Hình tượng “con cò” ẩn dụ của những nhọc nhằn song kiêu hãnh

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNCỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Định kiến giới thể hiện qua nghệ thuật ẩn dụ

3.2.1. Hình tượng “con cò” ẩn dụ của những nhọc nhằn song kiêu hãnh

Ẩn dụ trong ca dao còn được thể hiện qua hình tượng con cò. Con cò trong văn hóa Việt Nam có ảnh hưởng sâu đậm trong tâm trí của người dân Việt Nam nhất là ở nông thôn. Con cò là một trong những động vật gắn bó với đồng ruộng làng quê, cùng với con trâu, con gà, con lợn tạo nên một bức tranh tổng thể về

đồng quê Việt Nam. Trong các loài chim, con cò là một trong những loài chim đi vào đời sống của người Việt Nam sâu đậm nhất.

Người Việt hay ví von, ca hát là nhắc đến cò. Sâu đậm đến độ trong ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về con cò, trong dân ca có riêng một điệu hát mang tên là điệu hát Cò lả. Hình tượng con cò được phản ánh rất nhiều qua ca dao và dân ca và là hình ảnh về thân phận của người phụ nữ nông thôn Việt Nam với tấm thân gầy guộc, khẳng khiu, da bọc xương, lặn lội bì bõm, tần tảo, lom khom hay còn gọi là tấm thân cò. Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái người nông dân Việt nam thường thấy con cò ở bên họ: Con cò lội theo luốn cày, con cò bay trên cánh đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân làm lụng.

Cò được nêu lên trong bài ca dao và đôi khi được ví von với người phụ nữ hay thân phận vất vả, tần tảo của người phụ nữ, ca dao Việt Nam đã dùng hình ảnh con cò là biểu tượng để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm thức mỗi con người Việt vì cánh cò mỏng manh, nhỏ bé, cần cù mà trắng trong như người phụ nữ suốt một đời bình lặng. Ca dao xưa khi ca ngợi về vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam cũng thường ví với hình ảnh con cò.

Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm kể về chuyện một con cò sa xuống nước, người ta bắt được sắp đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho chết cũng được trong sạch. Bài Con cò mà đi ăn đêm đến với người nghe, người đọc qua nhiều thế hệ với cách nói ẩn dụ như là một phương thức biểu hiện độc đáo của ca dao Việt Nam và ẩn chứa một triết lý sống cao đẹp của con người Việt Nam.

“Con cò mà đi ăn đêm,

Ðậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi ông vớt tôi nao!

Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong,

Một bài ca dao nói về thân phận con cò, trong đó đã vẽ lên hình tượng một người vợ, người mẹ giàu đức hy sinh cho chồng, cho con. Người vợ, người mẹ ấy vẫn cặm cụi như thân cò lặn lội sớm hôm, vẫn chịu muôn ngàn đắng cay để cho chồng có thể bằng bạn, bằng người.

“Cái cò lặn lội bờ sông,

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non Nàng về nuôi cái cùng con

Cho anh đi trẩy nước non Cao Bằng”[11, tr.32]

Hình tượng người phụ nữ Việt gánh trên vai nhọc nhằn sớm hôm, biết bao tủi cực mà không biết giãi bày:

“Con cò bay bổng bay la Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng

Cha sinh mẹ đẻ tay không

Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi”[11, tr.54]

Hình ảnh cánh cò - ẩn dụ cho tình yêu thương vô hạn của mẹ, là thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Con cò trắng bệch kia tuy ngày đêm lặn lội nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh. Nó cũng vất vả, nhưng nó có vẻ trong trắng, thanh cao, có những lúc nó vẫy vùng thoải mái, nó sống một cuộc đời mà người phụ nữ hằng mong ước.

Nữ giới thường lấy cái cò để nói về mình trong ca dao, nhưng không phải bao giờ họ cũng nói tốt về mình. Hay ăn quà như “con cò kỳ”, hay đánh vợ như “con cò quăm”, và họ cũng đã mạnh dạn nói ra, phê bình một cách nhân ái và đúng mực:

“Cái cò là cái cò quăm, Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai?

Có đánh thì đánh sớm mai,

Chớ đánh chập tối, chẳng ai cho nằm!”[10, tr.259]

Cái dí dỏm, hồn nhiên nhất ở mấy câu ca dao này là lời khuyên của chú cò “đánh vợ sáng mai”. Đối với một anh chàng nóng tính, giân vợ lúc nào đanh luôn lúc đấy, vậy mà đưa ra câu “đánh sớm mai” thì chỉ là một lối giễu cợt. Nhưng có

ý vị ở điểm mâu thuẫn là tuy anh chàng cục súc nóng nảy, hay đánh vợ luôn tay, tức anh làm cho vợ anh xa anh. Lối nói ẩn dụ dung hình ảnh con cò để gợi hứng, để tả sự móng muốn của mình.

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)