Không gian sông nước

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý (Trang 57 - 60)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.1. Không gian nghệ thuật

3.1.2. Không gian sông nước

Nếu phƣơng tiện di chuyển chính của ngƣời châu Âu xa xƣa là ngựa thì ở nƣớc ta phƣơng tiện di chuyển chính là thuyền. Đây là điểm khác nhau giữa hai nền văn minh, một nền văn minh không có nƣớc và một nền văn minh dựa vào sông nƣớc. Sông nƣớc gắn bó mật thiết với ngƣời Việt trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày. Chính bởi sự gắn bó ấy mà một cách tự nhiên nhất, sông nƣớc trở thành đối tƣợng để con ngƣời khám phá ra chính mình và đặc biệt nó đi vào thơ ca nhƣ một cách để con ngƣời gửi gắm những suy ngẫm, buồn vui, những dòng sông cảm xúc trong lòng ngƣời.

Khảo sát thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý, chúng tôi phát hiện bên cạnh không gian vũ trụ bao la, khoáng đạt thì thơ ông còn xuất hiện một miền không gian đặc sắc khác đó là không gian sông nƣớc. Đối với ngƣời trung đại thì di chuyển bằng đƣờng thủy đƣợc coi là một trong những phƣơng thức chủ

yếu. Do vậy không gian sông nƣớc xuất hiện trong thơ tống biệt là điều dễ hiểu bởi nó gợi lên không gian chia biệt trong khoảnh khắc ngƣời ở lại tiễn đƣa một ngƣời lên đƣờng. Không gian sông nƣớc vì thế mà trở thành một tín hiệu nghệ thuật gợi tình ly biệt trong mỗi cuộc chia xa.

Trong 103 tác phẩm thơ tống biệt Chí Đình Nguyễn Văn Lý, chúng tôi khảo sát đƣợc 16 bài thơ (chiếm 15,5 %) xuất hiện không gian sông nƣớc, một con số không nhỏ. Mỗi bài thơ lại hàm chứa những cảm xúc khác nhau nhƣng đều khiến ngƣời đọc cảm nhận đƣợc nỗi buồn của sự cách trở, chia biệt.

Tiễn một ngƣời bạn thân bị cách chức về ruộng vƣờn, đi thuyền về quê, Nguyễn Văn Lý đƣa vào lời thơ niềm an ủi bạn và nỗi buồn chia xa qua hình ảnh con thuyền trôi trên con sông dài một cách vô định:

Hư chu giang thượng phỏng xuân quy Nhất phiến phù vân thính sở chi

Dịch nghĩa:

Con thuyền trống không trên sông thả cho gió xuân đưa về Một chòm mây nổi mặc cho tự đến nơi định đến

(Tống khế nghị Đông Bình Hoàng Hƣ Trai lạc chức quy điền, do chu hành hồi gia)

Không gian sông nƣớc có khi hiện lên với một vẻ u ám, phảng phất hơi lạnh nhƣ nỗi buồn khi phải từ biệt nhau, không biết bao giờ mới đƣợc gặp lại giữa ngƣời đi, kẻ ở:

Phong sương giang thượng biệt Hậu hội thị hà nhân.

Dịch nghĩa:

Từ biệt nhau trên sông trong gió sương, Lần gặp nhau sau biết có nhân duyên nào?

(Tống Nguyễn Tử Hựu miễn tội ninh gia)

Không gian sông nƣớc thƣờng đƣợc nhà thơ sử dụng trong những bài thơ tiễn bạn đi sứ. Tiễn ngƣời đồng sự đi sứ nhà Thanh, Nguyễn Văn Lý diễn tả nỗi cô đơn, lẻ loi của ngƣời ra đi trong không gian mênh mang của sông nƣớc:

Thiên ngoại cô phàm nhân khứ quốc Xuân thâm viễn tái nhạn tùy dương

Dịch nghĩa:

Cánh buồm lẻ loi ngoài trời thẳm , người rời xa đất nước Xuân về nơi ải xa, cánh nhạn bay theo ánh mặt trời

(Tống Trần Quân Tú dĩnh thừa vân bằng thuyền vãng Tân Gia Ba công vụ, thứ Quảng Nam tuần phủ Ngụy công thiện phủ nguyên vận)

Nguyễn Văn Lý dành ba bài thơ tiễn Đỗ Kính Hồ đi sứ, ở mỗi bài là một cảm xúc khác nhau xong điểm chung đều là không gian sông nƣớc mênh mông, vắng lặng. Tiễn Đỗ Kính Hồ đi Giang Lƣu ba, tác giả lại diễn tả miền không gian sông nƣớc mở rộng trải dài từ sông Hƣơng, Đà Nẵng, Côn Lôn trong khoảng không mờ mịt, lạnh giá, ngƣời ở lại chỉ còn thấy bóng cánh buồm lẻ loi:

Đà Nẵng sà phù vân diếu diếu

Côn Luân phàm ảnh nguyệt mang mang Hương Giang biệt tửu thâm hàn dạ Sổ điểm mai hoa động cách tường

Dịch nghĩa:

Thuyền sứ ra đi từ Đà Nẵng mây mờ mịt

Bóng cánh buồm qua Côn Lôn, trăng mênh mang

Chén rượu tiễn đưa trên sông Hương, đêm sâu giá lạnh Vài bông mai nở lay động cách tường.

(Tống Đỗ Kính Hồ chi Giang Lƣu Ba)

Tiễn ngƣời bạn họ Đỗ đi Giang Lƣu ba lần thứ hai, tác giả lại diễn tả không gian bao la, lênh đênh, buồn lặng nhƣ chính tâm hồn nhà thơ:

Hải khách phù sà nhược hữu trưng Côn Luân tây khứ thị Ba Lăng

Dịch nghĩa:

Khách đi biển lênh đênh trên bè, nếu như đã có điều ấy Từ Côn Luân đi về phía tây, đó là Ba Lăng

Đó còn là không gian yên ả nhƣng đƣợm buồn:

Nhất phàm thiên khiển định phong ba Thừa sà hải khách hư vi sứ

Dịch nghĩa:

Một cánh buồm trời sai khiến, bể lặng sóng yên Thả bè, khách trên biển mang danh hờ là sứ giả

(Tống Đỗ Kính hồ chi Việt Đông)

Có khi không gian sông nƣớc lại gắn với hoàng hôn – khoảng thời gian càng gợi cho con ngƣời ta những suy tƣ, nỗi buồn không dứt: “Cách giang

vân ảnh nhập hoàng hôn”/ Bóng mây bên sông đi vào cảnh hoàng hôn -

(Tiền kiến thụy thái thú Bảo Triện Trần Quân tƣơng phỏng, cặp hoàn

thƣ tiễn).

Không gian sông nƣớc qua thơ tống biệt Chí Đình thể hiện rất đa dạng nhƣng tựu trung là nỗi buồn mênh mang trong cảm xúc của ngƣời ở lại khi tiễn biệt ngƣời ra đi trong sự cách trở, trài dài của dòng sông thực tại và cũng là dòng sông cảm xúc.

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)