Tô đậm thân phận bé nhỏ, hẩm hiu, nổi trôi

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNCỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Định kiến giới thể hiện qua nghệ thuật so sánh

3.1.1. Tô đậm thân phận bé nhỏ, hẩm hiu, nổi trôi

Mô - típ “Thân em...” thực sự nổi bật trong các mô típ của ca dao, đặc biệt khi nằm trong cấu trúc so sánh. Những bà mẹ - người nghệ sĩ của tình thương đã ngân lên những giai điệu hát ru đẹp và ngọt ngào bằng chính những câu ca dao. Thật vậy, ca dao đã đi sâu vào tiềm thức và tâm hồn của người bình dân. Bằng những câu ca dao với mô-típ “Thân em...”, dân gian đã thốt lên những tiếng đời than thân, trách phận. Bên cạnh đó họ còn thể hiện thái độ phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi của người phụ nữ, làm giàu thêm cho ca dao người Việt. Đa phần những câu ca dao với mô - típ này thường mang giai điệu buồn tẻ, chán ngán, chỉ một số ít mang âm hưởng tươi tắn, lạc quan hơn. “Thân em...” phản ảnh sự lệ thuộc, thể hiện nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội cũ:

“Thân em như miếng cau khô

Người thanh tham mỏng, người thô tham dày” [11, tr.203

Cũng liên tưởng đến “tấm lụa đào” nhưng lắm khi họ không phải bị cảnh “phất

phơ giữa chợ” mặc cho thiên hạ kẻ bán người mua, nhưng họ đã biết khẳng định

mình:

“Thân em như tấm lụa đào

“Thân em như tấm lụa đào Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai Em vin cành trúc, em tựa cành mai

Đông đào tây liễu, biết ai bạn cùng!”[11, tr.203] Hay:

“Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”[11, tr.203]

Câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ “thân em” gợi lên biết bao nỗi niềm của người phụ nữ. Cụm từ ấy vừa thể hiện sự khiêm nhường của người phụ nữ nhưng có lẽ hơn hết đó chính là sự tự ý thức, sự nhận thức rõ ràng của họ về sự nhỏ nhoi, thấp kém của mình trong xã hội lúc bấy giờ. Thêm vào đó, “thân em” lại được so sánh với những vật nhỏ bé, mỏng manh, là “tấm lụa đào”, “hạt mưa sa”. Đồng thời, hình ảnh của tấm lụa đào và giọt mưa sa lại đi liền cùng các động từ “xé”, “vin”, “tựa”, “vào”, “ra”, càng nhấn mạnh sự lệ thuộc, long đong, lận đận, trôi nổi, vô định, những người phụ nữ ấy rồi không biết sẽ đi về đâu của người phụ nữ. Đây là hai câu ca dao về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Cả hai câu đều bắt đầu bằng cụm từ “Thân em” và sau đó là một phép so sánh “như". Cụm từ “Thân em” vốn không xác định sắc thái biểu cảm, nhưng lặp lại nhiều lần và gắn với ý nghĩa của những hình ảnh so sánh, khiến câu hát có giọng điệu một lời than thở, tâm sự về thân phận. Tấm lụa đào là một vẻ đẹp nhưng tấm lụa đào xé ra thì không đành. Hình ảnh này có ý nghĩa: Người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp của mình nhưng số phận thật bấp bênh, không biết sẽ ra sao, câu hỏi vang lên đầy lo lắng, băn khoăn day dứt. Quãng đời thanh xuân của người thiếu nữ là quãng đời đẹp nhất, ngọt ngào nhất như tấm lụa đào vậy mà họ lại phải cất lên lời than đầy xót xa, ngậm ngùi “biết ai bạn cùng?”. Nó không có quyền lựa chọn hay định đoạt số phận của mình. Câu hỏi cất lên khiến chúng ta mỗi khi đọc lại cũng không khỏi xót xa ngậm ngùi. Trong cái xã hội bất công ấy có biết bao nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng, từ nỗi khổ về vật chất, tinh thần, về sự áp bức. Họ chưa bao giờ được tự chủ, tự quyết định bất cứ việc gì kể cả hạnh phúc của bản thân. Hình ảnh hạt mưa sa lại gợi lên một sắc thái tình cảm khác. Người phụ nữ cảm thấy

thân phận mình quá ư nhỏ bé. Có bao nhiêu hạt mưa từ trời cao rơi xuống trong một cơn mưa? Mọi hạt mưa đều trong trẻo, mát lành như nhau nhưng chỗ rơi xuống – tức số phận của từng hạt mưa lại không giống nhau. Sự rủi may của hoàn cảnh không thể nào đoán định trước được. Nó có thể dẫn đến những điều trái ngược hoàn toàn trong cảnh ngộ. Giữa muôn ngàn hạt mưa, một số hạt đã may mắn hơn, không rơi xuống giếng, không vào vườn hoa, không mất hút vào luống cày mà lại rơi vào chốn lầu son gác tía (đài các). Bài ca dao này quả là một bức tranh sinh động về thân phận bấp bênh của người phụ nữ xưa kia.

Cùng với đó, sự lệ thuộc, số phận nổi trôi của người phụ nữ còn được thể hiện rõ nét qua bài ca dao:

“Thân em như thể bèo trôi

Sóng dập gió dồi biết tựa vào đâu”.[1, tr.203]

Thân phận con người là khái niệm trừu tượng được cụ thể hoá bởi hình ảnh bèo trôi. Hình ảnh so sánh giúp cho việc thể hiện rõ thân phận trôi nổi , bất lực của người phụ nữ trong xã hội xưa. So sánh người phụ nữ với “bèo trôi” đã gợi lên sự rẻ rúng của họ nhưng tác giả dân gian không chỉ dừng lại ở đó, nhân dân ta đã cho thấy người phụ nữ bị những người đàn ông chà đạp, khinh thường và rồi số phận họ lại không biết trôi dạt về nơi đâu. Điều đó đã được thể hiện chân thực và rõ nét qua hàng loạt các hình ảnh “sóng dập”, “gió dồi”,...

“Thân em như cá giữa rào

Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai ?”[10. Tr.245]

Họ lại lấy thứ trái cây rất bình thường, dân dã để so sánh với “Thân em...”: Ở những câu ca dao này đã liên tưởng, thể hiện nỗi cảm thông sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ. Cuộc đời người phụ nữ xưa kia bị lệ thuộc, ràng buộc bằng nhiều sợi dây, hữu hình và vô hình, khiến họ không thể vươn lên:

“Thân em như cá vô lờ

Mắc hom chật hẹp biết bao giờ mới lộn ra”[10, tr. 246]

Trong những câu ca dao mở đầu bằng yếu tố “Thân em...”, người bình dân còn muốn thể hiện nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ khó có thể giãi bày trong

xã hội đương thời. Họ phải gửi gắm lòng mình qua những câu ca dao thật khắc khoải:

“Thân em như lá đài bi

Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương”[10, tr. 246]

Nỗi đau ấy đâu phải ai ai cũng thấu hiểu cho họ, lắm lúc bề ngoài trông họ tươi tắn mà ruột gan rối bời:

“Thân em như cây sầu đâu

Ngoài tươi trong héo, giữa sầu tương tư”[10, tr. 247] “Thân em như ớt chính trên cây

Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng”[11, tr.203]

Thật là nỗi sầu trăm mối! Dẫu trải qua bao giông tố cuộc đời, số kiếp có bạc bẽo đến đâu thì người phụ nữ vẫn vẹn toàn đức hạnh. Họ vẫn son sắt, dào dạt tình thương:

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)