Từ mặt trái đến cái nhìn mang tính định kiến về giới nữ trong xã hội Việt

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNCỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Nho giáo và vấn đề “định kiến” trong cái nhìn về giới nữ

1.2.2. Từ mặt trái đến cái nhìn mang tính định kiến về giới nữ trong xã hội Việt

1.2.2.1. Biểu hiện của cái nhìn định kiến đối với giới nữ trong xã hội Việt xưa.

Nho giáo trở thành một hệ tư tưởng thống trị một thời gian dài trong gia đình phong kiến. Tuy nhiên, những luật định khá cứng nhắc của nó vô hình chung đã đẩy người phụ nữ vào bức tường không lối thoát. Từ xưa đến nay người đứng đầu gia đình là người có trách nhiệm lớn lao nhất trong sự duy trì, phát triển gia đình. Trong gia đình nhiều thế hệ, vị trí người gia trưởng thuộc về người cụ, người ông hay người cha thuộc ngành trưởng. Tôn ti trật tự gia đình này tuân thủ các quy định về trưởng - thứ, nam - nữ, nội - ngoại hết sức chặt chẽ tạo nên chế độ gia trưởng tông tộc bền vững. Chính vì vậy người đứng đầu gia đình phải có đạo đức tốt. Nho giáo coi trọng nguồn gốc con người, coi gia đình gắn chặt với họ hàng, coi tuyệt tự, quên mất tổ tiên là tội lỗi với tổ tiên. Do đó, việc ghi chép gia phả, cúng tế tổ tiên, họp mặt họ tộc... là việc đặc biệt quan trọng, không được bỏ bễ.

Nho giáo đề cao chữ Hiếu, đề cao lễ nghĩa, tiết hạnh, bảo vệ gia đình, gia tộc, tông tộc. Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, cha mẹ mất thì phải chôn cất chu đáo, cư tang để đền đáp ân nghĩa. Trong hôn nhân, Nho giáo đề cao tình nghĩa vợ chồng, không cho phép ngoại tình sau khi kết hôn. Người vợ phải biết Tam tòng, tứ đức, ngược lại người chồng cũng không được lạm dụng uy quyền để hành hạ vợ (bởi như thế là hành vi "Bất nhân, bất nghĩa").

Nho giáo đưa ra chuẩn mực về người phụ nữ, người phụ nữ trước hết phải hiểu và làm theo “tam tòng”: “Tại gia tòng phu, xuất giá tòng phu, Phu tử tòng

tử”. Nghĩa là người phụ nữ khi còn ở nhà thì phải nghe theo cha, người cha quyết

định vận mệnh và hạnh phúc của con gái, còn người mẹ luôn giữ vai trò thứ yếu, bởi chính họ cũng phải phụ thuộc vào chồng. Chồng chết thì phải theo con, phải ở vậy “tòng” con suốt đời, không được đi bước nữa. Suốt đời phải ghi nhớ đạo lý “tam tòng” nên người phụ nữ luôn là người phụ thuộc vào nam giới, bất kể người đó là cha, là chồng hay là con trai mình. Tư tưởng trọng nam, khinh nữ với những tàn dư của nó vẫn còn tồn tại dai dẳng, biểu hiện trong cách nghĩ và hành vi lối

sống của người Việt Nam. Chính điều này là rào cản đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ ở nông thôn trong việc tham gia quản lý, hoạt động xã hội, tiếp cận và hưởng thụ các quyền trên lĩnh vực kinh tế. Với việc đề cao tuyệt đối vai trò của người đàn ông, người chồng trong gia đình mà người phụ nữ tự cho mình phải phụ thuộc vào chồng, chấp nhận lép vế so với chồng. Từ đó tạo ra quan niệm an phận thủ thường, sự cam chịu, thụ động, lệ thuộc vào chồng, làm cản trở sự phát triển của họ. Người phụ nữ chấp nhận cách sống như vậy nên cuộc sống vất vả, toàn tâm toàn ý chăm lo vun vén gia đình, chăm sóc con cái để chồng có thời gian nghỉ ngơi mà không một lời kêu ca, trách móc. Việc chia sẻ công việc trong gia đình tuyệt nhiên không có. Đạo “Tam tòng” đảm bảo trật tự và thái độ ứng xử đối với các thành viên, sự nể trọng kính nhường nhau trong gia đình. Từ đó giúp mở rộng quan hệ với người khác.

Bên cạnh đó Nho giáo cũng đề cao về “tứ đức” gồm: Công - Dung - Ngôn - Hạnh. “Công” chỉ sự khéo léo , đảm đang trong công việc gia đình, là nữ công gia chánh, tề gia nội trợ, thêu thùa, làm cỗ bàn tiếp khách… Nói cách khác, đó là tinh thần tận tụy trong việc bếp núc, may vá để phục vụ cho sự an nhàn của người đàn ông. Cao hơn nữa là biết cầm kì thi họa nhưng cầm kì thi họa cũng là để phục vụ gia đình làm giảm nhẹ mệt mỏi của chồng ở chốn quan trường về. “Dung” là vẻ đẹp hình thức, từ nét mặt, dáng đi khoan thai đến cách ăn mặc và trang điểm. Đó chính là yêu cầu về nhan sắc đối với người phụ nữ. Khi người đàn ông lựa chọn người phụ nữ làm vợ thì dung nhan là một trong những yêu cầu không kém phần quan trọng. “Ngôn” chỉ lời ăn tiếng nói trong giao tiếp, ứng xử với mọi người. Điều quan trọng là lời nói phải dịu dàng, có lễ độ, biết gọi dạ bảo vâng, tuyệt đối lễ phép, phụng tùng chồng và cha mẹ chồng. “Hạnh” là đức hạnh, là sự tuân theo lễ nghĩa và hiếu với cha mẹ, an hem, biết nhường người, giúp đỡ người, không cay nghiệt độc ác, không kiêu sa… điều cốt yếu là người phụ nữ phải giữ gìn trinh tiết, phải chung thủy với một người chồng duy nhất, cho dù người chồng ấy có là kẻ xấu xa, tàn nhẫn. Hơn nữa, nếu chồng chết cũng không được phép tái giá mà phải chọn đời thủ tiết mới đáng được biểu dương, ca ngợi.

Cùng với “tam tòng”, “tứ đức”, Nho giáo còn coi trọng trinh tiết. Đạo “tiết hạnh” cũng là một sợi dây không kém phần oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. Theo tiết hạnh, người đàn ông có thể năm thê bảy thiếp nhưng người phụ nữ lại không thể lấy hai chồng. Đối với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân hoặc sống thử, đạo Nho rất phê phán, xem đó là hành động vô đạo đức, làm nhục gia quy. Nhiều người thời hiện đại phê phán tư tưởng này là “cổ hủ, chà đạp quyền tự do”, nhưng nếu suy nghĩ sâu xa thì quy định này đảm bảo sự bền vững của mỗi gia đình cũng như xã hội: Con gái biết quý trọng trinh tiết nên không lo bị Sở Khanh lừa gạt, con trai thì có ý thức giữ gìn bản thân không sa đọa vào nữ sắc, nạn mại dâm không thể lan tràn, bệnh hoa liễu và nạo phá thai được giảm thiểu tối đa (điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh y học thời xưa còn lạc hậu).

Trái với cách nghĩ của nhiều người cho rằng Nho giáo “chà đạp phụ nữ”, thực sự chính Nho giáo đã bảo vệ quyền lợi vật chất cũng như tinh thần của người phụ nữ trong một xã hội luôn bị thiên tai, dịch bệnh đe dọa (đàn ông không được ngoại tình, đánh mắng vợ vì lo sợ bậc trưởng thượng và gia tộc của anh ta phê phán, người mẹ già không lo bị con cái bỏ rơi, kẻ cưỡng hiếp phụ nữ bị luật pháp trừng trị rất nghiêm khắc). Ngược lại, Nho giáo cho rằng người phụ nữ cũng phải tu dưỡng bản thân, rèn luyện những mỹ đức như Công - Dung - Ngôn - Hạnh, chăm sóc gia đình chu đáo, làm đẹp lòng họ tộc, có như vậy gia đình và dòng tộc mới được yên ấm. Những mặt tích cực của Nho giáo đối với người phụ nữ góp phần củng cố, phát triển thêm những truyền thống đạo đức tốt đẹp của người phụ nữ, càng làm cho những phẩm chất tốt đẹp ấy được nâng cao. Trong gia đình, đại bộ phận người phụ nữ biết quan tâm chăm lo cho bố mẹ, chồng và con cái, ít có thời gian cho bản thân mình, luôn nhường nhịn, bao dung và thủy chung, son sắt với chồng con.

1.2.2.2. Những định kiến trong Nho giáo

Bên cạnh ảnh hưởng tích cực, Nho giáo cũng có một số tác động tiêu cực. Những định kiến này đã gây tác hại lớn trong suốt thời gian dài ở Việt Nam, những quan niệm tiêu cực về đạo đức đối với người phụ nữ trong nho giáo còn ảnh hưởng khá nặng nề trong nếp nghĩ, lối sống của nhiều người, đặc biệt cuộc sống trong xã

hội phong kiến Việt Nam xưa, nhất là tư tưởng địa vị, ngôi thứ với tôn ti trật tự nặng nề. Không chỉ thế, các vấn đề như đầu óc gia trưởng, bệnh gia đình chủ nghĩa, tư tưởng trọng nam, khinh nữ, sinh con trai con gái, sự coi thường người phụ nữ trong gia đình và xã hội, tình trạng bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới, thiếu bình đẳng trong phân chia tài sản, cản trở chính sách hôn nhân tự do… đã ăn sâu vào tiềm thức của con người ở thời kỳ này, cụ thể là:

Một là, quan niệm sinh con trai, con gái. Sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ còn tồn tại ảnh hưởng không nhỏ đến việc “bình đẳng giới”. Không ít người phụ nữ bị chồng và gia đình nhà chồng ruồng rẫy cũng vì lý do không sinh được con trai. Bởi lễ giáo đạo nho coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường, một việc làm hết sức thiêng liêng của đạo làm người. Vấn đề “tự tuyệt”, “vô hậu” không có con, không có người nối dõi là điều hết sức đau khổ.

Hai là, trong hôn nhân, đạo đức Nho giáo cản trở chính sách hôn nhân tự do. Nhiều đôi nam nữ yêu nhau nhưng không đến được với nhau dẫn đến sự chia ly, tuyệt vọng. Người con gái đi lấy chồng thậm chí không biết mặt chồng. Có khi không may mắn sẽ phải làm lẽ vì lúc này tư tưởng đa thê vẫn còn tồn tại. Từ đó dẫn đến việc người vợ trong gia đình bị ngược đãi, bị xâm hại cả về vật chất và tinh thần.

Ba là, quan niệm an phận thủ thường, lệ thuộc vào chồng đã ăn sâu trong tiềm thức người phụ nữ, làm cản trở sự phát triển của phụ nữ. Chính bởi tư tưởng “trọng nam khinh nữ” tồn tại khá nặng nề, khiến phụ nữ dần chấp nhận sự phân biệt đối xử. Với tâm lý tự ti, an phận, chịu đựng… những tâm lý này cản trở nhiều đối với sự phát triển của người phụ nữ.

Bốn là, đạo đức nho giáo coi thường phụ nữ là rào cản đối với phụ nữ trong việc tham gia vào quản lý, hoạt động xã hội. Vì tuyệt đối hóa vai trò và quyền uy của người đàn ông nên phụ nữ bị coi là kẻ kém cỏi từ đó phân biệt nghề nghiệp đối với nữ giới. Ngoài việc phục vụ chồng con, chăm lo nhà cửa, nội trợ, lo việc đồng áng thì người phụ nữ không có quyền tham gia vào hoạt động xã hội. Từ đó người phụ nữ mất đi vị thế trong xã hội và không có tiếng nói.

Trong xã hội phong kiến, địa vị luôn gắn với danh vọng và quyền lợi. Sự ra đời của Nho giáo cũng tồn tại không ít hạn chế cản trở sự phát triển của nữ giới. Có thể nói Nho giáo đề cao gia đình hơn bất cứ một học thuyết nào khác. Quan hệ gia đình theo Nho giáo là quan hệ đặc biệt chặt chẽ, phải được tái sinh, tái lập, và mở rộng theo trách nhiệm nghĩa vụ, và đồng thời giữ gìn trật tự kỷ cương. Chúng ta thường nghe nói "Nước có quốc pháp, nhà có gia phong", là câu nói răn dạy con người sống có phép tắc, đồng thời còn là biểu tượng tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc là nguyên khí tinh thần độc lập, tự cường của một dân tộc, là bản sắc riêng về truyền thống văn hóa.

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 25 - 29)