Hình tượng liễu

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý (Trang 69 - 71)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.3. Hình tƣợng nghệ thuật

3.3.1. Hình tượng liễu

Chịu ảnh hƣởng sâu sắc của văn học Trung Quốc, hình tƣợng “liễu” xuất hiện trong văn học trung đại Việt Nam mang những nét nghĩa giống với “liễu” trong văn học Trung Quốc. Hình tƣợng liễu biểu trƣng cho tình cảm trong tâm hồn ngƣời và một trong số đó thì “liễu” biểu trƣng cho tình cảm lúc chia ly, tiễn biệt, hình tƣợng liễu nhƣ một ám ảnh về sự chia biệt giữa ngƣời đi kẻ ở.

Hình tƣợng liễu trong thơ tống biệt Chí Đình Nguyễn Văn Lý xuất hiện trong khá nhiều bài thơ. Mỗi bài thơ lại gắn với những cảm xúc khác nhau.

Hình ảnh bờ dƣơng liễu bên sông đã gợi ngay cho ngƣời đọc không gian, thời khắc của sự chia biệt:

Ngũ nguyệt giang thành hiểu Nam phong dương liễu đê

Dịch nghĩa:

Gió Nam thổi trên bờ dương liễu

(Phó bảng Phƣơng Đình nguyễn tử hội thí hậu ninh gia, thƣ tống)

Có khi hình tƣợng liễu hiện lên qua hình ảnh rặng liễu mờ ảo trong khói sƣơng của ngày mƣa Trùng cửu:

Dịch lâu yên liễu đoản trường thôi

(Lầu trạm dịch, trong khói sương liễu vươn cành vắn, cành dài)

(Cửu nhật Hàn Vũ, tiễn khế nhị Vũ Ninh phủ chi Nam Định trƣởng khảo quan)

Liễu có khi hiện ra với sắc xanh tràn ngập không gian, màu xanh mƣớt của liễu trải khắp ven đê tạo nên vẻ đẹp nên thơ của ngày chia tay. Tuy vậy, vốn biểu trƣng cho sự chia biệt nên màu xanh của liễu cũng chính là một tín hiệu báo hiệu chia tay:

Phù vân khứ bất tức Đê liễu hà man man

Dịch nghĩa:

Mây nổi bay đi không nghỉ Liễu ven đê sao mướt xanh

(Tống Đồng Khế Yên Thái tiến sĩ Nguyễn Ƣớc Phu, bị thôi, tầm khất hoàn hƣơng)

Cũng là hình ảnh liễu ven đê ở bên sông, xong ở bài thơ sau liễu nhƣ một khách thể vô tình, dƣờng nhƣ không hiểu tiếng lòng của nhân vật trữ tình:

Đê liễu vô tình lưu bất trú

Cách giang vân ảnh nhập hoàng hôn

Dịch nghĩa:

Liễu ven đê vô tình, lưu lại chẳng được Bóng mây bên sông đi vào cảnh hoàng hôn.

(Tiền Kiến Thụy thái thú Bảo Triện Trần Quân tƣơng phỏng, cặp hoàn thƣ tiễn)

Nhƣng cũng có khi, liễu nhƣ một chủ thể mang trên mình nỗi buồn vƣơng vấn, lƣu luyến không muốn chia xa của nhân vật trữ tình:

Khứ lưu giang liễu hệ ly đình

(Liễu bên sông phất phơ vương vấn ngôi đình tiễn đưa)

(Y hà niết nguyên vận tiễn Tiên Hƣng thái thú Nguyễn Nghi)

Hình ảnh liễu tốt rợp bóng là tín hiệu khắc sâu nỗi buồn hận sâu thẳm của nhà thơ khi phải chia xa ngƣời bạn đồng tâm thân thiết:

Hoành Sơn lai bí liễu âm âm Biệt khứ vô đa hận chuyển thâm

Dịch nghĩa:

Ruổi ngựa qua Hoành Sơn, liễu tốt rợp bóng Xa nhau không lâu mà nỗi buồn hận dần sâu lắng

(Lễ bộ lang trung Ngô Dƣơng Đình sung Hà Nội giám khảo, y lƣu vận thƣ tiễn)

Liễu hiện lên có lúc qua màu sắc, có lúc là cả bờ dƣơng liễu, rặng liễu và có lúc lại là hình ảnh cành liễu nhỏ nhoi nhƣng thấm nỗi buồn của thi nhân: Bệnh trung thiên ức giang đình liễu/ (Trong lúc mang bệnh càng nhớ

cành liễu chia tay nơi giang đình)(Tiễn đồng niên binh biện Phạm Nghĩa

Khê sung Gia Định trƣờng chủ khảo). Có khi là hình ảnh bông liễu bay

phất phơ trƣớc gió gợi buồn: Phương thảo xuân giang liễu nhứ phong/ (Cỏ

thơm bên sông xuân, bông liễu bay trước gió)(Khánh Hòa thự niết thăng

bổ Bình Định án sát, Phú Yên quan xá thƣ tiễn). Hay hình ảnh liễu trong

mƣa càng gợi không gian buồn chia biệt: Vũ trung mai liễu truyền xuân ý/

(Trong mưa, mai và liễu truyền ý xuân) – (Tặng An Tĩnh đạo ngự sử

Nguyễn Công xuất Bình Thuận).

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)