Định kiến giới thể hiện qua ngôn từ

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 77 - 78)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNCỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4. Định kiến giới thể hiện qua ngôn từ

Ngôn ngữ là hệ thống trong đó mọi yếu tố khăng khít ,mà giá trị của yếu tố này chỉ là sự tồn tại đồng thời của yếu tố khác. Ngôn ngữ là công cụ là chất liệu cơ bản của văn học.

Ngôn ngữ ca dao vừa là ngôn ngữ thơ vừa là ngôn ngữ giao tiếp, nó có cấu trúc lời đôi và chính nó là ngôn ngữ đối đáp hội thoại. Vai giao tiếp và vị thế giao tiếp sẽ ảnh hưởng đến hệ thống xưng hô và cách ứng xử. Kiểu nhân vật nào thì có kiểu nói tương ứng.

3.4.1. Hình thức sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại

Độc thoại là hình thức kết cấu đơn giản nhất trong thơ ca trữ tình dân gian nhằm biểu đạt một cách trực tiếp, giản dị, tự nhiên những ý nghĩ tâm tư tình cảm của các nhân vật trữ tình. Ở dạng này, nội dung của lời ca hướng vào một ý lớn với ngôn ngữ mang tính tự sự. Hình thức này thường được sử dụng trong sinh hoạt dân ca nghi lễ phong tục và dân ca lao động. Để biểu lộ tình cảm của mình, những lời tâm sự không biết giãi bày cùng ai, nhân dân ta đã đưa tất cả những nỗi niềm ấy vào ca dao, tự hôi, nói, chất vấn nỗi buồn của mình như ‘tìm kiếm một sự an ủi và hình thức độc thoại là một thể loại mà dân gian ta hay chọn lựa để gửi gắm tâm tư tình cảm của mình. Đó là tâm tình của người con gái sau khi dệt vải – hình ảnh người phụ nữ đảm đang, vì gia đình:

“Em ngồi kéo vải quay tơ Để anh đọc sách ngâm thơ kẻo buồn

Em ngồi kéo vải bán buôn

Để bán cái buồn dệt vải cho anh”[2, tr.235]

Hình thức ngôn ngữ ca dao mang tính chất đối thoại được sử dụng rộng rãi trong lối hát đối đáp dân ca. Đó là những bài ca mang hình thức đối thoại, giữa hai nhân vật trữ tình, diễn tả mọi mặt sinh động của cuộc sống:

“- Em đố anh dầu chi là dầu không thắp? Bắp chi là bắp không rang?

Than chi là than không quạt Bạc chi là bạc không mua? - Nắng dãi mưa dầu là dầu không thắp Bắp mồm bắp miệng là bắp không rang Than hỡi than hời là than không quạt

Bạc tình bạc ngãi không đổi không mua.”[2, tr.345]

Bằng hình thức sử dụng ngôn ngữ mang tính ẩn dụ, tác giả dân gian đã diễn tả lối đối đáp khôn ngoan, mang hàm ý sâu sắc, tạo cho người nghe những liên tưởng phong phú và ý nghĩa khái quát cao. Đó là sự bất bình trong cuộc sống gia đình:

“– Của chua ai thấy chẳng thèm Em cho chị mượn chồng em mấy ngày

– Chồng em nào phải trâu cày

Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm.”[2,tr. 236]

Có thể nói, trong ca dao, dấu ấn đối thoại thể hiện không chỉ ở những bài ca được kết cấu 2 vế đối đáp mà ngay cả ở những bài ca mang tính độc thoại vẫn là sự thể hiện của lối trò truyện giãi bày trực tiếp được sử dụng linh hoạt trong các cuộc hát lẻ và hát cuộc của sinh hoạt dân ca. Qua đó để người phụ nữ có thể bộc bạch, giãi bày tâm sự của chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 77 - 78)