Người Phụ nữ với “Tứ đức”

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNCỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Định kiến về phẩm chất người mẹ, người vợ trong gia đình

2.2.2. Người Phụ nữ với “Tứ đức”

Tứ đức: tứ là bốn, đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có. Công: Khéo léo trong việc làm; Dung: Hòa nhã trong sắc diện; Ngôn: Mềm mại trong lời nói; Hạnh: Nhu mì trong tính nết. Khổng Tử- nhà triết gia nổi tiếng Trung Quốc, ông tổ của nền giáo dục thế giới đã đưa ra thuyết “Tam

tòng, Tứ đức” với các chuẩn mực: Công- Dung- Ngôn- Hạnh đây là các tiêu

chuẩn cơ bản của phụ nữ, mỗi phụ nữ cần tu luyện, hoàn thiện mình. Thế nhưng sự tuân phục và yêu cầu tuân phục một cách thái quá khiến người phụ nữ bị bó hẹp trong khuôn mẫu

Chữ ”Công” theo quan niệm xưa kia (nho giáo) được hiểu là nữ công gia chánh, tề gia nội trợ, may vá thêu thùa, nuôi dạy con cái khỏe mạnh, chăm ngoan. Người phụ nữ xưa luôn phải chăm lo cho gia đình, họ không có chỗ đứng trong xã hội. Cả tuổi thanh xuân từ lúc còn trẻ cho đến lúc về già họ cũng chỉ biết đến việc chăm lo cho gia đình và mọi quyết định đều phụ thuộc vào nam giới. Việc chăm sóc con cái dường như được giao phó cho người phụ nữ trong gia đình. Còn với người đàn ông vai trò chăm sóc con cái rất mờ nhạt. Sự áp đặt này khiến nữ giới mất đi quyền tự chủ và luôn phải phụ thuộc vào nam giới. Người phụ nữ luôn được dạy dỗ để trở thành người vợ ngoan, nghe lời, biến họ thành những kẻ nhẫn nhục, cam chịu sự sắp đặt, điều khiển của người đàn ông. Trong xa hội phong kiến, người ta coi đó là bình thường, tất nhiên như một quy luật đến nối chính bản thân người phụ nữ cũng chấp nhận một cách đương nhiên:

“Có con phải khổ vì con,

Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.”[11, tr.52]

Chữ “Dung” theo quan niệm xưa kia (Nho giáo) được hiểu là vẻ đẹp hình thức, dáng vẻ bề ngoài, “Dung” là “Dung nhan”. Chuẩn mực về vẻ đẹp xưa với

người phụ nữ là vẻ đẹp thùy mị, kín đáo, duyên dáng…như ca dao vẫn thường ca ngợi:

“Những người thắt đáy lưng ong

Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con”[10, tr. 100]

Khi còn con gái, người thiếu nữ Việt Nam sống êm đềm dưới gối cha mẹ để chờ ngày xuất giá vu quy. Đây là thời kỳ thơ mộng nhất, nàng được cha mẹ yêu thương rất mực và dạy bảo, khuyên răn đủ điều về nữ công, nữ hạnh để trở thành một người thiếu nữ hoàn toàn. Phận gái tứ đức vẹn tuyền Công dung ngôn hạnh là tiên phàm trần! Lại nhờ có nhan sắc, nàng được nhiều chàng thanh niên để ý săn đón, yêu thương:

“Vì em nên anh mới say

Khi xưa ai biết cõi này có tiên.”[11, tr.241]

Hay tiến xa hơn nữa:

“ Vào vườn hái quả cau con

Anh thấy em giòn, muốn kết nhân duyên.”[11, tr.238]

Thế nhưng đâu phải người phụ nữ nào cũng giữ được nhan sắc vẹn toàn, họ còn phải vất vả trăm bề lo toan cho gia đình. Thâm chí nữ giới không nhận được sự cảm thông từ nam giới mà còn bị chê là luộm thuộm, xuống cấp… như;

“Vợ anh đen lắm ai ơi

Đem ra chỗ nắng mà phơi cho giòn Thóc phơi ba nắng thì giòn,

Vợ anh ba nắng sắp đòn mà khiêng.[11, tr.243] Một ngày mấy lượt trèo non

Lấy gì làm đẹp làm giòn, hở anh?”[11, tr.134]

Mấy ai thấu hiểu cho số phận người phụ nữ, thời gian của họ đều dành cho gia đình, sớm khuya vì chồng con, rãi nắng dầm mưa không quản ngày đêm thì họ lấy đâu ra thời gian để chăm sóc bản thân, lúc nào họ cũng khoác trên mình bộ quần áo nâu, có khi là những bộ quần áo vá kín đáo. Người phụ nữ phải chấp nhận số phận, họ coi đó là trách nhiệm của bản thân, là việc người phụ nữ phải làm nên dù có xấu, có bị chê cười thì họ cũng phải ngậm ngùi sống qua ngày. Nam giới

lấy những chuẩn mực phong kiến để mà áp đặt lên phụ nữ và rồi khiến nam giới trở nên có những định kiến đối với nữ giới.

“Ngôn” là lời nói nhã nhặn, kín đáo, nhỏ nhẹ, dễ nghe; phải thưa, dạ,…

Lời nói đẹp còn phải gắn liền với cử chỉ phù hợp, nói năng nhẹ nhàng, cử chỉ đúng phép tắc, thể hiện sự đoan trang. “Ngôn” đòi hỏi người phụ nữ phải biết nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng phép tắc. Chuẩn mực trong ngôn từ giao tiếp luôn là điều cần thiết đối với tất cả mọi người bởi nó là phương tiện thể hiện nét đẹp văn hóa của con người. Thế nhưng trong xa hội phong kiến mặc dù những người phụ nữ hết lòng vì chồng vì con, ngày đêm chăm lo cho gia đình nhưng họ lại luôn bị chê cười bị gán cho những tính cách xấu xa.

Phụ nữ bị coi là những người lắm chuyện, nói nhiều, hay “túm năm tụm ba” lại để buôn chuyện:

“Bưng được miệng chĩnh, miệng vỏ

Nào ai bưng được miệng o, miệng dì”[11, tr.28]

Phụ nữ còn bị coi là những người hay ăn quà vặt, thậm trí còn tham ăn, tham ăn đến nỗi “để nợ cho con”. Trong ca dao có không ít những câu đưa ra đặc điểm tính cách này của người phụ nữ:

“Gái sao chồng đánh chẳng chừa Đi chợ vẫn giữ cùi dừa bánh đa”[11, tr.95]

Việc hình thành định kiến này đối với người phụ nữ bởi người xưa cho rằng, chỉ có người phụ nữ mới là người đi chợ và buôn bán nhỏ, do đó người ta chỉ thấy người phụ nữ đi chợ ăn quà chứ không bao giờ thấy đàn ông ăn quà. Hơn nữa, cuộc sống của họ gắn với một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, người dân phải sống trong cảnh nghèo đói cộng với sự thống trị của nho giáo khi mà trong gia đình những người đàn ông được ăn cơm trước và ăn ở trên nhà, những người vợ phải ăn sau và ăn ở dưới bếp. Thực tế có biết bao nhiêu thế hệ các bà, các mẹ, các chị… phải ăn đói nhường cơm cho các thành viên khác trong gia đình. Bởi vậy, những người phụ nữ ăn vụng, ăn quà vặt sẽ dễ để lại những ấn tượng xấu, trở thành định kiến về tính cách của họ.

“Hạnh” là đức thứ tư, được xem là quan trọng nhất của người phụ nữ, hạnh trong “Tứ đức”: chỉ hạnh kiểm, đạo đức, lòng nhân hậu, thủy chung son sắt, giàu tình yêu thương, giữ trọn nề nếp gia phong… Đức hạnh của người phụ nữ được thể hiện qua các mối quan hệ: quan hệ vợ - chồng, con cái - cha mẹ, …Người phụ nữ luôn phải giữ gìn phẩm hạnh, phải một lòng thủy chung với người chồng. Ngược lại với người vợ thì người chồng lại có quyền “năm thê bảy thiết”. Chế độ đa thê đã đẩy những người phụ nữ vào vòng luẩn quẩn của những mối mâu thuẫn, đau khổ thường trực mà nhiều khi chỉ là những nguyên cơ vụn vặt. Từ đó dẫn đến tính cách hay ghen tuông của người phụ nữ, người phụ nữ bị coi là ngững kẻ hay ghen tuông, mà cái ghen của đàn bà thật đáng ghê gớm. Trong ca dao quan niệm rằng đây là nét tính cách của tất cả phụ nữ:

“Ớt nào mà ớt chẳng cay

Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng”[11, tr.168]

Đặc điểm tính cách này liên quan đến chế độ đa thê trong xã hội phong kiến. Thời xưa con trai thường năm thê bảy thiếp, ở đó không dành cho sự chung thủy. Sống trong xã hội mục nát, nữ giới có thân phận rẻ rúng, đến tình yêu thương họ cũng phải cầu xin hạnh phúc. Tất cả những nỗi tủi nhục bẽ bàng vất vả kia chính là hệ quả mà xã hội phong kiến gây nên cho họ. Người phụ nữ là người mẹ, người vợ tuyệt vời với bao nhiêu tình yêu thương, sự hy sinh là thế nhưng xã hội bất công có bao giờ thấu hết được nỗi lòng người phụ nữ. Họ không những chịu vất vả về thể xác mà còn bị tổn thương về tinh thần khi mà “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”, thân phận thấp bé, không có tiếng nói trong xã hội, bị chồng ruồng bỏ:

“Ngày ngày em dứng em trông Trông non non ngất, trông song song dài

Trông mây mây kéo ngang trời

Trông trăng trăng khuyết, trông người người xa”[11, tr.140]

Dưới chế độ phong kiến hủ lậu ngưởi phụ nữ phải chịu cảnh làm vợ lẻ, chịu sự thiệt thòi, không có quyền hưởng hạnh phúc, hạnh phúc đơn thuần đáng được có của một người vợ và còn chịu sự đối xử bất công cùa vợ lớn:

“Lấy chồng làm lẻ khổ thay Đi cấy, đi cày chị chẳng kể công

Đến tối chị giữ mất chồng,

Chị cho manh chiếu, nằm không nhà ngoài…[11, tr.120] Hay: “Thân em làm lẻ chẳng nề

Có như chính thất ngồi lê giữa đường”.[11, tr.202]

Người vợ lẽ trong gia đình, ngoài việc họ phải chịu đựng những định kiến và áp bức “chồng chúa vợ tôi” như bao người phụ nữ khác, nhưng so với người vợ cả, họ còn bị định kiến nhiều hơn, phải chịu thiệt thòi nhiều hơn. Trong ca dao người vợ lẽ thường bị coi là “vợ bé”, “vợ mọn”…Điều này có nghĩa là những người an cạnh, nằm kề thì quyền lợi của họ cũng chỉ là chút “hoa thải, hương thừa” của người khác mà thôi. Và những đứa con của họ sinh ra cũng bị coi thường, bị phân biệt đối xử bởi lý do thật đơn giản vì những đứa bé vô tội đó là con vợ lẽ. Thật nghiệt ngã! Định kiến giới đã gây ra những tổn thương về tinh thần và thể chất cho biết bao nhiêu người vợ lẽ và những đứa con của họ dưới thời phong kiến.

Như vậy có thể thấy rằng: Chế độ đa thê là một trong những biểu hiện của định kiến giới, của sự coi thường người phụ nữ, cướp đi tình yêu, ý nghĩa cuộc sống của họ. Đẩy người phụ nữ vào một vòng luẩn quẩn của những mối mâu thuẫn, đau khổ thường trực mà nhiều khi chỉ là những nguyên cớ rất vụn vặt. Người phụ nữ như những vật hi sinh để phục vụ hoàn toàn cho lợi ích của người đàn ông.

Tóm lại những định kến về phẩm chất người mẹ, người vợ trong xã hội phong kiến vô cùng khắt khe. Cả cuộc đời họ không hề có tiếng nói, không hề được sống cho riêng mình. Dù tốt, dù đẹp thì họ vẫn luôn bị chê cười và bị gán cho những đặc điểm tính cách xấu xa nhất. Dù vậy, thì họ vẫn luôn cam chịu hết long vì gia đình mặc cho những khổ đau giày vò, bởi họ đã không còn sức phản kháng, đành nhẫn nhịn, nhún nhường và cam chịu. Khiến phụ nữ bị bó hepj không gian giao tiếp và hạn chế cả cách ứng xử

Một phần của tài liệu Định kiến giới trong ca dao việt nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)