Thể hiện bi kịch của người phụ nữ trong tình yêu

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 64 - 65)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNCỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Định kiến giới thể hiện qua nghệ thuật so sánh

3.1.2. Thể hiện bi kịch của người phụ nữ trong tình yêu

Không chỉ có số phận lênh đênh, rẻ rúng, sống phụ thuộc vào người khác mà người phụ nữ xưa còn phải gánh chịu bi kịch của tình yêu khi họ không được làm chủ, không được quyền quyết định tình yêu, hạnh phúc của chính mình. Đồng thời, bi kịch tình yêu, hôn nhân của những người phụ nữ còn thể hiện ở nỗi cô đơn, niềm nhớ nhà và nhiều khi đó còn là sự căm phẫn, đau đớn vì bị phản bội, vì cảnh lấy chồng chung.

“Thân em làm lẽ chẳng hề,

Có như chính thất mà lê giữa đường”[11, tr.202]

Bao nhiêu câu ca dao than thân của người phụ nữ từng được sáng tác, lan truyền và câu nào cũng có sự liên hệ, liên tưởng đến những thứ nhỏ bé, nổi trôi: tấm lụa đào, hạt mưa sa, bèo trôi... Qua những hình ảnh so sánh thật sinh động và cũng rất gần với đời thường, các câu ca dao đã tạo nên nhiều cảm xúc. Tưởng chừng như những gì kém vẻ vang nhất, đều thuộc về người phụ nữ. Mỗi câu ca dao có 2 vế: vế đầu là sự so sánh, gợi cảm giác thân phận; vế 2 cụ thể hóa thân phận đó qua hàng loạt các động từ như: lên/ xuống, chìm/nổi… Tất cả tạo nên một dòng cảm xúc buồn thương không ngừng lan tỏa từ người này sang người

khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Không còn nghi ngờ gì nữa, người phụ nữ thời phong kiến đã chịu quá nhiều thiệt thòi, bất hạnh.

Như mọi người đều biết, ca dao là thể loại truyền miệng thuộc văn học dân gian nhưng lại có nhiều đặc tính gần gũi với thơ ở tính trữ tình của nó. Con người ta có thể gửi gắm tâm tư tình cảm và trải lòng mình nhờ ca dao. Nhiều câu nói về thân phận chị em, mà mỗi câu, mỗi từ được thốt ra như tiếng lòng thổn thức và đầy chua xót, đắng cay. Có thể nói rằng, những câu ca trên là sản phẩm của môt thời kỳ lịch sử mà thân phận người phụ nữ phải chịu nhiều éo le. Mỗi câu ca dao là một lời than.

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)