Định kiến về dung tướng (ngoại hình)

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNCỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Định kiến về dung tướng (ngoại hình)

Bình thường dung nhan người phụ nữ được ca ngợi, thậm chí những khuyếm khuyết vẫn được “chin bỏ làm mười”:

“Trên đầu những rác cùng rơm

Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu....”[11, tr.123]

Tuy nhiên bên cạnh đó ngoại hình người phụ nữ còn thể hiện cái nhìn khá cay nghiệt khi miêu tả dung nhan. Người phụ nữa xưa luôn phải đối diện với những định kiến bảo thủ, lạc hậu. Với nững quan niệm xưa khiến người phụ nữ luôn phải tự ti về bản thân, luôn nép mình trong bóng tối mặc cho họ đè nén, mắng nhiếc. Những sự cam chịu này được ăn mòn theo thời gian làm cho định kiến về người phụ nữ ngày một nhiều hơn. Đặc biệt là những định kiến về ngoại hình của nữ giới càng khiếm họ trở nên thấp cổ bé họng.

Khuôn mặt của người phụ nữ đã trở thành tâm điểm phán xét về định kiến liên quan đến họ.

Người ta thường nói “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” vậy mà thời phong kiến người ta lại quy gán những đặc điểm tính cách ác độc, ghê gớm cho người phụ nữ chỉ thông qua đặc điểm cấu tạo của đôi mắt:

“Cổ tay em trắng như ngà,

Con mắt em liếc như là dao cau”[11, tr.60]

Những câu ca dao này đã tồn tại từ lâu đời, trong khi những khuôn mẫu giới thời phong kiến lại rất đề cao sự thủy chung, nết na, thùy mị của người phụ nữ. Tuy nhiên , những câu ca dao trên lại áp đặt một tính cách tiêu cực cho giới nữ mà chỉ dựa vào cấu tạo sinh học của đôi mắt. Không chỉ những người có đôi mắt lá dăm, những người mắt một mí, mắt nhỏ, một mắt cũng bị quy gán cho tính cách lẳng lơ. Trên thực tế không có cơ sở nào ccho sự kết luận này, nhưng định kiến này lại khẳng định quan niệm trên. Vậy nên, trong một hoàn cảnh cụ thể người phụ nữ không may mắn nào đó sẽ trở thành đối tượng bị định kiến.

Những người có cái môi dày thường bị cho là người hay ăn vụng, ăn quà vặt. người có cái môi mỏng thì bị cho là hay mách lẻo, nhiều chuyện. Còn người có cái môi cong thì bị cho là những ngời hay hờn dỗi bởi những lý do không chính đáng. Thậm chí, những người phụ nữ bị thâm môi hay có cái răng khểnh thì bị cho là độc ác, dữ dằn:

“Môi dày ăn vụng đã xong

Môi mỏng hay hớt, môi cong hay hờn”[10, tr.156]

Cùng là một đặc điểm bề ngoài giống nhau nhưng nam giới lại được gán cho những đặc điểm tính cách tốt và ngược lại phụ nữ bị gán co những tính cách xấu. Cùng là chiếc miệng rộng, người phụ nữ ngay lập tức bị gán cho là lắm mồm, là dấu hiệu gây nên những bất hòa trong gia đình:

“Đàn ông miệng rộng thì sang

Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà”[10, tr.101]

Những đặc điểm trên khuôn mặt của người phụ nữ tưởng chừng như đó chỉ là những cấu tạo bẩm sinh nhưng lại bị quy gán cho những tính cách xấu của con người, mà dường như không có một cơ sở nào chỉ là những nhận thức còn rất mơ hồ.

Người phụ nữ bị đánh giá bởi những định kiến mơ hồ. Định kiến người phụ nữ còn thể hiện qua thân hình. Những người phụ nữ béo thì bị gắn với tính hay ăn vụng, hay đánh con. Những người to hông thì bị coi là lười làm, không khéo léo, không biết tính toán. Thậm chí những người phụ nữ đẹp da trắng, tóc dày cũng bị gán chon gay tính cách lười biếng:

“Những người da trắng tóc thừa Đẹp thì đẹp thật nhưng thưa việc làm”

“Những người phinh phính mặt mo,

Chân đi chữ bát thi cho chẳng màng”[10, tr. 101]

Có thể thấy rằng, rù cho người phụ nữ có thân hình xấu hay đẹp cũng đều là đối tượng bị gán nhãn cho những đặc điểm tính cách xấu. mặc dù, thực tế không phải tất cả những người có đặc điểm ngoại hình như trên đều có tính cách xấu như vậy. Suy cho cùng trong quan niệm xưa người phụ nữ cũng chỉ là công cụ phục vụ cho lợi ích của người đàn ông mà thôi! Một mặt những định kiến trên phản ánh kinh nghiệm tướng số của người xưa, những nhận thức còn rất mơ hồ của con người. mặt khác, nó phản ánh những nhận thức mang tính khuôn mẫu giới một cách sâu sắc trong xã hội phong kiến. Đến nay chưa có cơ sở khoa học nào đủ thuyết phục để lý giải cho những định kiến này, chỉ biết rằng nó sẽ gây ra bất lợi cho cả hai giới, đặc biệt là nữ giới. Nếu phán xét con người theo cách như thế này thì chắc chắn sẽ có nhiều phụ nữ chỉ ngay khi xuất hiện thôi, lập tức vô cớ họ sẽ thành nạn nhân của định kiến. Và khi đó nó sẽ trở thành nỗi ám ảnh đối với người phụ nữ.

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 45 - 47)