CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNCỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. Định kiến giới thể hiện qua nghệ thuật ẩn dụ
3.2.3. Hình tượng con “con cuốc” ẩn dụ của thân phận đắng cay
Ẩn dụ được hình thành dựa trên mối quan hệ tương đồng của cái được biểu đạt và cái biểu đạt. Cảm nghĩ không được nói ra trực tiếp mà chủ yếu là trình bày gián tiếp thông qua sự liên tưởng. Tìm hiểu mối quan hệ tương đồng giữa hình ảnh ẩn dụ và đối tượng được nói đến, chúng ta sẽ thấy được cơ sở để hình thành định kiến đối với nữ giới.
“Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”[11, tr.211]
Con cuốc, là hình ảnh ẩn dụ nói về những thân phận, số phận nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời. Đó là những cuộc đời phiêu bạt, những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ, thật “thương thay” thật đáng thương ! Thân phận con cuốc càng đáng “thương thay” ! Nó đã “kêu ra máu” giữa trời mà “cố người nào nghe”, nào có được cảm thông, được san sẻ. “Con cuốc” trong văn cảnh này biểu hiện cho nỗi oan trái, cho nỗi đau khổ của nhân dân lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ. Càng kêu máu càng chảy, càng đau khổ tuyệt vọng. Bằng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ sâu sắc, hai tiếng “Thương thay” được đặt ở đầu câu, đã nhấn mạnh nỗi vất vả, gian khó, thân phận thấp hèn của người dân lao động khi xưa. Qua đó, ta thêm cảm thông hơn với những ngày tháng đất nước còn chìm trong đêm trường áp bức, bóc lột của bè lũ quan tham, địa chủ còn tồn tại. Những câu ca dao sẽ mãi còn giá trị với thế hệ con cháu mai sau.
“Con cuốc kêu khắc khoải mùa hè Làm thân con gái phải nghe lời chồng
Sách có chữ phu xướng phụ tong Làm thân con gái lấy chồng xuất gia
Lấy em về thờ mẹ kính cha
Thờ cha kính mẹ ấy là người ngoan”[11, tr.56]
Nội trợ, chăm sóc con cái và thành viên khác trong gia đình không phải là “thiên chức” của người phụ nữ. Thực tế, người đàn ông cũng có thể làm được thậm chí còn làm rất tốt. Đây là sự phân công lao động bất bình đẳng mà ngày nay chúng ta đang hàng ngày nỗ lực để người đàn ông cần có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình với người phụ nữ. Có thể nói, ngưởi phụ nữ là linh hồn trong gia đình, nhưng họ lại bị định kiến bởi xã hội, bởi chính những người mà họ yêu thương. Ở đó, người con trai được coi trọng, người chồng đóng vai trò chụ cột, chủ động còn người vợ ở vị trí phụ thuộc, thứ yếu, là công dân hạng hai. Người vợ luôn phải chịu hi sinh, là bàn đạp cho sự tiến bộ của đàn ông.