Những tâm sự, trăn trở về cuộc đời, thời thế

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý (Trang 46 - 54)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.3. Tấm lòng trung hậu với đất nƣớc và những trăn trở về cuộc đời, thời thế

2.3.2. Những tâm sự, trăn trở về cuộc đời, thời thế

Thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý còn là những tâm sự, những trăn trở về cuộc đời, thời thế của một nhà nho tài tử mà trƣớc hết là những tâm sự về chữ “Hiếu”. Ngƣời Việt Nam từ xƣa đến nay có truyền thống trọng đạo, trọng văn. Văn học trung đại với chức năng cơ bản là “văn dĩ tải đạo”. Các nhà văn, nhà thơ đều là vua quan, quý tộc, kẻ sĩ, đều xuất thân từ cửa Khổng sân Trình nên họ sáng tác văn chƣơng là để đề cao đạo đức phong kiến. Nguyễn Văn Lý Là một nhà nho bởi vậy ông rất coi trọng Nho giáo đặc biệt là chữ “hiếu”. Khổng Tử nói rằng: “Này đây, HIẾU là căn bản của ĐỨC, do giáo dục mà sinh ra... Thân thể, hình hài, tóc tai, da thịt là do cha mẹ sinh ra không đƣợc gây hƣ hại là nết đầu của chữ Hiếu. Sau lo lập thân, hành đạo để lại tiếng thơm cho đời sau là nết cùng của chữ Hiếu. Này đây, chữ Hiếu lấy việc phụng dƣỡng cha mẹ làm đầu, kế đến thờ vua, sau rốt là lập thân”.

Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là một truyền thống đạo đức đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam. Biểu hiện của lòng hiếu trong văn học hết sức phong phú, đa dạng.

Tiên lang thử nhật giải triều trâm Đọc bãi trần tình tứ bất câm

Nghiêu thuấn thánh nhân vô dị giáo Mẫn Tăng hiếu tử diệc hà tâm

Dịch nghĩa:

Vị tiên lang hôm nay cởi bỏ trâm triều đình Đọc xong lời trần tình, không kìm được cảm xúc

Bậc thánh nhân như Nghiêu, Thuấn không dạy điều gì khác Bậc con hiếu như Mẫn, Tăng cũng có lòng nào khác đâu

(Binh bộ viên ngoại lang, Đông Đôi Bùi Quân Khất quy dƣỡng, đắc

thỉnh, thƣ tiễn)

Dẫn ra những gƣơng Nghiêu, Thuấn là các bậc thánh đế thời cổ, rất coi trọng đạo hiếu, Nguyễn Văn Lý khẳng định tấm lòng hiếu thảo của viên ngoại

lang bộ binh Bùi Quân xin về chăm sóc cha mẹ, cũng nhƣ thái độ đồng tình, coi trọng đạo hiếu của Chí Đình.

Xu đình cựu học trưng ngâm đại Bái khánh cao đường sách thải y

Dịch nghĩa:

Sở học cũ trong gia đình tỏ rõ ở túi thơ

Lâu mới về thăm cha mẹ, tìm chiếc áo nhiều màu

(Tống Hàn Lâm Biên Tu Nguyễn Tử tỉnh thân)

Tiễn Nguyễn Tử về thăm cha mẹ, Nguyễn Văn Lý mƣợn tích Lão Lai, một ngƣời con chí hiếu thời Xuân thu khi 70 tuổi còn mặc áo sặc sỡ, giả làm trẻ con nhảy múa trƣớc sân, thi thoảng giả té ngã để mua vui cho cha mẹ nhằm thể hiện lòng hiếu thảo của vị quan khi về thăm cha mẹ.

Là một ngƣời từ nhỏ đã để chí vào việc học, hết lòng tuân thủ những nguyên tắc đạo đức của Nho gia, Nguyễn Văn Lý vào đời với một hoài bão cao đẹp và một ý chí mạnh mẽ. Đối với ông, kẻ sĩ không có con đƣờng nào khác là đem tài năng thi thố với đời, khẳng định cái tài của ngƣời quân tử, bởi vậy con đƣờng công danh của đấng nam nhi là rất quan trọng, điều đó cũng thể hiện lòng coi trọng đạo Nho của ông. Tiễn cháu là Tiến Phủ đi làm huấn đạo ở Nga Sơn là tâm trạng vui mừng, hứng khởi, ông tự hào vì gia đình có truyền thống khoa hoạn hàng trăm năm, triều đình lại rất coi trọng điển lễ, vậy thì kẻ sĩ càng phải lập đƣợc công danh: Cộng đạo quan cái trọng. Thùy năng ngọa yên hà?/ (Cùng nói công danh là điều rất phải coi trọng. Ai có thể (thảnh thơi) nằm ở

chốn ráng khói?) – (Tống tòng tử Mậu Tùng Tiến Phủ chi Nga Sơn huấn

đạo). Tiễn một vị giáo thụ, Nguyễn Văn Lý thể hiện tấm lòng đề cao, coi trọng và sự kiên định, luôn vững vàng về nghiệp Nho học: Hoạn nghiệp nhàn lai bất

thất nho/ (Nghiệp quan nhàn, cũng không để mất đạo nho) – (Tống Thuận An

giáo thụ Nguyễn).

Thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý còn là nơi gửi gắm những triết lí nhân sinh sâu sắc, những tâm sự cuộc đời của tác giả. Mƣợn hình ảnh chim tiêu liêu

làm tổ trong rừng, chẳng qua chỉ cần một cành cây, tác giả nhƣ ngầm thể hiện nỗi buồn về những sự biến trong cuộc đời mà ta không lƣờng trƣớc đƣợc:

Nhất chi thê xứ vị cầu đa Nhân sự sâm si khả nhược hà

Dịch nghĩa:

Chỉ cần một cành để làm tổ, chẳng cần nhiều

Việc đời thay đổi, chẳng nhất định, biết làm thế nào

(Tống niên huynh bộ hộ viên ngoại lang Phạm Quân giáng bổ Đức Thọ phủ giáo thụ)

Hay:

Thế đồ ký lão thương thiên lí

Thân sự liêu sào mạn nhất chi

Dịch nghĩa:

Ngựa ký già bi thương vì ngàn dặm đường đời

Việc của bản thân mình, như chim ri chỉ mong lạm có một cành

(Phụng tống Hà Nội chủ thí Nguyễn Ức Trai hồi triều, dụng Ức Trai tiền vận)

Nguyễn Văn Lý còn thể hiện triết lí sâu sắc về cuộc đời nhƣ: Xuất thế

hà như thiệp thế cao/ (Lánh đời sao cao bằng trải đời) -(Tống An Lạc huấn

đạo Vũ Thai), hay những lời khuyên chân thành cho một vị quan khi về hƣu:

Tự gia lão khứ duy mưu đạo. Dữ thế thân tiên vị tốn danh/ (Đối với mình, khi tuổi già đến thì chỉ chăm lo về đạo. Cùng với đời, thân mình thực hành trước

thì tên tuổi cũng không bị hạ thấp) - (Đông Khanh Bùi Mão Hiên trí chính

phụng tiễn). Có khi, Nguyễn Văn Lý an ủi tâm sự với ngƣời bạn tâm giao mà

ông coi là tri âm tri kỉ, bằng những tâm sự về chữ “duyên” trong cuộc đời:

Nhân sinh hành chỉ tống tùy duyên. Hối cát nan khuy Dịch lí huyền/ (Sự hành chỉ của người đời thảy đều tùy duyên. Rằng xấu, rằng tốt, Dịch lí rất huyền

Là một chí sĩ Nho học, bên cạnh tinh thần, ý chí vững vàng luôn hết lòng phục vụ triều đình Nguyễn nhƣng Chí Đình cũng không tránh khỏi những lúc chán nản trên con đƣờng làm quan cũng nhƣ trong cuộc đời. Con đƣờng làm quan triều Nguyễn đối với ông có nhiều gập ghềnh, trong suốt 7 năm (từ 1834 đến 1841) dƣờng nhƣ Nguyễn Văn Lý không đƣợc giao một công việc gì đáp ứng hoài bão của ông khi luôn phải đối diện với nỗi âu lo, tẻ nhạt. Phải đến khi đƣợc bổ làm Án sát Phú Yên, ông nhƣ lấy lại đƣợc nhuệ khí, tự tin, mạnh mẽ và đầy quyết tâm. Xong ở Phú Yên không bao lâu, Nguyễn Văn Lý lại vấp váp khi bị “đối tụng”, trở lại Bắc Thành với quyết án “miễn nhiệm”. Bởi vậy mà đối với Nguyễn Văn Lý, những năm làm quan là một chuỗi ngày dài không mấy vui vẻ và nhiều khi còn rất buồn. Cũng vì vậy mà thơ tống biệt của ông thƣờng biểu hiện một trạng thái tâm tƣ mơ hồ nhƣng đầy suy tƣ, đó là nỗi buồn trên con đƣờng làm quan và những mâu thuẫn, trăn trở giữa khát vọng cống hiến cho đất nƣớc và khát vọng trở về.

Trong những bài thơ tống biệt của Nguyễn Văn Lý, tuy chỉ có ba bài ông viết tiễn ngƣời thân nhƣng những tâm sự chất chứa trong lòng đƣợc ông thể hiện không một chút e ngại nhƣ đƣợc trải lòng mình một cách thành thực nhất có lẽ bởi gia đình đối với ông là chỗ dựa tinh thần to lớn. Tiễn con gái về quê, ông dành những tình cảm cha con đầy lƣu luyến, xúc động cùng những tâm sự cũng đầy chua xót, đó là nỗi buồn đau trên con đƣờng làm quan không mấy hanh thông:

…Duy tri phụ tử tụ Bất thức phong trần bi…

Dịch nghĩa:

…Chỉ biết có việc cha con sum họp

Chẳng biết đến nỗi đau trên đường đời gió bụi…

(Thu tống nữ tử hoàn gia ngẫu thành)

Tiễn ngƣời bạn tri giao là Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Lý không ngần ngại xẻ chia những tâm sự, lòng đồng cảm với ngƣời bạn tri kỉ, đó là câu hỏi thật khó

giải đáp, là mâu thuẫn giữa việc lựa chọn tiếp tục con đƣờng đời đầy gió bụi với khát khao muốn dừng lại của kẻ sĩ sau bao mỏi mệt, sóng gió của cuộc đời:

Hải thượng nguyệt tần ky khách chiếu Hoành Sơn vân trục mộng hồn phi Bách niên tạm tụ hà kham thử Dịch dịch phù danh thị hoặc phi

Dịch nghĩa:

Trên bể trăng nhiều lần soi kẻ lữ khách bị ràng buộc Hoành Sơn mây bay theo giấc mộng

Trăm năm chỉ là tạm hội tụ, ai chịu nổi điều này Vất vả vì chút danh hão là phải hay là sai?

(Tống khế nghị Điệu Phủ Cao đài hồi)

Nguyễn Văn Lý – một nhà nho trung tín đôi khi cũng thể hiện sự chán nản nhƣ muốn bỏ cuộc để trở về quê hƣơng sau những vất vả, xô bồ, mệt mỏi của cuộc đời đầy mƣa gió. Mƣợn lời khuyên của Mã Thiếu Du từng khuyên Mã Viện: “Kẻ sĩ chỉ cốt đủ ăn, đủ mặc, làm chức lại nhỏ, cƣỡi con ngựa còm, ở quê hƣơng trông nom phần mộ tổ tiên là đủ, tội gì bôn ba cho khổ thân” ông gián tiếp bày tỏ nỗi lòng mình:

Khoản mã trạch xa chân thượng sách Thế gian thùy đắc Thiếu Du truyền

Dịch nghĩa:

Cưỡi xe nhỏ, ruổi ngựa thong thả, đó thực là thượng sách Trên thế gian ai được truyền tụng như Thiếu Du

(Cao Bằng bố chính Phạm An Trai đắc thỉnh, quy tỉnh tiên doanh, thứ vận phan tống)

Hay:

Hi hương bạch phát chiêm thiên cận Cánh hữu hương tâm xứng lão quy

Dịch nghĩa:

Vui vì được đem mái tóc bạc về triều cận vua

Lại mang nỗi niềm nhớ quê hương, tuổi già đáng được trở về

(An Giang đốc học Nguyễn Đốc Hiên niên lục thập cửu tuế thƣợng kinh dẫn kiến, lộ phỏng vu Phú Yên, thƣ tiễn)

Có thể nhận thấy rằng, qua thơ tống biệt, Nguyễn Văn Lý luôn muốn về, muốn trốn khỏi nơi quan trƣờng đầy hiểm họa nhƣng với tính cách hồn hậu, trung tín của một nhà nho khiến ông không thể “dứt tình” với triều đình, không thể phụ ơn vua, cho nên ông càng buồn sầu, càng vô vọng xong không thể quyết liệt chống đối để giải đáp đƣợc những suy tƣ, mâu thuẫn trong con ngƣời ông.

Trải qua nhiều thăng trầm, cảm thức về sự trôi chảy của thời gian cuộc đời trong thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý càng nhƣ thấm thía hơn. Ông giật mình khi nhận thấy tín hiệu của tuổi già: Phù thế sạ kinh sương mấn cải/

(Cuộc đời nổi nênh, chợt giật mình khi tóc mai đổi màu) -(Biên Hòa đốc học

Dƣơng Hiệp Phủ (Bá Cung) chi quan, thƣ tiễn, y Ngô Dƣơng Đình

nguyên vận); Tôn tửu mẩn hoa ban/ (Trước chén rượu, tóc mai bạc lốm đốm)

- (Tống Lê Bảo Xuyên bệnh quy); Mưu quốc kinh suy mấn/ (Mưu toan việc

nước, giật mình thấy tóc mai suy bạc) - (Hà Ninh tổng đốc, kinh lƣợc sử

Nguyễn Công quy triều, dụng Sơn Đốc Nguyễn Ức Trai nguyên vận

phụng tiễn); Bán sinh tu phát tuyết sương xâm/ (Nửa đời râu tóc đã nhuốm

màu tuyết sương) - (Tống hƣơng niên Yên Thái Phùng Tuấn Phủ quy

hƣu); Vãng sự hồi đầu kinh lão đại/ (Ngoái đầu nhìn lại việc đã qua, giật

mình vì đã già dặn) - (Tiễn hữu nhân chi An Nhân phủ tân nhậm). Đó

chính là nỗi buồn vì năm tháng đi qua, mái tóc nhuốm bạc và có lẽ là sự nuối tiếc tuổi xuân không trở lại. Thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý mang đậm dấu ấn về cảm thức thời gian trong thơ ca trung đại, là sự nhận thức về thời gian dƣới hai bình diện đối lập: đó là thời gian vũ trụ trôi chảy vĩnh hằng và thời gian đời ngƣời ngắn ngủi chóng vánh. Mâu thuẫn đó cũng chính là nỗi niềm tiếc nhớ về quá khứ, nỗi trăn trở đau đáu của ngƣời trí thức đầy trách nhiệm trƣớc

những biến thiên, rối ren của một thời đoạn lịch sử đã qua. Trong lòng Chí Đình, hẳn còn đọng lại những tâm tƣ, nỗi buồn về một thời tuổi trẻ cống hiến hết mình cho đất nƣớc xong lại phải chịu không ít nỗi oan trên con đƣờng hoạn lộ gập ghềnh và đầy sóng gió. Nhà thơ dƣờng nhƣ có phần bất lực trƣớc thực tại, trƣớc cái ngắn ngủi hữu hạn của thời gian đời ngƣời. Và không chỉ viết thơ tống biệt mà nhà thơ còn viết và gửi gắm trong đó bao nỗi lòng, bao tâm sự đớn đau, nhớ tiếc quá khứ chất chứa trong tâm hồn của một nhà nho nặng lòng với thời cuộc.

Thơ tống biệt là nơi Nguyễn Văn Lý bày tỏ những trăn trở về cuộc đời, thời thế của một con ngƣời mang trong mình nhiều tâm sự. Đó là những tâm sự về chữ “hiếu”, triết lí nhân sinh của một chí sĩ Nho học. Đó còn là những tâm sự chán nản quan trƣờng, những mâu thuẫn không dứt giữa khát vọng cống hiến cho đất nƣớc với khát vọng trở về và nỗi buồn về sự trôi chảy của thời gian cuộc đời đầy sóng gió. Những nỗi niềm ấy đƣợc gửi vào thơ không chỉ viết cho ngƣời ra đi mà quan trọng hơn đó là những tâm sự viết cho chính mình. Qua đây, ngƣời đọc càng thấu hiểu và trân trọng hơn tấm lòng của một hồn thơ trung hậu, một con ngƣời cả đời tu dƣỡng theo mẫu hình nhân cách đạo đức nho gia.

Tiểu kết

Qua những phân tích trên, chúng tôi thấy rằng, thơ tống biệt Chí Đình Nguyễn Văn Lý thể hiện rất đa dạng và sâu sắc tình cảm, cảm xúc của ông. Đối với bạn bè, đó là tiếng thơ ngợi ca, trân trọng cùng tấm lòng đồng cảm với những ngƣời đồng sự, với những ngƣời bạn tâm giao mà ông coi là tri âm, tri kỉ. Đối với quê hƣơng, đó là tình yêu quê nhà tha thiết cùng khát vọng trở về mãnh liệt. Và ẩn sâu trong những vần thơ tống biệt là tấm lòng trung hậu với đất nƣớc và những trăn trở về cuộc đời, thời thế của một con ngƣời trung tín và từng trải. Thơ tống biệt là nơi mà Chí Đình thể hiện bao cảm xúc dồn nén, là nơi gửi gắm những tâm sự, triết lí, về cuộc đời đã làm nên nét đặc sắc trong nội dung thơ tống biệt của ông và đặc biệt, nó còn thể hiện sự thay đổi về cảm hứng nhân văn trong văn học trung đại giai đoạn cuối, đó là sự bớt đi tính công thức, quy phạm chặt chẽ và không chỉ đề cập đến những vấn đề lớn lao của thời đại mà hƣớng nhiều hơn tới sự bộc lộ thế giới nội tâm, nội cảm của con ngƣời.

Chƣơng 3: THƠ TỐNG BIỆT NGUYỄN VĂN LÝ NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

Tác phẩm văn học là một thế giới nghệ thuật đƣợc tác giả sáng tạo nên một cách rất độc đáo, nó mang những đặc sắc trong dụng ý nghệ thuật của tác giả. Trong thế giới nghệ thuật ấy, không thể không kể đến không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và hình tƣợng nghệ thuật – ba yếu tố đƣợc coi là cơ bản nhất của thế giới nghệ thuật đòi hỏi ngƣời nghiên cứu đi sâu tìm hiểu để thấy hết đƣợc cái hay, cái tài của nhà thơ, nhà văn. Trong thơ tống biệt Chí Đình Nguyễn Văn Lý, ba yếu tố kể trên đƣợc thể hiện rất rõ nét và đặc sắc góp phần làm nên giá trị nhất định của mảng thơ này mà chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu cụ thể dƣới đây.

Một phần của tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)