Nguồn cảm hứng sáng tác bất tận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 64 - 66)

CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ LÍ THUYẾT

2.4. Câu chuyện của Thứ cuộc đời mòn và khao khát đổi thay

2.4.2. Nguồn cảm hứng sáng tác bất tận

Và rồi anh tìm thấy nguồn cảm hứng bất tận của mình trong sáng tác: đó chính là những số phận cay cực của những ngƣời nông dân hiền lành chất phác nhƣ lão Hạc, những kẻ bị biến chất nhƣng vẫn khao khát đƣợc trở về làm ngƣời lƣơng thiện nhƣ Chí Phèo, tất cả những câu chuyện mà anh chứng kiến ở làng. Buổi trò truyện với chủ tòa báo Quốc Hồn đã mở ra cho Thứ một tia sáng hi vọng mới về cuộc đời:

- Vâng, tôi đang viết những chuyện làng tôi đấy, chuyện hà hiếp của bọn cường hào với dân nghèo, cuộc sống của họ chẳng khác nào cảnh địa ngục trên trần gian.

- Tờ quốc hồn luôn đứng về phía dân nghèo, trong khi xã hội đầy những chuyện bất công mà một số tờ báo lại đưa ra những chuyện mơ tiên, ái tình lãng mạn, những chàng và nàng, có khác gì ru ngủ đồng bào, cần phải có những tiếng chuông thức tỉnh công chúng ông Thứ ạ.

- Xin cám ơn những lời cổ vũ của ông, tôi sẽ cố gắng viết những sự thật tàn nhẫn của cuộc đời này.

Thứ đã say mê khi thấy mình chọn đúng hƣớng đi, viết lên những tiếng nói đấu tranh cho những ngƣời dân nghèo và cho chính bản thân cuộc sống của mình. Thứ đã làm đúng những điều là quan điểm sống, là tiêu chí sống của y.

Trong Sống mòn, Nam Cao đã để một giáo Thứ luôn đấu tranh, bày ra ánh sáng nhiều khía cạnh phức tạp của đời sống bên trong của mình: ý nghĩa cuộc sống, tình yêu vợ và ghen, ƣớc vọng xử thế với cuộc đời…đó là một tình trạng của “một kiếp lỡ dở” trong cuộc đời “tù túng, chật hẹp”. Miếng ăn hàng ngày đã đẩy Thứ đến khổ sở nhục nhã làm tan biến những khát vọng tốt đẹp. Thứ từng đã có mục đích cuộc đời là sống để viết một cái gì đó cao xa, “mỗi ngƣời chết đi phải để lại chút gì cho nhân loại”. Thứ cho rằng: “Sống tức là thay đổi” và anh sẽ ra đi, đi bất cứ đâu để thực hiện những thay đổi đó. Thứ bực bội đến phát cáu rằng: “Những ngƣời khổ mà không biết rằng mình khổ. Họ cam chịu quá”. Hắn sống có lí tƣởng, có hoài bão, nhƣng lí tƣởng và hoài bão ấy nhanh chóng bị vùi lấp bởi cuộc sống áo cơm, những toan tính đời thƣờng. Kết thúc thiên truyện, ngồi trên chuyến tàu về quê mà lòng Thứ suy nghĩ mông lung. Song Thứ cũng tự hỏi: “Ngƣời ta chỉ hƣởng những gì mình đáng hƣởng thôi. Y đã làm gì chƣa?”. Một chút hy vọng mong manh cho cuộc đời Thứ, nhƣng rồi nó lại vụt tắt đi bằng chính câu hỏi hoang mang ấy. Có thể nói rằng, cuộc sống trong Sống mòn cứ dồn nén rồi dần dần bị thu hẹp lại. Thực tế Sống mòn chính là “sự toàn thắng của cái chết - cái chết mòn” [26; 352].

Mô tả cái “chết mòn” của Thứ trong phim, Phạm Văn Khoa không khai thác những mối quan hệ nhiều chiều đó mà chỉ vẽ nên một cách chân thực bi kịch của một ngƣời luôn có lí tƣởng, có khát vọng sống tốt đẹp lại phải về quê ăn bám vợ, rồi đau khổ khi chứng kiến những cảnh sống khổ sở của dân làng và gia đình mình ở tại quê hƣơng. Nói cách khác, đạo diễn đã sáng tạo hoàn toàn quãng đời của Thứ sau khi trở về quê, tập trung miêu tả quãng đời ấy, để

trả lời cho câu hỏi “Y đã làm gì chƣa?” ở cuối tác phẩm Sống mòn. Phạm Văn Khoa đã xây dựng một giáo Thứ sôi nổi, đầy nhiệt huyết khi viết về làng quê của mình. Thứ đã ý thức về việc dùng ngòi bút đấu tranh chống lại những bạc ác của thói cƣờng quyền. Ta thấy một giáo Thứ kiên cƣờng khi bảo vệ con ngƣời yếu đuối nhƣng rất đáng trọng nhƣ lão Hạc, ta thấy một giáo Thứ đầy vị tha khi tiếp xúc với Chí Phèo và ta cũng thấy đằng sau vẻ thƣ sinh, yếu đuối là cả niềm căm phẫn cực độ với những kẻ nhƣ cha con Bá Kiến. Niềm căm phẫn ấy đã biến thành những hành động cụ thể: viết lên báo, bày ra trƣớc mắt bàn dân thiên hạ cái bản chất “ăn thịt ngƣời” của những con “mọt dân” đó. Đạo diễn đã nhìn thấy thẳm sâu bên trong anh nhà giáo yếu đuối, hiền lành, nhu nhƣợc đang chết dần chết mòn nhƣ Thứ một con ngƣời khao khát đấu tranh, trăn trở về lẽ sống, về nghề viết. Rõ ràng trong nhân vật Thứ có bóng dáng của nhà văn Nam Cao, cuộc đời của Thứ trên phim cũng có cuộc đời Nam Cao ở đó. Điều này chúng ta có thể thấy trong câu chuyện của bà Trần Thị Sen khi kể về chồng mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)