Khẳng định giá trị của bản thân

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 65 - 66)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNCỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Định kiến giới thể hiện qua nghệ thuật so sánh

3.1.3. Khẳng định giá trị của bản thân

Người phụ nữ Việt Nam dù trong khó khăn, thử thách họ vẫn thể hiện bản lĩnh. Tác giả bình dân đã tự hào ca ngợi vẻ đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn của người phụ nữ, thể hiện giá trị vốn có của họ:

“Thân em như cây cải mùa đông

Non thì làm ghém, có ngồng làm dưa”[10, tr.257] “Thân em như chim phượng hoàng

Khi bay qua bể, khi đậu ngàn sơn lâm”[10. Tr. 234]

Người phụ nữ Việt Nam thật đáng yêu, không phải họ chỉ đẹp bằng hình ảnh khăn nhung, mỏ quạ của xứ kinh kỳ, bằng chiếc nón lá rất Huế hay bằng một chiếc áo bà ba dịu dàng Nam bộ mà họ còn đẹp về tâm hồn và phẩm hạnh. Quả thật, họ như bông sen mọc giữa đầm lầy, đậm sắc và ngát hương.

Những câu ca dao bắt đầu mô-típ “Thân em...” còn thể hiện nỗi khát khao về một tình yêu đẹp, một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Bởi thế, những người phụ nữ thật dịu dàng và nhu mì trong trường liên tưởng:

“Thân em như trến mít chạm rồng

Thân anh như kèo chua chạm phụng, đẹp vô cùng anh ơi!”[10, tr.245]

Thật đẹp đôi và hạnh phúc biết bao! Người bình dân còn hào sảng đặt thân phận người phụ nữ một địa vị cao hơn, hơn cả “Thân anh”. Thậm chí, nhiều câu ca dao phủ định vai trò tối thượng của người đàn ông trong xã hội cũ; qua đó thể hiện sự

phản kháng, vùng dậy của nữ giới. Họ cũng có nhu cầu được hạnh phúc, được là chính mình. Bởi thế lắm lúc họ ngang nhiên thách thức:

“Thân em như thể xuyến vàng

Thân anh như manh chiếu rách bạn hàng bỏ quên”[10.tr.224]

Vậy mới biết, “Thân em...” cũng có ba bảy kiểu, đâu chỉ biết buông xuôi cam chịu! Đa phần những câu, bài ca dao này được làm bằng thể thơ lục bát, một số ít được làm theo thể song thất lục bát. Một thành công rất đáng trân trọng của những câu ca dao loại này là sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Người bình dân thường sử dụng những hình ảnh rất đa dạng, phong phú nhưng đều rất quen thuộc với đời sống nông thôn: cá vô lờ, chẽn lúa đòng đòng, trái bần,... Những hình ảnh, sự vật này người ta đã biết rõ đặc điểm, thuộc tính cơ bản của chúng, nhờ vậy người đọc rất dễ hình dung và nhận biết.

Nếu không may rơi vào hoàn cảnh trớ trêu, họ chỉ có một cách lựa chọn là cúi đầu chấp nhận. Dân gian đã ví: Thân con gái mười hai bến nước, trong nhờ, đục chịu, bởi vì người phụ nữ đã bị bao điều đè nén, ràng buộc, bị tước đoạt quyền tự do, quyền làm chủ bản thân. Quy định tam tòng: Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử không cho họ được sống theo ý mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Dẫu biết là vô lí, bất công cũng vẫn phải nhẫn nhục, cam chịu.

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 65 - 66)