa xuân đã bay đi một cánh hoa

(Tống niên huynh bộ hộ viên ngoại lang Phạm Quân giáng bổ Đức Thọ phủ giáo thụ)

Thời gian đêm tối là lúc mà cả ngƣời đi, kẻ ở nhớ về nhau nhƣ một sự đồng cảm:

Nhất thanh sương lí nhạn Minh nguyệt cộng tương ti (tư).

Dịch nghĩa:

Một tiếng nhạn trong sương

Dưới trăng sáng, chung một nỗi nhớ nhau.

(Dụng Cúc Đƣờng nguyên vận, tống Quảng Bình hƣu tẩu Nguyễn Thuận Chi hoàn hƣơng)

Tiễn bạn họ Đỗ đi Giang Lƣu Ba, thời gian đêm tối hiện lên với cảnh vật mờ mịt, lạnh lẽo trong đêm khiến nỗi niềm chia biệt càng thêm sâu sắc:

Đà Nẵng sà phù vân diếu diếu

Côn Luân phàm ảnh nguyệt mang mang Hương Giang biệt tửu thâm hàn dạ Sổ điểm mai hoa động cách tường

Dịch nghĩa:

Thuyền sứ ra đi từ Đà Nẵng mây mờ mịt

Bóng cánh buồm qua Côn Lôn, trăng mênh mang

Chén rượu tiễn đưa trên sông Hương, đêm sâu giá lạnh Vài bông mai nở lay động cách tường.

(Tống Đỗ Kính Hồ chi Giang Lƣu Ba)

Tiễn ngƣời bạn tri âm, diễn tả sự đối lập giữa cảnh và tình là hình ảnh mây “vô tâm” bay qua đỉnh núi nhƣ muốn nhấn mạnh vạn vật vẫn diễn ra một cách tự nhiên, tuần hoàn, chỉ có lòng ngƣời là đầy ƣu tƣ:

Vô tâm vân độ lĩnh

Hữu ước nguyệt đăng lâu

Dịch nghĩa:

Mây cứ vô tâm bay qua đỉnh núi Trăng như hẹn trước đã lên lầu rồi

(Dƣơng Đình ký hành, dĩ thi tiễn, lâm biệt phục dĩ tiểu luật ký hoài)

Có khi thời gian đêm tối lại mang một tinh thần lạc quan, phấn khởi hơn khi nhà thơ tiễn ngƣời đồng sự với mong muốn vào triều đã lâu, gắn với hình ảnh trăng đầy trong trẻo:

Bức lai tiêu Hán tinh thần hiểu

Thanh nhập Bồng Lai nhật nguyệt huyền

Dịch nghĩa:

Đến gần sông Nhân, tinh tú rực sáng

Trong trẻo như vào chốn Bồng Lai, nhật nguyệt treo cao

Thời gian nghệ thuật theo mùa và theo ngày đã góp phần tạo nên màu sắc rất riêng trong thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý. Thời gian nghệ thuật làm tăng thêm sắc thái biểu cảm và diễn đạt những tình cảm, cảm xúc chất chứa trong lòng thi nhân không hề vơi cạn trƣớc thời khắc chia biệt.

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)