Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 28 - 32)

CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ LÍ THUYẾT

1.2. Những vấn đề chung về văn học và điện ảnh

1.2.3. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh

1.2.3.1. Văn học luôn là nguồn nguyên liệu dồi dào của điện ảnh.

Văn học trở thành mảnh đất mới lạ và màu mỡ của điện ảnh. Mối liên hệ giữa văn học và điện ảnh có sự tác động qua lại chứ không phải chỉ từ một chiều. Nhà văn “cho đi” để rồi “nhận lại” rất nhiều từ điện ảnh. Họ học từ điện ảnh kỹ thuật lắp ghép (montage) và lối viết hình ảnh nhƣ kịch bản phim. Ở đây, để phục vụ cho đề tài của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập tới nét tƣơng đồng giữa điện ảnh và văn học.

Trƣớc tiên, điện ảnh và văn học có mối quan hệ cùng một hình thái ý thức - thẩm mỹ, cùng có những đặc tính, chức năng chung và chịu sự quyết định của đời sống xã hội. Tuy nhiên cách thể hiện của chúng khác nhau.

Văn học và điện ảnh có những mối tƣơng đồng: * Tƣơng đồng về nội dung, tƣ tƣởng

Tƣ tƣởng nội dung của tác phẩm là vô cùng quan trọng. Nội dung là tổng hòa mọi yếu tố và quá trình nội tại làm nên bản thân của sự vật, còn “tƣ tƣởng chính là một phán đoán khái quát về hiện thực. Trong phán đoán đó bao giờ cũng chứa đựng một quan hệ có tính quy luật giữa các sự vật hiện tƣợng của đời sống” [17; 166]. Nội dung tƣ tƣởng đƣợc quyết định bởi tác giả, bởi sự lĩnh hội đời sống, hiểu biết về thế giới của ngƣời nghệ sĩ. Nội dung tƣ tƣởng của một tác phẩm đƣợc bộc lộ dƣới hình thức đề tài và chủ đề. Đề tài mang ý nghĩa khách quan về một phạm trù văn hóa, kinh tế chính trị, xã hội nhƣng lại đƣợc nhìn nhận và đánh giá theo quan niệm riêng của ngƣời sáng tác. Chủ đề lại nảy sinh do kinh nghiệm của nhà văn với cuộc sống. Lựa chọn một đề tài, xây dựng một chủ đề trung tâm thể hiện khuynh hƣớng, sở trƣờng, sự sáng tạo và trách nhiệm của ngƣời nghệ sĩ. Chẳng hạn, từ yêu mến tác phẩm Tắt đèn, Phạm Văn Khoa tâm huyết xây dựng một bộ phim đầy ám ảnh

Chị Dậu, sau đó tiếp tục xây dựng bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy cũng trên nền tảng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945. Có thể nói, sự gặp gỡ về nội dung tƣ tƣởng dẫn tới sự hội ngộ của các tác giả văn học với các nhà làm phim bằng việc các tác phẩm văn học (đứa con tinh thần của nhà văn) đƣợc thai nghén bởi các nhà làm phim và làm sống lại trên màn ảnh qua những chi tiết, nội dung, nhân vật… tạo ra một giá trị nghệ thuật không phải bản sao: tác phẩm điện ảnh.

* Tƣơng đồng về nhân vật, sự kiện.

Qua các sự kiện, biến cố, tính cách và số phận của hình tƣợng nhân vật đƣợc bộc lộ và phát triển. Chính mâu thuẫn xã hội là môi trƣờng để sự kiện nảy sinh, tính cách số phận nhân vật đƣợc làm rõ, phát triển và làm tỏa sáng chủ đề tƣ tƣởng. Chẳng hạn, chế độ sƣu thuế vô nhân đạo đã tạo nên số phận

đáng thƣơng, một thảm cảnh nhƣ gia đình Chị Dậu, Phạm Văn Khoa đã tái hiện từng thƣớc phim đau thƣơng đó nhƣ một lời đồng cảm sâu sắc với thân phận bọt bèo, cùng quẫn của những ngƣời nông dân trong xã hội cũ.

* Tƣơng đồng về phƣơng thức tự sự.

Sự tƣơng đồng này là ở chỗ sự sắp xếp theo một trật tự nhất định từ đầu đến cuối và luôn đi kèm với sự đánh giá. Điều này đƣợc thể hiện thông qua các điểm nhìn về những sự kiện nêu ra trong tác phẩm.

* Sự tƣơng đồng trong trần thuật văn học và trần thuật điện ảnh.

Ở cả điện ảnh và văn học, trần thuật là phƣơng thức chủ yếu xây dựng nên tác phẩm tự sự. Trần thuật đƣợc dẫn dắt bởi một đối tƣợng đƣợc gọi là ngƣời trần thuật hay chủ thể trần thuật. Cách dẫn dắt này có đầu có cuối giúp độc, khán giả theo dõi và hiểu đƣợc truyện.

Nhƣ vậy có thể nói rằng, văn học và điện ảnh có một sự tƣơng tác mạnh mẽ. Một tác phẩm văn học có giá trị sẽ là một ý tƣởng tuyệt vời cho tác phẩm điện ảnh và ngƣợc lại, phim nổi tiếng sẽ tạo sức sống mới cho tác phẩm văn học.

1.2.3.2. Kịch bản điện ảnh - chiếc cầu nối giữa văn học và điện ảnh

Điện ảnh và văn học là hai loại hình nghệ thuật khác biệt nhƣng giữa chúng lại có những mối tƣơng đồng nhất định. Mối tƣơng đồng đó tạo nên một loại hình mới: kịch bản điện ảnh. Kịch bản điện ảnh chuyển thể không phải là bản photo nguyên tác mà là một sáng tạo độc lập, những kịch bản điện ảnh chuyển thể thành công còn đƣợc coi nhƣ tác phẩm văn học riêng biệt, một tiếp nhận nghệ thuật sáng tạo, độc đáo.

Cũng cần nói rõ thêm, kịch bản trong phim truyện điện ảnh còn đƣợc gọi là kịch bản văn học điện ảnh, kịch bản văn học hoặc kịch bản điện ảnh,

kịch bản phim hay đơn giản là kịch bản. Kịch bản có hai loại kịch bản chuyển thể kịch bản sáng tạo. Nhƣng dù ở loại nào thì chúng cũng có vai trò nhƣ

nhau trong sáng tạo phim và đều tuân thủ theo nguyên tắc chung. Có thể nói, sáng tác kịch bản điện ảnh là một công đoạn quan trọng, bởi lẽ kịch bản là yếu tố đầu tiên giữ vai trò nền móng cho bộ phim tƣơng lai. Thế nên kịch bản hời hợt, thiếu kịch tính, thiếu xung đột, nhân vật không có tính cách điển hình thì diễn viên dù có là ngôi sao Hollywood cũng không thể diễn hay đƣợc. Và một kịch bản chất lƣợng sẽ quyết định lớn tới thành công của bộ phim.

Nhà văn Nga nổi tiếng M. Gorki (ngƣời có khoảng 20 tác phẩm chuyển thể) đã nhận thấy rõ vai trò to lớn của văn học với điện ảnh. Ông đã kêu gọi các nhà văn nên viết kịch bản phim truyện. Vai trò của kịch bản nhƣ cơ sở nghệ thuật, tƣ tƣởng của một tác phẩm điện ảnh đã đƣợc khẳng định một cách chắc chắn bằng một Tuyển tập kịch bản điện ảnh lần đầu tiên xuất bản tại Matxcơva năm 1930. Điều này chứng minh cho sự gắn bó mật thiết giữa văn học và điện ảnh. Ngƣời ta cũng thấy rằng, những tiêu chí cơ bản của văn học cũng là những tiêu chí cơ bản của kịch bản điện ảnh nhƣ xây dựng bối cảnh, cốt truyện, tạo dựng hình tƣợng nhân vật… Các nhà nghiên cứu cũng đã khẳng định: muốn có một phim thành công, đầu tiên là phải có kịch bản tốt. Kịch bản điện ảnh là biểu hiện rõ nét của tính văn học trong điện ảnh. Có thể nói rằng, điện ảnh không thể tồn tại nếu không có văn chƣơng. Một tác phẩm điện ảnh sẽ không thể thành hình nếu thiếu cốt truyện, nhân vật, tình huống hay các xung đột. Tất cả các yếu tố cần và đủ ấy, điện ảnh đều học từ văn chƣơng. Xét cho đến cùng, kịch bản điện ảnh cũng chính là văn bản văn chƣơng dƣới một dạng trình bày đặc biệt. Nhóm đạo diễn, diễn viên, nhóm quay phim sẽ dựa trên những phác thảo của nhà biên kịch và chuyển thể theo cách của họ.

Những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam đã bƣớc đầu tạo đƣợc những dấu ấn trong lòng khán giả trong nƣớc và quốc tế. Có nhiều bộ phim chuyển thể đƣợc đánh giá cao, gửi đến khán giả những thông điệp nhân văn sâu sắc

nhƣ: Hương Ga, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Quyên… Những thành công ấy phần nào làm nên thƣơng hiệu cho điện ảnh Việt Nam. Dấu ấn của thể loại phim này đã từng đƣợc ghi nhận trong quá khứ với những bộ phim gây tiếng vang nhƣ: Chị Dậu, Vợ chồng A Phủ, Làng Vũ Đại ngày ấy… tái hiện một thời kì đen tối mà thấm đẫm giá trị nhân văn. Những bộ phim sau này nhƣ:

Chùa Đàn, Đất phương Nam… cũng để lại những ấn tƣợng khó phai trong lòng khán giả. Để những bộ phim này thành công cũng đòi hỏi tài năng của các nhà biên kịch. Bởi lẽ nếu tác phẩm văn học phản ánh nội dung qua chất liệu ngôn từ thì tác phẩm điện ảnh lại phản ánh nội dung qua chất liệu hình ảnh. Tuy nhiên giữa ngôn từ và hình ảnh không hề có sự tách biệt mà giao thoa bổ sung lẫn nhau. Trong văn học vẫn có hình ảnh gợi nên từ ngôn từ, trong điện ảnh vẫn có sự xuất hiện của ngôn ngữ (thông qua lời trần thuật, tiếng ngoài hình (voice over), lời thoại của nhân vật) để làm rõ nghĩa cho hình ảnh.

Tóm lại, điện ảnh và văn học gắn bó, bổ sung cho nhau trong quá trình khẳng định bản thân với tƣ cách là một loại hình nghệ thuật. Trong mối quan hệ khăng khít ấy, kịch bản điện ảnh nhƣ chiếc cầu nối liền hai loại hình nghệ thuật tƣởng nhƣ riêng rẽ này, tạo nên sự giao thoa tuyệt vời giữa chúng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)