CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNCỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Khái quát về ca dao Việt Nam
1.3.2. Những phương diện nội dung chủ yếu của ca dao
Trong văn chương, người ta đề cập tới ca dao dân ca như là thơ dân gian. Ca dao - dân ca bao gồm: Dân ca nghi lễ, dân ca lao động, ca dao - dân ca trữ tình.
Ca dao - dân ca trữ tình là tiếng hát phản ánh trực tiếp những cảm xúc tâm trạng của con người, thái độ cảm xúc của con người đối với thực tại xung quanh. Ca dao diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước…
Như vậy, ca dao có thể coi là những lời thơ dân gian, lời thơ này có thể biến thành những làn điệu dân ca đã lược bỏ những luyến láy khi hát ca dao thực sự là những sáng tạo của nhân dân ở nhiều phương diện và là một thể loại quan trọng của văn học dân gian, bên cạnh đó ca dao Việt Nam là nơi lưu giữ nhiều giá trị tinh thần của nhân dân ta. Có thể nói, muốn biết tình cảm của nhân dân Việt Nam dồi dào, thắm thiết, sâu sắc đến mức độ nào, rung động nhiều về khía cạnh nào của cuộc đời thì không thể không nghiên cứu ca dao.
Thật vậy, ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước,… Ra đời trong xã hội
cũ, ca dao trữ tình là những tiếng hát than thân, phản kháng; những lời ca yêu
thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam sau lũy tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình,… Bên cạnh đó, còn có những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động. Ngoài việc biểu hiện đời sống vật chất, tinh thần của con người, ca dao còn phản ánh ý thức lao động, sản xuất của nhân dân Việt Nam và tình hình xã hội thời xưa về nhiều mặt kinh tế, chính trị,…Ca dao không chỉ bộc lộ cảm xúc chân thành mãnh liệt thắm thiết của người bình dân, mà còn cho ta thấy phẩm chất của họ trong quan hệ với thiên nhiên và xã hội. Ca dao có những đặc điểm nghệ thuật riêng, khác với thơ của văn học viết. Lời ca dao thường ngắn, phần lớn đặt theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số phương thức mang đậm sắc thái dân gian
1.3.2.1. Ca dao Việt Nam là sự phản ánh về lịch sử.
Có thể thấy ca dao chính là những biểu hiện của tư tưởng đấu tranh của
nhân dân Việt Nam trong cuộc sống xã hội, trong những khi tiếp xúc với thiên nhiên và ca dao còn biểu hiện sự trưởng thành của tư tưởng ấy qua các thời kì lịch
sử. Ca dao là những bài ca về lịch sử. Nhưng trước tiên, việc xác định nội dung lịch sử của những câu ca dao cũng là vấn đề cần xem xét và có thể ghép nhiều nội dung lịch sử khác nhau cho cùng một câu ca dao:
“Nước lã mà vã nên hồ,
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan”[11, tr.158]
Câu ca dao được cho là nói về việc sau hai bà Trưng lại có Lý Nam Ðế xưng hùng, chống nhau với nhà Lương, người khác lại cho là nói về việc Lê Hoàn được sự nâng đỡ của Dương Vân Nga mà lấy được ngai vàng nhà Ðinh ...
Ca dao lịch sử nói đến lịch sử bằng một thứ ngôn ngữ trực tiếp. Ca dao lịch sử không phản ánh hiện tượng lịch sử trong quá trình diễn biến của nó, mà chỉ nhắc đến sự kiện lịch sử để nói lên thái độ, quan điểm nhân dân.
Nhân dân nói về sự kiện Bà Triệu khởi nghĩa chống lại ách thống trị của quân Ngô xâm lược hồi thế kỷ III:
“Ru con con ngủ cho lành, Ðể mẹ gánh nước rửa bành cho voi.
Muốn con lên núi mà coi,
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng. Túi gấm cho lẫn túi hồng,
Têm trầu cánh kiến cho chồng đi quân”[11, tr.181]
Có những câu ca dao nói đến những sự kiện phản ánh tình hình suy thoái của chính quyền phong kiến.
“Cơm ăn mỗi bữa mỗi lưng,
Bao giờ gánh đá ông Ðăng cho rồi”.[11, tr.63]
nói về sự khốn khổ của nhân dân Thanh Hóa thời Hậu Lê (1600) phải đi phu gánh đá xây sinh từ cho Ðăng quận công Nguyễn Khải.
“Vạn Niên là Vạn Niên nào?
Thành xây xương lính, hào đào máu dân”.[11, tr.236]
Câu ca dao là lời than của nhân dân khi phải chịu cảnh phu phen tạp dịch nặng nề để xây lăng Vạn Niên cho vua Tự Ðức.
1.3.2.2. Ca dao phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống của nhân dân
Bản sắc văn hóa là yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc dân tộc. Những phong tục, tập quán truyền thống của nhân dân trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất, tinh thần của được thể hiện rất phong phú trong ca dao, qua đó tạo nên những phong tục tập quán có giá trị lâu đời và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Ðây là những tập quán trong lao động nông nghiệp, ngư nghiệp:
“Người ta đi cấy lấy công,
Còn tôi đi cấy còn trông nhiều bề.[11, tr.150]
Bên cạnh đó còn là những câu ca dao thể hiện cảnh sinh hoạt truyền thống:
“Hôm qua anh đến chơi nhà, Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường.
Thấy em nằm đất anh thương...”[11, tr.106]
Ca dao đã đi vào đời sống con người một cách tự nhiên mà mộc mạc, không gò bó, không bắt ép. Trải qua nhiều năm tháng những câu ca dao vẫn luôn được khác sâu trong lòng mỗi người con Việt Nam, và cho đến ngày nay ca dao vẫn mang trong mình một giá trị quý báu về những ý nghĩa hết sức chân thực của nó.
1.3.2.3. Ca dao phản ánh đời sống tình cảm nhân dân
Ca dao trước hết là tiếng hát về tình yêu của con người, đây là một tình cảm phong phú và rộng lớn. Những thắng cảnh thiên nhiên mọi miền đất nước, những công trình văn hóa từ bao đời ... được khắc họa như một bức tranh rộng lớn trong ca dao, thể hiện sự nhận thức về cương vực tổ quốc, lòng yêu mến, tự hào về đất nước, con người.
“Nhất cao là núi Tản Viên,
Nhất sâu là vũng Thủy Tiên cửa Vường.”[11, tr.150] Hay:
“Làm trai cho đáng nên trai,
Phú Xuân đã trải, Ðồng nai đã từng…”[11, tr.118]
Sự giàu có của những sản vật tự nhiên, và những sản phẩm do bàn tay sáng tạo của con người đã làm nên nét đẹp quê hương có mặt rất nhiều trong ca dao:
“Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.”[11, tr.183] Hay
“Anh đi anh nhớ quê nhà
nhớ cảnh rau muốn, nhớ cà dầm tương.”[11, tr.12] 1.3.2.4. Ca dao phản ánh đời sống xã hội cũ
Ca dao trữ tình lấy đề tài trong đời sống xã hội khắc họa một bức tranh phong phú về hiện thực. Ca dao phản ánh những tâm trạng đau khổ, chua xót, uất ức, thái độ phản kháng của nhân dân chống ách thống trị phong kiến.
“Con cò mà đi ăn đêm,
Ðậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao. - Ông ơi! ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong,
Ðừng xáo nước đục, đau lòng cò con.”[11, tr.54]
Ca dao phản ánh khá nổi bật đời sống, tâm trạng người phụ nữ trong xã hội cũ. Ðây cũng là những tâm trạng uất ức, đau khổ trước những bất công xã hội áp đặt đối với người phụ nữ.
“Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.”[11, tr.203] “Lênh đênh chiếc bách giữa dòng,
Thương thân goá bụa phòng không lỡ thì. Gió đưa cây trúc ngã quỳ,
Ba năm chực tiết còn gì là xuân !”[11, tr.121]
Người phụ nữ trong ca dao không cam chịu với địa vị thấp kém, phụ thuộc:
“Chồng em như cột đình xiêu Như cây gỗ mục còn yêu nỗi gì.
Em về rẫy quách nó đi Hết bao nhiêu bạc anh thì trả cho
cưới tiền đền bạc anh lo nỗi gì![11, tr.48] “Chồng con là cái nợ nần,
Chẳng thà ở vậy nuôi thân béo mầm.”[11, tr.59] 1.3.2.5. Ca dao còn chứa đựng tiếng cười trào phúng
Ca dao trào phúng và ca dao trữ tình có mối quan hệ khăng khít nhau.Ca dao trào phúng thể hiện tính thích trào lộng của nhân dân. Phạm vi đề tài của ca dao trào phúng cũng rất rộng rãi. Các hiện tượng trái tự nhiên, không bình thường có thể trở thành đối tượng của nó.
“Chồng em như cột đình xiêu
Như cây gỗ mục còn yêu nối gì…[11, tr.48] “Lỗ mũi em mười tám gánh lông, Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho.
Ðêm nằm thì ngáy o o,
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà. Ði chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm ...”[11, tr.123]
Phần lớn ca dao trào phúng có nội dung xã hội. Bằng tiếng cười trào phúng, nhân dân phê phán, đả kích giai cấp thống trị, những hiện tượng không bình thường, phi lý, những tệ trạng ... thể hiện khát vọng của nhân dân về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Những bài thách cưới có tính chất trào phúng phê phán những tục lệ thách cưới, nộp cheo, là những hủ tục trong chế độ hôn nhân xưa:
“Cha mẹ nàng muốn ăn cá thu, Bắt anh đánh lưới mù mù tăm tăm.
Cha mẹ nàng đòi lễ một trăm, Anh đi chín chục mười lăm quan ngoài.
Cha mẹ nàng đòi bông tai,
“Em là co gái nhà giàu,
Mẹ cha thách cưới ra màu xinh sao, Cưới em trăm tấm lụa đào,
Một trăm hòn ngọc, hai mươi tám ông sao trên trời” [10, tr.289]
Nhân dân hướng mũi nhọn đả kích vào tầng lớp thống trị phong kiến tập trung vào một số đối tượng rất quen thuộc trong văn học dân gian: vua chúa, các loại quan văn, quan võ, các loại thầy cúng, thầy bói, sư giả hiệu ...