Chuyển thể một hình thức dựng phim cơ bản, một dạng tiếp nhận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 32 - 43)

CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ LÍ THUYẾT

1.2. Những vấn đề chung về văn học và điện ảnh

1.2.4. Chuyển thể một hình thức dựng phim cơ bản, một dạng tiếp nhận

nhận đặc biệt

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật thứ bảy, các vấn đề về chuyển thể đã đƣợc xem xét khá tƣờng tận. Nó đƣợc khảo nghiệm khoa học và trở thành một hệ thống lý thuyết tƣơng đối đầy đủ. Điều này giúp cho việc đánh giá trở nên đúng đắn và thận trọng, nó cũng làm cho các nhà làm phim có lựa chọn phù hợp khi quyết định chuyển thể một tác phẩm văn học nào đó. Chuyển thể văn học sang điện ảnh là một cách thức tiếp nhận đặc biệt. Điện ảnh và văn học là hai loại hình tồn tại riêng biệt, vì thế nó cũng quy định những đặc thù riêng của từng đối tƣợng tiếp nhận.

1.2.4.1. Khái quát về chuyển thể

Chuyển thể (cải biên/cải tác) đƣợc hiểu là cải biến nội dung của hình thức nghệ thuật này cho phù hợp với hình thức nghệ thuật khác. Vậy có thể hiểu công tác chuyển thể là việc chuyển đổi tác phẩm nghệ thuật từ thể loại này sang thể loại khác. Trong điện ảnh, các nhà làm phim đã sử dụng ngôn ngữ điện ảnh chuyển dịch một tác phẩm thuộc loại hình khác nhƣ thơ ca, kịch… thành tác phẩm điện ảnh. Lúc đầu, công việc chuyển thể còn rất thô sơ, có những tác phẩm điện ảnh chỉ nhƣ sự minh họa tác phẩm văn học bằng hình ảnh. Dần theo thời gian, công tác chuyển thể ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Từ đây các bộ phim chuyển thể có giá trị ra đời, vừa trung thành với nguyên tác vừa có những sáng tạo mang dấu ấn riêng và giá trị nghệ thuật riêng. Trên thế giới phải kể đến hàng loạt những siêu phẩm điện ảnh chuyển thể nhƣ: “Cuốn theo chiều gió” (đạo diễn Fleming, Mỹ, 1939, từ tiểu thuyết của nhà văn Mitchell), “Hăm let” (đạo diễn Olivier, Anh, 1948, từ vở kịch cùng tên của Shakespeare), “Chiến tranh và hoà bình” (Đạo diễn Bondarchuk, Liên Xô, 1965, từ tiểu thuyết cùng tên của Tolstoj)… Trƣờng hợp bộ phim “Gã khờ” (đạo diễn Kurosawa Arika, quay tại Nhật Bản, 1951, từ tiểu thuyết cùng tên của Đôxtôepxki) là một trƣờng hợp chuyển thể đặc biệt. Tác phẩm giữ nguyên cốt truyện nhƣng bối cảnh lại đƣợc xây dựng ở một thành phố Nhật Bản thời hậu chiến. Điều này đã khiến bộ phim khoác lên mình một lớp ý nghĩa mới mẻ.

Ở Việt Nam, hình thái chuyển thể đã xuất hiện từ rất lâu. Từ xa xƣa, những câu chuyện truyền miệng dân gian, những câu hò vè… đã đi vào các vai diễn trên sân khấu chèo tuồng. Sau này, chính những chất liệu dân gian ấy lại một lần nữa xuất hiện trên màn ảnh nhƣ những câu chuyện về Thằng Bờm, Thị Mầu… Ngày nay, những hình thức chuyển thể ngày càng phong phú hơn, các tác phẩm văn học đƣợc dựng thành kịch nói, phim truyện, nhạc kịch… đôi

khi, một vài mẩu chuyện, một phóng sự, một cuốn nhật kí cũng trở thành gợi ý, thành đề tài cảm hứng cho các nhà làm điện ảnh.

Khái niệm chuyển thể điện ảnh có những cách hiểu khác nhau. Với các nhà làm phim, chuyển thể hiểu đơn giản là phỏng theo, cải biên những sự kiện có sẵn thành một tác phẩm điện ảnh, hiện diện duới hình thức kịch bản điện ảnh. Còn đối với mỗi độc giả khi thƣởng thức phim chuyển thể sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau một cách có ý thức hoặc không có ý thức. Còn với các nhà phê bình thì đây chính là địa hạt đa dạng, với nhiều ý kiến trái chiều. Thế nên, ở mỗi đối tƣợng tiếp cận, chuyển thể lại mang đến một nội hàm riêng biệt. Vấn đề chuyển thể luôn luôn là vấn đề phức tạp, khơi gợi nhiều tranh luận. Lê Thị Dƣơng trong cuốn “Chuyển thể điện ảnh - văn học (nghiên cứu liên văn bản)” đã tổng hợp các tƣ liệu khảo sát lịch sử điện ảnh thế giới và chia ra hai cách hiểu cơ bản về chuyển thể phổ biến từ trƣớc đến nay.

- Một phía coi chuyển thể chỉ là một dạng sản phẩm thứ cấp, “hạng hai”.

- Phía khác coi “chuyển thể là sinh thể độc lập, đồng đẳng với các tác phẩm văn học” [10; 73]. Lê Thị Dƣơng cũng cho rằng, khó có thể đi đến một sự thống nhất, đồng thuận trong cách hiểu, khó có thể đƣa ra duy nhất cách hiểu chung về vấn đề chuyển thể vốn dĩ đã rất phức tạp này.

Tuy nhiên, thực tế khảo sát về giải Oscar năm 1992 cho thấy có tới 85% các phim đoạt giải lại là các tác phẩm chuyển thể, và ở nền điện ảnh Pháp có tới 50% lấy nguồn từ văn học, và không có nơi nào trên thế giới những tác phẩm văn học giá trị của mỗi quốc gia lại không một lần xuất hiện trên màn ảnh. Điều này cho thấy những phim chuyển thể không phải là bản sao của tác phẩm văn học mà nó còn là một thực thể riêng biệt với những khát vọng sáng tạo không ngừng của các nhà làm phim mọi thời, và trên lý thuyết

hay thực tiễn thì nó cũng chính là một hình thức dựng phim cơ bản của nền điện ảnh nhân loại.

1.2.4.2. Các phương thức chuyển thể cơ bản

Thực tế chuyển thể cũng là một dạng của liên văn bản, trong đó chọn lọc những chi tiết cơ bản của văn bản gốc để sáng tạo ra một tác phẩm khác. Từ cách tiếp nhận văn bản trên bình diện ngôn từ sang tiếp nhận văn bản trên nhiều yếu tố nhƣ âm thanh, hình ảnh, bối cảnh… Mỗi cách đọc đem lại những khoái cảm riêng cho ngƣời tiếp nhận, đem lại những hiệu ứng riêng cho từng tác phẩm. Các nhà làm phim cũng chính là những ngƣời đọc, tiếp nhận một cách sáng tạo những tác phẩm văn học đó. Dựa vào cách “đọc” văn bản văn học đặc biệt này, điện ảnh thế giới đã tổng kết hai phƣơng thức cơ bản nhất, phổ biến nhất là chuyển thể tự do và chuyển thể trung thành với nguyên tác.

** Chuyển thể trung thành.

Tức là cách chuyển thể dựa hoàn toàn vào văn bản gốc, không thay đổi bổ sung gì. Trong lịch sử điện ảnh nƣớc nhà, có rất nhiều tác phẩm thuộc dạng này nhƣ: Chị Dậu (đạo diễn Phạm Văn Khoa, chuyển thể từ Tắt đèn của

Ngô Tất Tố), Vợ chồng A Phủ (đạo diễn Mai Lộc - chuyển thể từ truyện cùng tên của Tô Hoài), Tướng về hưu (đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi, chuyển thể từ truyện cùng tên của Nguyễn Huy Thiệp), Bến không chồng (đạo diễn Lƣu Trọng Ninh - chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Dƣơng Hƣớng), Cánh đồng bất tận (đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Nguyễn Ngọc Tƣ)… Trong số những tác phẩm chuyển thể kể trên, có những tác phẩm thành công, có những tác phẩm còn thiếu sót, chƣa tạo đƣợc dấu ấn riêng. Gọi là chuyển thể trung thành bởi dấu ấn văn học hiện lên rất rõ. Đây chính là sự đối chiếu giữa hai văn bản, tồn tại ở dạng công khai trích dẫn, thế nên nó đem lại hiệu ứng thẩm mĩ khá giống nhau. Tuy nhiên, không phải cứ chuyển thể trung thành từ một tác phẩm văn học nổi tiếng là

tác phẩm ấy thành công. Đôi khi, điện ảnh lại không vƣợt qua đƣợc cái bóng khổng lồ của tác phẩm văn học gốc. Nói nhƣ vậy để thấy rằng, chuyển thể trung thành có nhiều điểm thuận lợi nhƣ sẵn kịch bản, sẵn ý tƣởng, sẵn nhân vật, sẵn sự nổi tiếng đảm bảo cho thƣơng hiệu phim, song việc chuyển thể để đạt sự thành công không hề đơn giản. Nó vấp phải muôn vàn khó khăn từ phía các nhà làm phim, nó đóng khung sự sáng tạo của họ, từ những cái có sẵn ấy, nếu tác giả xử lí không khéo sẽ biến tác phẩm thành sự mô phỏng, hạn chế sự tƣởng tƣợng liên tƣởng của độc giả, đồng thời khó có thể tạo nên tính liên văn bản rộng tới những loại hình khác ngoài văn bản gốc. Hơn nữa, độc giả tiếp nhận luôn khe khắt, họ đặt kì vọng nhiều vào các tác phẩm điện ảnh chuyển thể, họ luôn so sánh và đối chiếu. Điều này gây không ít áp lực cho các nhà làm phim khi phải làm hài lòng cả hai đối tƣợng ngƣời xem mới và độc giả cũ của văn bản gốc. Song, việc chuyển thể trung thành ấy cũng chỉ có tính chất tƣơng đối. Các nhà làm phim vẫn có thể thay đổi vài chi tiết, đƣa vào những ý tƣởng mới mẻ, cắt đi vài nhân vật, tình tiết không cần thiết… để tạo ra những nét riêng độc đáo của một tác phẩm điện ảnh. Điều này cần đến tài năng, tâm huyết và sự sáng tạo của các nhà làm phim.

** Chuyển thể tự do

Nền điện ảnh Việt Nam phần lớn là các phim chuyển thể tự do với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến bộ phim kinh điển Làng Vũ Đại ngày ấy với ý tƣởng tích hợp ba tác phẩm và một số nét về cuộc đời của nhà

văn Nam Cao vào phim, Mùa len trâu lấy ý tƣởng từ truyện ngắn Mùa len trâu trong tập truyện Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, Long Thành cầm giả ca lấy ý tƣởng từ một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, hay

Em còn nhớ hay em đã quên lấy gợi ý từ những ca khúc của Trịnh Công Sơn… Đặc biệt Đừng đốt là một bộ phim chuyển thể liên văn bản phức tạp, tác phẩm bắt nguồn từ cuốn nhật kí Đặng Thùy Trâm, rồi có sự tích hợp liên

văn bản với văn hóa, xã hội, lịch sử, báo chí… Ngƣợc lại với chuyển thể trung thành, chuyển thể tự do chỉ dựa trên một vài ý tƣởng, một vài nhân vật, tình tiết, đôi khi chỉ là một vài gợi ý nhỏ từ một hoặc một vài tác phẩm theo các phƣơng thức cắt dán, hoặc kết hợp từ nhiều tác phẩm văn học, hoặc kết hợp các văn bản văn học với các văn bản phi văn học. Do vậy khi xem những bộ phim dạng này, ta chỉ thấy “thấp thoáng bóng dáng” [10; 78] của tác phẩm văn học đƣợc chuyển thể. Đối với dạng chuyển thể tự do, ngƣời đọc có vai trò lớn trong việc phát hiện mối liên quan giữa các tác phẩm văn học với các tác phẩm chuyển thể, hoặc giữa các tác phẩm điện ảnh với tác phẩm điện ảnh. Còn với các nhà làm phim, họ đƣợc thỏa sức sáng tạo, thậm chí mở rộng hơn biên độ của thông điệp gốc. Và đƣơng nhiên điều này sẽ tạo đƣợc những hứng thú bất ngờ từ phía khán giả, thậm chí là cả độc giả của tác phẩm văn học đƣợc chuyển thể.

Cần nói thêm, biên độ giữa chuyển thể trung thành và chuyển thể tự do cũng chỉ có tính chất tƣơng đối, bởi chúng đều xuất phát từ một nội hàm gốc nào đó.

1.2.4.3. Cơ sở của chuyển thể

Khi các nhà làm phim thực hiện công tác chuyển thể, họ căn cứ vào những điểm giống và khác nhau giữa hai loại hình này. Một trong những sự tƣơng đồng để làm nên mối tƣơng giao giữa điện ảnh và văn học đó là tƣơng đồng về tính tổng hợp và tƣơng đồng về tính tự sự. Về tính tổng hợp, điện ảnh và văn học đều tiếp nhận các thành tựu của những ngành nghệ thuật khác nhƣ âm nhạc, hội họa, điêu khắc… Nó cũng tích hợp trong mình những đặc trƣng của các môn khoa học khác nhƣ lịch sử, văn hóa… Bản thân hai loại hình này cũng có sự ảnh hƣởng lẫn nhau, vì thế chúng càng trở nên đa dạng hơn. Về tính tự sự, trong văn học, tự sự là kể chuyện, là cách thức lí giải câu chuyện theo những cách riêng của nhà văn. Với điện ảnh, tự sự cũng trở thành nghệ

thuật kể chuyện bằng âm thanh và hình ảnh. Thực tế, tự sự trong điện ảnh cũng giống nhƣ trong văn học, nó thể hiện một trật tự sắp xếp hoàn chỉnh có đầu có cuối và đi kèm theo sự nhận xét của tác giả thông qua điểm nhìn của nhân vật về những sự kiện đƣợc nêu ra.

Có thể nói rằng, từ những điểm tƣơng đồng này mà càng ngày chúng ta càng thấy sự tƣơng tác giữa điện ảnh và văn học. Điện ảnh tiếp nhận mạch nguồn tƣ liệu, ý tƣởng từ văn học, văn học cũng tiếp nhận cách viết, cách xây dựng tác phẩm, bố trí bối cảnh, phân cảnh… từ điện ảnh.

1.2.4.4. Những khó khăn của chuyển thể

Chuyển thể là công việc vô cùng khe khắt, nó đòi hỏi sự chú tâm, tài năng và tầm nhìn của mỗi nhà làm phim. Thế nên, không phải bất cứ nhà làm phim danh tiếng nào cũng đảm bảo độ thành công của tác phẩm mà mình chuyển thể. Trong qúa trình làm phim của mình, họ đã chia sẻ những khó khăn gặp phải.

Trƣớc tiên ở đặc trƣng thể loại. Quả thực những đặc trƣng riêng biệt về loại hình, ngôn ngữ… đã khiến công việc chuyển thể gặp muôn vàn khó khăn và cả những áp lực. Có khi, tiểu thuyết cả vài trang miêu tả nhƣng điện ảnh cũng chỉ thu hẹp vào trong khuôn hình vài giây. Song hiệu quả của điện ảnh là ở chỗ, chỉ vài giây ngắn ngủi nhƣng nó có tác động mạnh mẽ, có sự tổng hợp của tất cả các hiệu ứng nhƣ âm thanh, hình ảnh, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… thậm chí, chỉ một cái nhíu mày, chớp mắt của diễn viên cũng đủ miêu tả nội tâm nhân vật mà có khi văn học cần đến cả trang giấy. Cần phải nói thêm, với tác phẩm văn chƣơng độc giả có thể đƣợc các nhà văn giải thích cặn kẽ, thấu đáo, nhƣng với điện ảnh sự hạn chế về ngôn từ khiến cho điện ảnh đòi hỏi ngƣời xem cần chú tâm nhiều hơn vào ngôn ngữ đặc trƣng của điện ảnh để cảm và hiểu đúng những diễn biến tâm trạng nhân vật, những ý đồ sáng tạo của của các nhà làm phim.

Khó khăn thứ hai là ở vấn đề cấu trúc của tác phẩm văn học. Các nhà văn luôn luôn có một thế giới ngôn từ rộng mở để thỏa sức sáng tạo. Trƣớc đây, trong văn học dân gian, cách kể chuyện đơn giản theo tuyến tính, nhƣng ngày nay, kết cấu truyện đã trở nên vô cùng phức tạp, nhiều lớp lang, tầng bậc, nhiều tuyến nhân vật nhiều điểm nhìn và đôi khi rất khó để xác định ngƣời kể chuyện chính.

Chuyển thể là tổ hợp của một văn bản đọc trong đó cách đọc của các nhà làm phim nhƣ đạo diễn, biên kịch, quay phim ít nhiều cũng có những nét khác biệt so với cách đọc của diễn viên. Đồng thời ở mỗi ngƣời cách tiếp nhận cũng không giống nhau, điều này đã tạo nên sự đa dạng, phức hợp và cũng đầy khó khăn của thể loại chuyển thể. Vấn đề hồi tƣởng, dựng phim, sắp xếp hình ảnh, cảnh quay, hiệu ứng đƣợc tạo ra từ những thiết bị kĩ thuật, chính là ngôn ngữ đặc trƣng của điện ảnh để các nhà làm phim kể câu chuyện của mình.

* Tiểu kết

Có thể khẳng định rằng, chuyển thể chính là công việc tạo dựng lại một tác phẩm văn học bằng một loại hình nghệ thuật. Đó là hiện tƣợng sáng tạo lại tác phẩm thông qua một hệ thống các nhân tố tiếp nhận nhƣ biên kịch, đạo diễn, diễn viên, kĩ thuật viên, quay phim… Phim chuyển thể không phải là sự mô phỏng lại tác phẩm văn học mà nó tồn tại độc lập, mang sắc thái mới, gợi sự liên tƣởng đến các tác phẩm văn chƣơng khác cùng đề tài, cùng thể loại. Sự tiếp nhận thành công và sáng tạo của các nhà làm phim sẽ tạo nhiều dấu ấn riêng trong lòng khán giả. Tác phẩm “tái sáng tạo” này sẽ đến tay độc giả, và trong chính quá trình tiếp nhận của mình, độc giả có khả năng cung cấp thêm nhiều trƣờng nghĩa cho các văn bản.

Trên đây là những vấn đề lý thuyết cơ bản về vấn đề tiếp nhận, về những mối liên hệ cơ bản giữa văn học với điện ảnh, những khái quát về

chuyển thể, những phƣơng thức, cơ sở để chuyển thể và những khó khăn mà các nhà làm phim gặp phải trong quá trình chuyển thể. Một cách thức tiếp nhận không hề dễ dàng nhƣng nó lại mang lại vô vàn hứng thú và cảm hứng sáng tạo cho các nhà làm phim. Soi sáng vấn đề tiếp nhận dƣới góc độ lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)