Định kiến về vị thế, năng lực, vai trò xã hội của người phụ nữ

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 54)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNCỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Định kiến về vị thế, năng lực, vai trò xã hội của người phụ nữ

2.3.1. Người phụ nữ không có quyền lựa chọn, không được chủ động trong cuộc sống. cuộc sống.

Nếu như đàn ông là những người có vị thế cao trong xã hội và là người đứng đầu trong gia đình thì phụ nữ được coi là những người kém cỏi hay chính là những người không có vị thế, không có năng lực gì đáng nói. Từ đó nam giới thể hiện thái độ coi thường người phụ nữ khiến người phụ nữ luôn là những người “thấp cổ, bé họng”. Vậy nên, đàn bà họ chỉ quanh quẩn ở xó bếp, cả cược đời họ phải dựa vào người đàn ông, người phụ nữ có làm nên việc chẳng qua cũng là nhờ chồng. Ở đây tòn tại thái độ “trọng nam khinh nữ” những gì thuộc về nam giới thì thật có giá trị, còn với nữ giới họ bị coi thường, bị khinh bỉ, miệt thị. Từ đó khiến người phụ nữ không có quyền lựa chọn, quyết định cuộc sống, không được chủ động trong mọi việc:

“Thân em mười sáu tuổi đầu

Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người”[11, tr.202]

Thân phận của những người phụ nữ xưa vô cùng nhỏ bé, họ phải sống một cuộc đời long đong lận đận. Họ sống trong một xã hội phong kiến lạc hậu “Trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ trong xã hội này dường như không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội. Những người phụ nữ không được phép đến trường, không được phép học chữ, học văn, không được phép đặt chân đến những nơi tôn nghiêm như văn miếu và hơn cả là tương lai, cuộc đời của họ cũng không do họ tự do định đoạt mà là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, khiến người nữ giới tự quan niệm rằng “ mình không vị thế gì” trong xã hội. Kể cả trong tình yêu khi một người con gái đến tuổi cập kê thì việc lựa chọn đấng lang quân sẽ do cha mẹ quyết định chứ không được quyền tự do yêu đương. Và thường thì trong tình yêu hay trong hôn nhân thì người con gái bao giờ cũng là người bị động. Vì người xưa cho rằng đó là phẩm giá của người con gái nên ít ai thấy người con gái dám tỏ tình hay mở lời trước một chàng trai như câu ca dao sau:

“Em không thường nói thấp nói cao Trâu đi tìm cọc chứ cọc nào đi tìm trâu

Nào ai vạch lá tìm sâu

Chàng mà tìm thiếp, thiếp đâu tìm chàng”[11, tr.83] “Con cuốc kêu khắc khoải mùa hè

Làm thân con gái phải nghe lời chồng Sách có chữ phu xướng phụ tong Làm thân con gái lấy chồng xuất gia

Lấy em về thờ mẹ kính cha

Thờ cha kính mẹ ấy là người ngoan”[11, tr.56]

Người phụ nữ đã theo chồng thì không được quay về nhà, dù cho có nhớ mẹ, thương cha thì cũng phải cam chịu:

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.[11, tr.45]

Nhớ nhà không được về với cha mẹ mà còn phải chịu sự cay đắng của nhà chồng:

“Trách cha, trách mẹ nhà chàng Cầm cân chẳng biết là vảng hay thau

Thật vàng chẳng phải thau đâu

Đừng đem lửa thử mà đau lòng vàng”.[11, tr.216]

Người phụ nữ xưa phải sống trong xã hội đầy rẫy những bất công, họ luôn khắc khoải, khao khát được thoát khỏi cuộc sống tăm tối, tủi nhục đó:

“Em như cây khế trong rừng

Thơm cay ai biết ngát lừng ai hay [11, tr.85]

Định kiến khiến người phụ nữ trở nên yếu đuối. Người phụ nữ chỉ biết than thân trách phận, cũng là vì định kiến mà họ trở nên yếu đuối, ko biết cách đấu tranh cứu cuộc đời mình dù họ nhận thức được bất công. Với quan niệm: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” thì người phụ nữ như bị tê liệt sức phản kháng. Để rồi ta bắt gặp những hình ảnh phụ nữ than thân, trách phận trong ca dao là những hình ảnh :

“Thân em vất trăm bề,

Có lược chẳng kịp trải đầu,

Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.”[11, tr.203] Hay:

“Canh nông sớm tối ngoài đồng suốt ngày cặm cụi chổng mông lên trời

Bữa ăn như bữa vét nồi Đói cào đói dã mùa hôi ướt đầm

Sống gì sống tối sống tăm Khổ ngày khổ tháng khổ năm khổ đời

Bắc thang lên hỏi ông trời

Cớ sao nỡ để kiếp người đắng cay?”[11, tr.34]

Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời xưa không được coi trọng, không có được địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải gánh chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư tưởng trọng nam khinh nữ (Nam trọng nữ khinh, nam ngoại nữ nội). Phụ nữ rất khó có cơ hội phát triển ngang tầm với sự phát triển của xã hội, họ chỉ là hình bóng sau lưng người chồng trong các gia đình, tuy nhiên vẫn được xem là tác nhân trong sự thành công của người chồng. Từ đó người phụ nữ bị coi là những người yếu đuối. Phụ nữ khi buồn cũng chỉ biết lấy nước mắt làm đầu, lấy sự yếu đuối của mình ra để tìm sự cảm thương, sự nhượng bộ của người khác.

Bởi vậy, nam giới coi phụ nữ là những người chân yếu, tay mềm. Trong ca dao, không ít câu nói lên kiếp người, thân phận mong manh, phụ thuộc của chị em phụ nữ. Mấy ai không ngậm ngùi khi đọc, Phần nào minh chứng người phụ nữ xưa thường bị gạt ra lề cuộc sống thiết yếu nhưng chặt đầy tính gia phong cổ hủ. Bị dồn nén vào khuôn khổ chật hẹp của đời sống gia đình.

Đó là nỗi lòng của biết bao người phụ nữ Việt Nam xưa khi với họ hạnh phúc thì rất nhỏ nhoi nhưng họ lại phải chia sẻ cho nhiều người. Người phụ nữ Việt Nam không chỉ chịu nhiều đắng cay khổ cực mà họ cũng phải lam lũ vất vả nhọc nhằn để nuôi chồng con. Nhưng họ lại không được đền đáp ngay cả người chồng họ cũng phải chia sẻ tình thương đó. Đáng lẽ ra họ là những người phụ nữ chân yếu tay mềm cần được xã hội chăm sóc nhưng cái xã hội phong kiến thối nát

lại giết đi quyền được làm người một cách đúng nghĩa, quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc của người phụ nữ. Càng thương thân phận của họ ta lại càng căm ghét cái xã hội vô nhân tính kia bấy nhiêu. Số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa mới bạc bẽo, đáng thương làm sao. Một điều không thể phủ nhận là sống trong một xã hội như vậy, người phụ nữ tựa như một bông hoa mỏng manh trước gió, bị xã hội ngoài kia hoặc thậm chí là chính người cha, người chồng của mình không coi trọng khi suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” đã ăn quá sâu vào trong tiềm thức, tư tưởng.

Không thể phủ nhận được chính trong xã hội phong kiến xưa, quyền sống còn của con người mà nhất là quyền sống của người phụ nữ lúc này đây như là chỉ mảnh treo chuông, và cũng không có gì đảm bảo để tồn tại. Có lẽ rằng chính cuộc sống của họ cũng có thể được ví như "chim trong lồng, cá trong chậu" thật đáng buồn. Người phụ nữ họ dường như cũng không thể làm chủ được bản thân, làm chủ được cuộc sống của chính bản thân mình dẫu cho họ chỉ khát khao một điều giản đơn có được cuộc sống bình dị. Thế nhưng ngay cả cái mơ ước, niềm mong mỏi của những người phụ nữ xưa ta như thấy quá đỗi tầm thường, bình dị nhưng họ lại chẳng bao giờ có thể với tới được cái ước mơ và mong muốn đó. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên thật mờ nhạt, nó hoàn toàn tương phản với ánh hào quang chói lóa của người đàn ông.

2.3.2. Người phụ nữ tự coi mình là vật thể được cho, gả, bán

Khi người con gái đến tuổi đi lấy chồng, với nguyên tắc “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, con gái không có quyền được lựa chọn tình yêu và tự do hôn nhân của mình, trong nhiều trường hợp người con gái đi lấy chồng được gọi là “gả bán”, vì thế mới có tục thách cưới, mai mối, và cha mẹ quyết định có “gả bán” không? Đến đay ta thấy người con gái trở thành một món hàng được người ta mua về nhà chồng, thế mới có câu:

“Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”[11, tr.202]

Rồi cái cảnh “ lấy chồng không biết mặt chồng” cho nên lấy phải chồng trẻ ranh, chồng già, chồng rượu chè, cờ bạc…mà vẫn phải cam chịu sự khổ đau trong

suốt cuộc đời. Định kiến xã hội về vai trò của giới đã bó hẹp phạm vi hoạt động của phụ nữ trong khuôn khổ gia đình và ngăn cản phụ nữ được tự do tham gia vào thị trường lao động, mặt khác định kiến giới nhìn nhận phụ nữ như những lao động không có kỹ năng, thiếu quyết đoán và thiếu tham vọng. Trong khi nam giới là người có tham vọng, lại mạnh mẽ về cả thể chất và trình độ tay nghề. Những định kiến này bắt nguồn từ việc dùng những phẩm chất ở nam giới để áp đặt hoặc đòi hỏi đối với nữ giới mà không tính đến thực tế hoặc xuất phát điểm của phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ thường gặp nhiều bất lợi hơn trong công việc xã hội. Số phận của người phụ nữ trong xã hội còn bọt bèo, lênh đênh, vô định, họ không biết số phận của mình rồi sẽ ra sao, đi đâu, về đâu khi mang theo mình một địa vị thấp bé, hèn mọn trong xã hội và tự coi mình là vật thể được cho, gả, bán hoặc bị coi thường như vậy. Họ đẹp gần như toàn vẹn nhưng họ không có quyền bình đẳng, quyền lựa chọn hạnh phúc trăm năm cho mình, cũng như quyền làm một con người đúng nghĩa. Khi đến tuổi cập kê thì hôn nhân của họ là do “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, giá trị người con gái bị đem lên bàn cân vật chất:

“Mẹ em tham gạo, tham gà

Bắt em để bán cho nhà cao sang”.[11, tr.129] Hay: “Mẹ em tham thúng xôi rền

Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng Em đã bảo mẹ rằng đừng

Mẹ hấm, mẹ hứ mẹ bưng ngay vào Bây giờ chồng thấp, vợ cao

Như đôi đũa lệch so sao cho bằng?”[11, tr.129]

Sau khi lấy chồng, người con gái phải học hành nhiều thứ, nhưng học không phải để thi cử, tiến thân mà học để chuẩn bị cho cuộc sống bên nhà chồng. Còn có quan niệm, việc hôn nhân của người phụ nữ là do số phận sắp đặt sẵn cho mỗi người trong số họ, may mắn thì gặp được người chồng tử tế, giỏi giang, nếu lỡ lấy phải người chồng vũ phu hay nghèo khó thì cũng phải gắng chịu. Người phụ nữ làm dâu có trách nhiệm và biết quán xuyến mọi việc gia đình, đã sinh ra những ý chí và nghị lực can trường trong họ, những thực tế cuộc sống vẫn đẩy họ đến cảnh

cam chịu, gần như suốt cả cuộc đời phải gánh chịu những hậu quả không ra gì về cả thể xác lẫn tinh thần. Những người phụ nữ là nạn nhân của chế độ đa thê (bất kể là vợ cả hay vợ lẽ) luôn chìm đắm trong những mối mâu thuẫn, bất hòa, khổ đau. Nhiều khi chỉ vì những chuyện rất vụn vặt. Cả khi người chồng chết, người phụ nữ cũng mất hết quyền thừa kế tài sản và phải phục tòng người con trai. Như vậy những câu ca dao trên đã thể hiện những hậu quả về định kiến xã hội.

Tóm lại, có thể thấy rằng, người phụ nữ là linh hồn trong gia đình, nhưng họ lại bị định kiến bởi xã hội và bởi chính những người mà họ yêu thương. Ở đó, người con trai được coi trọng hơn người con gái, người chồng đóng vai trò trụ cột, chủ động còn người vợ ở vị trí phụ thuộc, thứ yếu, là công dân hạng hai. Người vợ luôn phải chịu sự hi sinh, tủi nhục, là bàn đạp cho sự tiến bộ của đàn ông. Tệ hơn nữa người phụ nữ như là vệ tinh mà xung quanh chỉ có bóng tối. Từ đó đẩy người phụ nữ vào cuộc sống vô định, bấp bênh.

Tiểu kết chương 2

Định kiến về người phụ nữ trong ca dao Việt Nam có tính logic và hệ thống đặc biệt về mặt nội dung. Đó là những định kiến về ngoại hình; Định kiến về phẩm chất người mẹ, người vợ trong gia đình; Định kiến về vị thế, năng lực, vai trò của người phụ nữ và tất cả những định kiến này đều khiến phụ nữ bị chê cười. Từ đó khiến họ không có quyền lựa chọn, quyết định, không được chủ động trong cuộc sống; Khiến phụ nữ chở nên yếu đuối, họ tự coi mình là vật thể được cho, gả, bán. Định kiến đối với người phụ nữ ngày càng trở nên rập khuôn, mặc dù phụ nữ Việt Nam có vai trò quan trọng trong gia đình và trong xã hội. Ở nữ giới, họ luôn có những phẩm chất cao đẹp điều này đã được lịch sử dân tộc minh chứng, để lại dấu án cho tới tận ngày nay. Thế nhưng, bất chấp thực tế lịch sử đó, những định kiến đối với phụ nữ vẫn còn tồn tại. Định kiến giới đã để lại những hậu quả nặng nề, làm ảnh hưởng đến nhân cách, cũng như tinh thần, thể chất của người phụ nữ.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH KIẾN GIỚI TRONG CA DAO VIỆT NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 3.1. Định kiến giới thể hiện qua nghệ thuật so sánh.

So sánh là một cấu trúc tu từ được sử dụng rộng rãi. Tác giả dân gian dùng những tín hiệu chỉ dẫn: như, bằng, tựa… để so sánh giúp ta nhận thức sâu sắc hơn phương tiện nào đó của sự vật, hiện tượng. Nhờ so sánh mà các khái niệm, đặc điểm, thuộc tính trừu tượng trở nên rõ ràng, dễ hiểu. Qua những hình ảnh so sánh để người đọc có thể thấu hiểu hơn số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến và thấy được rõ hơn những định kiến mà nữ giới phải chịu.

3.1.1. Tô đậm thân phận bé nhỏ, hẩm hiu, nổi trôi.

Mô - típ “Thân em...” thực sự nổi bật trong các mô típ của ca dao, đặc biệt khi nằm trong cấu trúc so sánh. Những bà mẹ - người nghệ sĩ của tình thương đã ngân lên những giai điệu hát ru đẹp và ngọt ngào bằng chính những câu ca dao. Thật vậy, ca dao đã đi sâu vào tiềm thức và tâm hồn của người bình dân. Bằng những câu ca dao với mô-típ “Thân em...”, dân gian đã thốt lên những tiếng đời than thân, trách phận. Bên cạnh đó họ còn thể hiện thái độ phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi của người phụ nữ, làm giàu thêm cho ca dao người Việt. Đa phần những câu ca dao với mô - típ này thường mang giai điệu buồn tẻ, chán ngán, chỉ một số ít mang âm hưởng tươi tắn, lạc quan hơn. “Thân em...” phản ảnh sự lệ thuộc, thể hiện nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội cũ:

“Thân em như miếng cau khô

Người thanh tham mỏng, người thô tham dày” [11, tr.203

Cũng liên tưởng đến “tấm lụa đào” nhưng lắm khi họ không phải bị cảnh “phất

phơ giữa chợ” mặc cho thiên hạ kẻ bán người mua, nhưng họ đã biết khẳng định

mình:

“Thân em như tấm lụa đào

“Thân em như tấm lụa đào Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai Em vin cành trúc, em tựa cành mai

Đông đào tây liễu, biết ai bạn cùng!”[11, tr.203] Hay:

“Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”[11, tr.203]

Câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ “thân em” gợi lên biết bao nỗi niềm của người phụ nữ. Cụm từ ấy vừa thể hiện sự khiêm nhường của người phụ nữ nhưng có lẽ hơn hết đó chính là sự tự ý thức, sự nhận thức rõ ràng của họ về sự nhỏ nhoi, thấp kém của mình trong xã hội lúc bấy giờ. Thêm vào đó, “thân em” lại được so sánh với những vật nhỏ bé, mỏng manh, là “tấm lụa đào”, “hạt mưa sa”. Đồng thời, hình ảnh của tấm lụa đào và giọt mưa sa lại đi liền cùng các động từ “xé”, “vin”, “tựa”, “vào”, “ra”, càng nhấn mạnh sự lệ thuộc, long đong, lận đận, trôi nổi, vô định, những người phụ nữ ấy rồi không biết sẽ đi về đâu của người phụ nữ. Đây

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)