CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNCỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Khái quát về ca dao Việt Nam
1.3.3. nghĩa xã hội của ca dao
1.3.3.1. Ca dao phản ánh nhận thức của con người về xã hội xưa
Ca dao ra đời chính là sự phản ánh nhận thức của con người về xã hội xưa. Cũng như các thể loại khác của văn học dân gian, ca dao ra đời từ chính những hoạt động thực tiễn của đời sống con người, và cũng chính vì vậy, sự tồn tại của ca dao trước hết gắn chặt với những hoạt động sinh hoạt của cuộc sống thường nhật và phản ánh một cách chân thực nhất về xã hội lúc bấy giờ. Vào những thế kỷ cuối trước công nguyên, những biến động lớn trong xã hội nguyên thủy Việt Nam đã đưa lịch sử đất nước chuyển sang một giai đoạn mới: Thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước Văn lang, Âu lạc. Tiếp đó là hàng ngàn năm Bắc thuộc, rồi đến giai đoạn xây dựng và bảo nước nhà phong kiến Việt Nam ở thế kỷ X – XIX. Trong suốt những giai đoạn lịch sử đầy biến động đó, mặc dù những dấu ấn về vai trò, địa vị người nữ trong chế độ mẫu quyền vẫn còn lưu lại, nhưng khi xã hội chuyển sang giai đoạn phụ quyền cùng với sự thống trị của tư tưởng nho giáo đã khiến cho vị trí, địa vị người phụ nữ Việt Nam trong gia đình, cộng đồng và xã hội bị xem thấp, thậm trí bị chà đạp. Từ đó phản ánh nhận thực của con người về xã hội xưa với các giáo lý “tam cương ngũ
thường”, “tam tòng tứ đức”, chế độ gia trưởng hà khắc, tư tưởng “trọng nam
khinh nữ”... của nho giáo khiến người phụ nữ bị mất đi các quyền tự do, bị áp
bức, bóc lột cả về thể xác và tinh thần. Trong tương quan với nam giới, người chịu thiệt thòi bao giờ cũng là phụ nữ. Những bất công đó của nữ giới phần nào đã được thể hiện trong ca dao được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Ca dao thể hiện cuộc sống của người lao động. Qua ca dao, ta thấy được nỗi vất vả nhọc nhằn của người lao động nông thôn, đặc biệt là người phụ nữ:
“Lao xao gà gáy rạng ngày Vai vác cái cày, tay dắt con trâu Bước chân xuống cánh đồng sâu
Mắt nhấm, mắt mở đuôi trâu ra cày”[11, tr.119]
Ca dao vốn phát sinh từ công việc lao động, rồi lại phục vụ lao động, nên nó thực sự là tiếng hát của nhân dân lao động. Phải là người lao động thực sự mới có thể hiểu hết được nổi vất vả của công việc đồng áng:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.”[11, tr.35]
Và từ nỗi vất vả nhọc nhằn ấy người dân lao động đã hiểu rõ giá trị mồ hôi công sức mà họ đổ xuống để có được hạt lúa vàng. Cho nên họ đã nhắc nhở:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”[11, tr.9]
Câu ca đao đã giúp ta thêm kính trọng mồ hôi nước mắt của người làm ra hạt lúa, đồng thời lên tiếng phán xét nghiêm khắc đối với bản chất ăn bám, coi khinh lao động của bọn người “ngồi mát ăn bát vàng”. Qua đó ta thấy rằng, tiếng hát ca dao không bao giờ là của hạng người “ăn trên ngồi trốc”.Cuộc sống của nhân dân lao động xưa là cuộc sống đầu lắt mặt tối, người phụ nữ một nắng hai sương, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời”, một cuộc sống lao động vất vả, nhưng tâm hồn họ rất trong sáng và rộng mở, họ luôn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sông chân chính của mình. Ngoài công việc đồng áng thì người phụ nữ còn phải loa toan công việc nhà chu toàn. Nên mấy ai có thể thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của họ.
Như vậy, người phụ nữ xưa dường như lúc nào cũng chỉ là vật hy sinh cho quyền lợi của người đàn ông. Dưới sự đè nén, áp bức của chế độ phong kiến họ trở nên tự ti, giam hãm họ trong những cái nhìn nông cạn làm hạn chế khả năng của họ. Xét một cách tổng thể trong giai đoạn phong kiến Việt Nam, người phụ nữ có vị trí thấp kém trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Họ bị coi thường và bị
bóc lột. Tuy ở đâu đó tinh thần đấu tranh chống lại những áp bức, bóc lột xuất hiện trong ca dao Việt Nam nhưng những tiếng nói yếu ớt đó đã không đủ sức chống lại lễ giáo phong kiến, tư tưởng gia trưởng của giai cấp thống trị đầy uy lực.
1.3.3.2. Ca dao thể hiện ý nghĩa giáo dục.
Sự tồn tại của ca dao trong đời sống sinh hoạt hằng ngày còn thể hiện ở những hoạt động giáo dục tư tưởng, tình cảm, lối sống, đạo đức. Trong đời sống hằng ngày vẫn dễ dàng bắt gặp việc sử dụng ca dao trong lời nói để răn dạy những bài học trong cuộc sống. Cha mẹ răn dạy con cái, người lớn tuổi răn dạy người nhỏ tuổi, hoặc là nhắc nhở chính bản thân mình, những quá trình ấy đều có thể sử dụng ca dao để tác động vào tư tưởng, tình cảm của người nghe. Trong lời nói hằng ngày, tục ngữ có tần số sử dụng nhiều hơn ca dao, nhất là trong những hoạt động giáo dục. Điều này cũng dể hiểu, do đặc trưng thể loại, tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, đúc kết những kinh nghiệm đã được kiểm chứng qua thời gian nên có tính thuyết phục cao. Đặc điểm dễ nhớ và giàu tính thuyết phục này giúp cho tục ngữ được sử dụng thường xuyên được sử dụng, gần như đã trở thành lời ăn, tiếng nói. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là tục ngữ thay thế hoàn toàn vai trò của ca dao trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Nếu tục ngữ là tiếng nói của lí trí, là kinh nghiệm được đúc kết, thì ca dao là tiếng nói của tình cảm, là khúc tâm tình giàu nhạc điệu. Nếu tục ngữ tác động vào tư tưởng bằng con đường của lí trí, của chân lí, thì ca dao tác động vào tư tưởng bằng con đường tình cảm, trái tim. Con đường mà ca dao lựa chọn là con đường nhuần nhị nhất mà cũng thấm thía nhất. Tuy vậy cũng phải thấy rằng, hình thức để ca dao đi vào tâm tưởng người nghe thời nay đã khác xưa rất nhiều, ca dao, trong hoạt động giáo dục trong đời sống, đang dần rời xa khỏi hình thức diễn xướng khởi nguyên của nó là hát, mà từ từ trở thành đọc ca dao, nói ca dao.
Ca dao dạy chúng ta biết yêu lao động và biết quý trọng công sức của người lao động:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”[11, tr.35]
Đó là bài học mà thuở nhỏ cha mẹ vẫn thường dạy chúng ta, để chúng ta không phung phí đồ ăn, thức uống, và cũng là để chúng ta biết quý trọng, nâng niu công sức vất vả một nắng hai sương quanh năm làm lụng của người nông dân. Ngoài ra, ca dao còn dạy chúng ta biết yêu thương quý trọng gia đình, quý trọng những tình cảm thiêng liêng, cao cả mà gần gũi, ấm áp:
“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Một long thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”[1,1 tr.61]
Có những câu ca dao về tình cảm gia đình cất lên từ những nỗi đau, từ những bơ vơ của cuộc đời:
“ Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?”[11, tr.224]
Hai tiếng “phập phồng” nhuốm câu ca dao trong cái mờ nhòa ủ ê của mưa và nước mắt, nổi lên giữa bức nền ấy là hình ảnh bơ vơ của đứa trẻ chạy theo mẹ nó trong cơn mưa. Mẹ đi lấy chồng con ở với ai? Câu hỏi ngây thơ, ngơ ngác cất lên mà sao đau đớn, tủi phận. Đau đớn cho số phận người mẹ dứt ruột bỏ con mình. Đau đớn cho số phận đứa con bơ vơ giữa cơn mưa và bơ vơ giữa cuộc đời… Câu ca dao chạm vào trái tim ta như những vết cứa, day dứt và đau đớn. Những cảm xúc mạnh mẽ ấy làm ta biết quý trọng những gì chúng ta đang có, biết quý trọng gia đình đang ở bên ta… Và đó là cách ca dao tác động vào tư tưởng chúng ta, bằng con đường tình cảm, chạm vào trái tim với những cung bậc xúc cảm, để từ đó tạo nên nhữn giao thoa nơi tư tưởng.
Bên cạnh đó, ca dao còn chất chứa những bài học sâu sắc về cuộc sống, về các mối quan hệ xã hội. Đó là bài học về lòng yêu nước :
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”[11, tr.150]
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.[11, tr.21]
Ca dao dạy ta lòng kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó khăn:
“Làm trai cho đáng nên trai Sao cho xứng đáng giống nòi nhà ta
Ghé vai gánh vác sơn hà
Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu”[11, tr.118]
Tất cả những bài học đó, những tư tưởng tình cảm đó, trong cuộc sống hôm nay vẫn luôn là những bài học sâu sắc, đáng giá. Điều đó chứng tỏ vai trò cũng như tầm quan trọng của sự tồn tại của ca dao dân ca trong lời ăn tiếng nói, trong công việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sông hằng ngày. Có thể nói, ca dao dân ca góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện nhân cách con người, rèn luyện, bồi đắp những tư tưởng đẹp, tình cảm đẹp.
1.3.3.3. Ca dao phản ánh cái nhìn về giới nữ
Ca dao ca ngợi người phụ nữ. chúng ta thấy, trong lịch sử dân tộc, chị em có một vai trò thật quan trọng. Với thiên tính nữ, họ không chỉ làm mẹ, làm vợ mà còn góp phần tạo nên nhiều nét thuần phong mỹ tục, dạy dỗ con cái, giữ gìn gia đạo và bảo tồn nét đẹp dân tộc . Quên đi những nhọc nhằn, vất vả của cuộc sống lao động, những người phụ nữ bình dân ấy cũng
có khi thật tế nhị, ý ứ, nết na:
“Sáng ngày tôi đi hái dâu Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn
Hai anh đứng dậy hỏi han Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu
Thưa rằng tôi đi hái dâu Hai anh mở túi đưa trầu mời ăn
Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người”[11, tr.187]
Họ biết đề cao tình yêu thương, lòng chung thuỷ:
“Trăng tròn chỉ có đêm rằm
“Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đạo nghĩa can thường chớ đổi đừng thay
Dẫu có làm nên danh vọng
rủi có ăn mày ta cũng theo ” [11, tr.135-136]
Người phụ nữ đảm đang, vị tha, chung thuỷ đã thể hiện cảm nghĩ của một cách giản dị mà vẫn có sức cuốn hút lạ thường. Cả khi khó khăn họ vẫn nhẫn nại:
“Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm , sông hương mặc người”[11, tr.49] “Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”[11, tr.181]
Chỉ những lời ca ngắn ngủi mà chất chứa trong đó bao ý tình sâu xa. Đó là lời nhắn nhủ của những người phụ nữ trọn nghĩa vẹn tình. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn đồng cam cộng khổ cùng chồng, xây dựng một gia đình đầm ấm yên vui. Ở thời nào cũng vậy, vẻ đẹp của người phụ nữ như một hằng số, bất biến ngàn đời. Đó là sự nhẫn nại, cam chịu, là sự thuỷ chung son sắt. Dù bao khổ đau, bất hạnh vẫn không thể vùi lấp được những vẻ đẹp đó. Nó như những viên ngọc thô mà thời gian, những bất hạnh khổ đau là chất xúc tác mài giũa, càng ngày càng toả sáng lấp lánh. Văn học, nghệ thuật ngày nay cũng rất chú ý đến việc lưu giữ những vẻ đẹp của người phụ nữ. Nhưng những làn điệu dân ca từ thuở sơ khai vẫn chính là kho tàng vô giá lưu giữ trọn vẹn nhất về những con người kì lạ ấy: càng trong đau khổ lại càng ngời sáng, thanh cao. Sẽ còn mãi lắng đọng trong tâm hồn những người dân đất Việt hình ảnh những người phụ nữ sáng lấp lánh trong những câu ca dao tự ngàn xưa.
Ca dao còn là tiếng nói bênh vực, cảm thông đối với người phụ nữ. Rõ ràng, trong quan niệm của dân gian và cũng là truyền thống văn hóa dân tộc, người phụ nữ bình đẳng với nam giới trên nhiều phương diện, chứ không hề bị xem nhẹ. Ca dao có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”[11, tr.61]
Là một so sánh cực kỳ độc đáo, nhấn mạnh vai trò to lớn của người mẹ, không kém người cha. Họ luôn sóng đôi cùng nhau: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. Người vợ cùng chồng quán xuyến mọi việc, cả đối nội lẫn đối ngoại, chứ không chỉ quẩn quanh mỗi việc bếp núc, nhà cửa, con cái… Thậm chí, đôi khi vai trò của người phụ nữ quan trọng hơn cả đàn ông: “Lệnh ông không bằng cồng bà”. Ca dao từng có những câu tôn vinh giá trị của người phụ nữ. Tạo hóa sinh ra phụ nữ như là đại diện cho bản sắc văn hóa linh hoạt của dân tộc: vừa dịu dàng, vừa bản lĩnh; vừa là người chủ trong gia đình, lại vừa là người phục vụ; dù được tôn trọng nhưng vẫn không ỷ lại. Chính vì vậy, người phụ nữ đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Điều đó giải thích vì sao phần lớn các hình thức tín ngưỡng ở ta đều gắn với yếu tố nữ và người phụ nữ trở thành đối tượng được tôn vinh trong đời sống tâm linh của cư dân bản địa. Nào là các nghi lễ cúng Mẹ Lúa, các tín ngưỡng thờ nữ thần nông nghiệp, các loại hình thờ Mẫu… Câu chuyện về “Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ” thời lập quốc là minh chứng rõ nét cho “nguyên lý Mẹ” của người Việt Nam. Điểm qua một số câu ca dao về phụ nữ Việt Nam, chúng ta thấy, trong lịch sử dân tộc, giới nữ có một vai trò thật quan trọng. Với thiên tính nữ, họ không chỉ làm mẹ, làm vợ mà còn góp phần tạo nên nhiều nét thuần phong mỹ tục, dạy dỗ con cái, giữ gìn gia đạo và bảo tồn nét đẹp dân tộc.
Ca dao còn là tiếng kêu thương phản ánh sự bất bình. Trong thế giới đó, lắng sâu hơn cả vẫn là hình ảnh của những người phụ nữ xưa - đau khổ, cay đắng đến cùng cực nhưng cũng đẹp đẽ, cao quý đến vô ngần. Có thể nói, ca dao đã làm tròn sứ mệnh của nó trong việc lưu giữ những nỗi lòng của người phụ nữ bình dân xưa và mang đến cho ta cái nhìn toàn diện về họ, trong khổ đau cũng như những vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng.
Có ai đó đã nói, nếu dùng một từ để nói về số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến thì đó là “tủi nhục”. Quãng thời gian họ sống trên đời được đong đếm bằng những nỗi đau khổ mà họ phải gánh chịu. Khi còn nhỏ, sống
trong gia đình, người thiếu nữ đã phải chịu sự bất công của quan niệm “trọng nam khinh nữ”:
“Em như cây quế trong rừng
Thơm cay ai biết ngát lừng ai hay”[11, tr.85]
Khi đi lấy chồng, họ còn chịu thêm trăm điều cay cực. Quan niệm “xuất giá tòng phu”, “lấy chồng làm ma nhà chồng” đã khiến bao người phụ nữ xa quê phải ngậm ngùi nuốt đắng cay, thấm thía nỗi buồn, nhớ khi nghĩ về quê mẹ:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”[11, tr.45] “Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần”[11, tr.45]
Nhớ nhà nhớ mẹ mà không được về, những người đi làm dâu còn phải chịu sự đày đoạ của gia đình nhà chồng, đặc biệt là mẹ chồng. Trong chế độ cũ, những người mẹ chồng xưa kia thường là “nỗi kinh hoàng” của những nàng dâu vì xã hội phong kiến với quan niệm hôn nhân gả bán cho phép người ta “mua” vợ cho con khác nào mua người lànm không công, trả cái nợ đồng lần mà chính người