Hình tượng “con bống” ẩn dụ về phẩm hạnh

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 69 - 70)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNCỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Định kiến giới thể hiện qua nghệ thuật ẩn dụ

3.2.2. Hình tượng “con bống” ẩn dụ về phẩm hạnh

Con bống (hay cái bống, cá bống) cũng là hình ảnh tiêu biểu thường xuyên

xuất hiện trong ca dao Việt Nam. Đối với người Việt, cái bống hay con bống là biểu tượng đặc trưng cho người thiếu nữ hay thiếu phụ. Nhà nghiên cứu quả là đúng đắn khi đưa ra nhận định nói chung đối với người nông dân, con cá bống có vẻ xinh xẻo, hiền lành, cho nên mỗi khi nói đến cái Bống là người nông dân nước ta nói bằng một giọng nâng niu. Tiêu biểu như những câu ca dao như sau:

“Cái bống cõng chồng đi chơi Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng. Chú lái ơi, cho tôi mượn cỗ gầu sòng, Tôi tát nước cạn cho chồng tôi lên.[11, tr.31]

Nhờ thủ pháp phóng đại người phụ nữ có thể bày tỏ nỗi lòng của mình, hạng người đàn ông như vậy mà lại bắt họ phục tùng, trung thành, đức hạnh, cam chịu. Từ đó người phụ nữ đem địa vị của người đàn ông ra giễu cợt.

“Cái bống là cái bống bình, Thổi cơm nấu nước một mình mồ hôi.

Rạng ngày có khách đến chơi, Cơm ăn rượu uống cho vui lòng chồng.

Rạng ngày ăn uống vừa xong, Tay nhấc mâm đồng, tay trải chiếu hoa.

Nhịn miệng đãi khách đằng xa,

Ấy là của gửi chồng ta ăn đường.”[10, tr. 310]

Cá bống vốn là thứ đồ ăn ngon của nhân dân lao động, cá bống cũng thường được phụ nữ nông thôn kiếm ra và do tay họ nấu nướng. Cá bống không chỉ ngon mà nhìn khá xinh xẻo. Vì vậy, nên nhân dân lao động Việt Nam đã mượn hình ảnh con cá bống để nói về người thiếu nữ hay người phụ nữ Việt Nam: “Cái bống đi chợ…”, “Cái bống cõng chồng…”, “Cái bống thổi cơm, nấu nước”, “cái bống

lấy chồng kẻ chợ…”. Chỉ vài trường hợp rất đặc biệt là người ta thấy cái bống có vẻ “ta đây kẻ giờ”, “muốn giương vây” tí chút, như đã có những câu:

“Chị em ta ra chơi ngoài ngòi, Thấy con cá bống nó đòi giương vây.

Chị em ơi, mang rập lại đây,

Xem con cá Bống nó giương vây thế nào!”[2, tr. 63]

Đối với người nông dân thì cá Bống vẫn luôn xin xẻo và hiền lành, đó cũng chính là một phần tính cắt người phụ nữ Việt Nam. Bởi sự hiền dịu, luôn suy nghĩ cho gia đình nên nhiều khi định kiến về nữ giới đối với họ là chuyện đương nhiên và họ buộc phải chấp nhận. Nội dung ca dao nói về con bống rất phong phú, nó biểu hiện nhiều khía cạnh cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến nước ta. Hình thức câu văn và nhạc điệu của những bài ca dao rất phong phú.

Người phụ nữ phải chịu hầu hết những đau khổ của cuộc đời. Họ nghe mọi lời sai khiến của chồng và cũng luôn phải làm hài lòng cho chồng được vui. Khách đến nhà người vợ phải lo cơm nước đầy đủ, có rượu để uống có như vậy thì chồng mới được mở mày mở mặ, còn người vợ vất vả một mình chuẩn bị cơm nước, đến khi ăn cũng phải nhịn miệng đãi khách. Qua đó, để có thể thầy số phận long đong, lân đận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Tóm lại, ẩn dụ trong ca dao rất sâu sắc, có tác động mạnh đến tâm trí người đọc. Đây là cách thể hiện rất điêu luyện vừa tinh tế, bình dị vừa hàm súc, khái quát lại mang tính hình tượng cao. Với bất kì hình tượng ẩn dụ nào cũng đều ẩn chứa một tâm hồn, một trí tuệ, một nỗi khát khao, một nỗi nhớ nhung hay u sầu, day dứt. Phép ẩn dụ ở đây không những là phương tiện xây dựng hình tượng mà còn hàm chứa sức mạnh biểu cảm

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 69 - 70)