Nhân vật Chí Phèo trong cách nhìn của đạo diễn Phạm Văn Khoa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 51 - 61)

CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ LÍ THUYẾT

2.3. Câu chuyện về nỗi đau thân phận của Chí Phèo

2.3.2. Nhân vật Chí Phèo trong cách nhìn của đạo diễn Phạm Văn Khoa

2.3.2.1. Sự xuất hiện của Chí

Phân cảnh đầu tiên xuất hiện hình ảnh Chí Phèo đó là khi giáo Thứ về làng gặp Chí ngồi ở quán, hắn vẫy tay, rồi đứng dậy kéo Thứ vào, mời Thứ uống rƣợu. Trong cách nói của Chí với Thứ ta thấy có sự tôn trọng rất hiếm

thấy. Truyện của Nam Cao không xuất hiện hình ảnh ông giáo, tác giả cũng không để nhân vật của mình bộc bạch tâm trạng. Toàn bộ tác phẩm Chí Phèo chỉ đơn thuần là xung đột giữa nông dân và cƣờng hào, ác bá, nhân vật trí thức không xuất hiện, không có tác động nào đến những kẻ lƣu manh nhƣ Chí Phèo. Chí Phèo trong truyện cô đơn, bế tắc, không lối thoát, không kẻ chia sẻ, tự mình vũng vẫy trong bể khổ cuộc đời, và suốt quãng đời “quỷ dữ” của mình, Chí triền miên trong những cơn say. Chí chƣa bao giờ tỉnh táo, chƣa bao giờ thực sự tỉnh để cảm nhận về cuộc đời hay để thƣơng xót cho những ngƣời khốn khổ nhƣ lão Hạc để còn thấy mình là một con ngƣời. Trên phim đạo diễn đã nhìn một khía cạnh khác về con ngƣời của Chí. Đặt Chí trong mối quan hệ làng xóm, láng giềng, đặt Chí bên cạnh nhân vật trí thức giáo Thứ, đạo diễn đã để cho nhân vật của mình bộc lộ, giãi bày. Qua đó ta thấy môt Chí Phèo đầy suy tƣ, đầy đau đớn, đầy bi kịch và anh ta luôn luôn ý thức đƣợc nỗi đau của mình, ngay cả trong lúc anh ta say. Sáng tạo của Phạm Văn Khoa là ở đó. Ông trung thành với nguyên tác khi đƣa một Chí Phèo đầy đủ lên màn ảnh, những biến cố cuộc đời, những cuộc gặp gỡ chính hầu nhƣ đƣợc xây dựng lại, song đạo diễn đã để nhân vật của mình soi chiếu với các nhân vật khác cùng cảnh ngộ. Chí Phèo đã soi chiếu bi kịch đời mình, bi kịch của sự tha hóa biến mất nhân hình nhân tính, với sự lƣơng thiện bất chấp cảnh ngộ xoay vần của lão Hạc và từ đó anh ta thức tỉnh, đòi quyền làm ngƣời.

Đặt nhân vật Thứ trong cuộc đối thoại với Chí, một kẻ côn đồ luôn bị cả làng Vũ Đại xa lánh, đạo diễn phim để nhân vật Thứ gọi Chí Phèo là “anh”. Điều này có tác động rất lớn với một kẻ luôn bị từ chối nhƣ Chí. Có lẽ cả cái làng Vũ Đại ấy duy chỉ có giáo Thứ và Thị Nở là coi Chí nhƣ một con ngƣời. Thế nên, rất dễ hiểu khi Chí xúc động đến thế khi giáo Thứ gọi “Anh Chí”. Chí than thở cho số kiếp của mình: “ông giáo có biết vì đâu mà thằng Chí Phèo này khổ không? Vì đâu?”. Trong câu nói của Chí Phèo ta thấy có

một sự bế tắc, đau khổ, một sự tự ý thức thân phận. Khi Chí nhận ra cả cái làng Vũ Đại này đều gọi hắn là “thằng”, tức là hắn ý thức đƣợc sự khinh bỉ, coi thƣờng, ghê sợ mà cả làng đã dành cho hắn. Ngay từ khi để Chí Phèo xuất hiện, đạo diễn đã để cho Chí dằn vặt thân phận nhƣ thế. Chí uống rƣợu cũng là cách hắn tìm cách để quên đi cuộc đời cô độc của mình. Trong truyện, Nam Cao để nhân vật mình nói thật ít, chủ yếu là hành động chửi, ăn vạ và uống rƣợu. Trên phim đạo diễn đã tạo nên những cuộc giao tiếp của Chí Phèo với các nhân vật trong truyện, từ đó ta có cách nhìn chia sẻ hơn bởi một loạt mâu thuẫn nội tâm ta nhìn thấy từ Chí. Có lẽ, trên phim, Chí đỡ đáng thƣơng hơn bởi Chí không hoàn toàn bị cự tuyệt. Ít ra, Chí còn những ngƣời có thể gọi là bạn, chịu giao tiếp, chịu hiểu, chịu chia sẻ với hắn.

2.3.2.2. “Tiếng chửi kinh điển” trong truyện và trên màn ảnh

Phân cảnh thứ hai hình ảnh Chí xuất hiện với tiếng chửi đắc địa: “…mẹ cha con đĩ dại, mày gạ gẫm ông, ông không thèm, thế mà chúng mày cậy quyền cậy thế bỏ tù ông …”. Trong những truyện ngắn của Nam Cao trƣớc 1945, tổng số 39 truyện thì có tới 38 truyện xuất hiện tiếng chửi. Trong số 38 truyện ngắn ấy thì có tới 197 lần tiếng chửi xuất hiện. Cứ khoảng hai trang truyện ta lại bắt gặp một tiếng chửi [2; 82]. Với riêng truyện ngắn Chí Phèo ta bắt gặp 16 lần tiếng chửi. Có thể nói rằng Nam Cao luôn để tâm đến số phận của những ngƣời nông dân thấp cổ bé họng, những ngƣời trí thức nghèo cùng quẫn, bế tắc. Ông thấy những uất ức, những dồn nén trong họ. Và những dồn nén, uất ức đó vọng lên thành tiếng chửi nhƣ một điều tất yếu. Mở đầu truyện

Chí Phèo là tiếng chửi đổng: chửi trời, chửi đất, chửi cả dân làng Vũ Đại, chửi những ai không chửi nhau với hắn, rồi chửi cha mẹ đứa nào đẻ ra hắn. Sự chửi của Chí - một thằng say - đã trở thành một bộ phận quan trọng tạo nên “thƣơng hiệu” của Chí. Kể từ khi bị bỏ trong cái lò gạch cũ, ta chƣa nghe thấy tiếng khóc của Chí, Chí đã lớn lên âm thầm và lặng lẽ. Sự lớn lên của

một đứa trẻ biết thân, biết phận. Khi bị tha hóa, đau đớn cùng cực nhƣng hắn cũng chỉ biết giải tỏa nỗi đau bằng tiếng chửi của mình. Tiếng chửi của một kẻ say song lại có lớp lang, thứ tự, từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp. Nhƣng càng chửi, càng gần đến đối tƣợng cụ thể thì Chí càng bế tắc, càng tuyệt vọng và thành ra Chí chửi, Chí nghe. Bởi tất cả những đối tƣợng mà Chí chửi dần dần loại mình ra khỏi vòng chiến (song tuyệt nhiên trong tiếng chửi đổng đó chƣa thấy xuất hiện đối tƣợng chính của nỗi oan ức mà hắn đang phải gánh chịu). Chí Phèo trở thành kẻ chửi càn, trở thành kẻ tự loại mình ra khỏi xã hội loài ngƣời là vì thế. Nam Cao không miêu tả trực tiếp lời chửi của Chí, không đƣa tiếng chửi trực diện, ông chỉ kể lại lời chửi của Chí Phèo. Đó là cách mà Nam Cao yêu thƣơng nhân vật của mình, không muốn nhân vật của mình, dù là một tên lƣu manh, quỷ dữ, có một ấn tƣợng xấu xa không thể gột rửa trong lòng ngƣời đọc. Vậy nên, Chí Phèo quỷ dữ nhƣ thế mà cách chúng ta nhớ về Chí lại không thế. Trên phim, cũng là tiếng chửi “thƣơng hiệu”, song nội dung chửi không còn rộng nhƣ trong truyện. Đạo diễn dù muốn hay không cũng phải để nhân vật của mình trực tiếp cất tiếng chửi. Thế nên, nhìn thấy anh Chí trên màn ảnh là thấy anh Chí chửi, lời chửi độc địa gắn với ngôn ngữ sinh hoạt thƣờng ngày của ngƣời nông dân xƣa, đặc biệt với những kẻ lƣu manh nhƣ Chí. Rõ ràng ngôn ngữ điện ảnh đã tạo hiệu quả chân thực khi xây dựng Chí Phèo, song đó cũng là một giới hạn của điện ảnh so với các tác phẩm văn học. Chí trên phim bỗng dƣng chua ngoa hơn, đầu bò, đầu bƣớu hơn…

Song cũng cần nói, điện ảnh mang đặc trƣng là yếu tố thời đại trong phim. Vì thế, nếu để Chí chửi đúng thứ tự, lớp lang nhƣ trong truyện ắt hẳn sẽ có nhiều động chạm. Nhà biên kịch Đoàn Lê từng chia sẻ “… không thể để anh Chí chửi rủa liên miên. Anh bị thành kiến đến mức, những ngƣời không phải Bá Kiến, không phải dân làng Vũ Đại vẫn chạnh lòng, vẫn sợ bóng vía…

vậy lựa lời mà chửi cho vừa lòng nhau chứ!” [26; 541]. Có thể vì điều này mà đối tƣợng tiếng chửi của Chí đƣợc thu hẹp lại, cụ thể hơn. Hắn chửi đích thị hai kẻ đã gây ra nỗi khổ của đời hắn. Và mỗi lần tiếng chửi của hắn vang lên lại gây náo động cả một vùng làng quê vốn dĩ yên ả: đám trẻ nhỏ theo hắn, trêu chọc hắn, Thị Nở cƣời với hắn, vừa sợ vừa thích hắn… Ít ra, trên phim, Chí Phèo đỡ cô độc, bởi lẽ đã có ngƣời giao tiếp với hắn, quan tâm đến tiếng chửi của hắn, dù chỉ là trêu chọc, làm trò vui…

Cảnh bà cô xuất hiện khi Thị Nở đang nhăn nhở cƣời với Chí, chửi Chí là thằng không cha không mẹ. Tiếng chửi ấy chính là thái độ của dân làng với Chí. Họ vốn coi thƣờng, coi khinh và ghê sợ hắn. Một bà cô không chồng, gia đình có mả hủi, cô cháu gái thì vừa xấu vừa dở hơi nhƣng vẫn có quyền chê bai, khinh khi và cho rằng Chí Phèo không xứng với cháu mụ. Thành kiến xã hội là một phần nguyên nhân đẩy Chí Phèo vào con đƣờng bi kịch, bế tắc.

Trong thiên truyện của mình, Nam Cao chỉ nhắc đến lời chửi của Chí trƣớc cổng nhà Bá Kiến khi cụ Bá vắng nhà. Hắn đã có một hành động dữ dội: xông thẳng đến nhà Bá Kiến chửi, hắn đập cái vỏ chai vào cái cổng, rạch mặt, kêu trời ăn vạ! Chí Phèo đã hành động nhƣ một tên lƣu manh vô cùng ngang ngƣợc. Nhƣng chỉ một bữa rƣợu, một vài câu mơn trớn, một đồng bạc đãi thêm của cụ Bá đã làm cho “Chí Phèo vô cùng hả hê”. Hắn còn mơ hồ về chuyện hắn “còn có họ” với lí Cƣờng nữa đấy! Trên phim, cảnh Chí đến nhà Bá Kiến đã đƣợc Phạm Văn Khoa khéo léo dựng lên một cuộc cãi cọ giữa bà Ba và bà Cả. Cuộc cãi vã này bắt nguồn từ tiếng chửi đổng của Chí Phèo ngoài cổng vọng vào nhà. Sáng tạo của đạo diễn đã mang đến một cảm nhận chân thực về cuộc sống trong gia đình bá Kiến. Cuộc đối thoại giữa bà Cả và bà Ba cho thấy rõ điều này. Một gia đình không phải không có mâu thuẫn, thậm chí rất gay gắt, nhƣng Bá Kiến với bản chất gian hùng của mình, ông ta đã dẹp yên những mâu thuẫn nhỏ nhặt đó, và bắt đầu cho những âm mƣu lớn

hơn: chiếm mảnh vƣờn nhà lão Hạc. Nhƣng rõ ràng, độc giả đã cảm nhận đƣợc tiếng chửi của một kẻ không cha không mẹ, lƣu manh đầu đƣờng xó chợ đã có tác động sâu sắc đến gia đình nhà Bá Kiến gây nên những xáo trộn không nhỏ trong cái gia đình tƣởng chừng nhƣ êm thấm đó.

Chí Phèo đến nhà Bá Kiến lần thứ hai, Nam Cao đã mô tả thế này: chỉ sáu ngày sau khi Chí về lại làng, hắn đến nhà Bá Kiến sinh sự. Hắn nghiến răng hăm dọa: “Con phải đâm chết vài ba thằng rồi cụ bắt con giải huyện”. Cụ Bá cƣời khanh khách, vỗ vai Chí Phèo một cái, hắn nhƣ bị thôi miên, rồi vác dao đến nhà đội Tảo đòi nợ cho cụ Bá. Chẳng hề xảy ra chuyện đổ máu. Chí Phèo vênh vênh cầm năm chục đồng bạc ra về, tự đắc: “Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta”. Từ đó Chí Phèo trở thành tay sai của Bá Kiến. Thế là Chí có nhà, có năm sào vƣờn ở bãi sông, năm đó hắn hăm bảy, hăm tám tuổi. Cũng kể từ đấy, Chí mất phƣơng hƣớng hẳn, hắn hành động trong lúc say một cách vô thức, lệ thuộc vào Bá Kiến, làm tay sai đắc lực cho lão. Đấy là bi kịch của một ngƣời nông dân bị lƣu manh hóa và bị chính kẻ thù của mình lợi dụng làm công cụ cho chúng mà không biết.

Song trên phim, ta chỉ thấy Chí sử dụng tiếng chửi nhƣ công cụ đấu tranh, giải tỏa những nỗi bế tắc. Chí xuất hiện trong mối quan hệ với dân làng, với Thị Nở, với lão Hạc, với giáo Thứ, tuyệt nhiên đạo diễn không mô tả Chí Phèo với những hành động làm tay sai cho Bá Kiến, vì thế những nhân vật nhƣ Năm Thọ, Binh Chức cũng không xuất hiện. Đạo diễn chỉ tập trung đặc tả những cùng quẫn, những bế tắc tuyệt vọng của một kẻ say đến mất trí, đến điên khùng. Ngay cả việc Chí đến nhà Bá Kiến ăn vạ rạch mặt trong lúc nhà cụ Bá đang có đám giỗ cũng là một dụng công nghệ thuật của đạo diễn. Đặt bối cảnh là một đám giỗ nhộn nhịp, đông đủ mọi quan khách, đạo diễn để Chí xuất hiện với tiếng chửi “thƣơng hiệu” của mình. Tiếng chửi làm cho lý Cƣờng tức tối, định đánh Chí. Song hắn chƣa phải là kẻ cao tay để có thể trị

đƣợc những kẻ đầu bò, đầu bƣớu nhƣ Chí Phèo. Vì thế Chí càng đƣợc thể gào, ăn vạ, rạch mặt, giãy giụa… nhƣ sắp chết đến nơi. Bá Kiến xuất hiện và chỉ bằng một đồng bạc cùng tiếng cƣời Tào Tháo nổi tiếng cụ đã làm cho Chí Phèo mềm nhũn ra rồi im bặt. Đây cũng là dịp để cụ truyền những kinh nghiệm thống trị quý báu của mình cho con trai. Tại đây, bản chất của Bá Kiến, của giai cấp thống trị bộc lộ rõ. Lão có xử nhũn với Chí khi hắn đến ăn vạ, thực tế là nhằm mục đích tránh va chạm với những phe cánh đối lập nhƣ Đội Tảo. Trong xa xôi ý thức, có lẽ Chí cũng biết là Bá Kiến sợ ảnh hƣởng đến thanh danh, còn đám đông dân làng kia tuyệt nhiên không bao giờ trở thành chỗ bấu víu của Chí đƣợc. Thậm chí cả khi Chí mắc nạn, nằm vật vã, thì cái đám đông kia cũng “lảng dần đi” vì tâm lí yên phận. Phạm Văn Khoa tiếp nhận hình ảnh Bá Kiến trong những tác phẩm của Nam Cao đầy sáng tạo. Sự xâu chuỗi các tác phẩm đã tạo nên hình ảnh một Bá Kiến gian hùng, mƣu mô, thâu tóm toàn bộ làng Vũ Đại với đầy đủ các loại ngƣời: từ ngƣời nông dân hiền lành, yếu đuối kẻ lƣu manh tha hóa, đến cả tầng lớp trí thức đầy hiểu biết. Tất cả đều nằm trong trong sự ảnh hƣởng và thao túng của những kẻ nhƣ Bá Kiến. Đến đây, chúng ta cũng nhận thấy sự sáng tạo của Phạm Văn Khoa khi ông để nhân vật Bá Kiến trực tiếp nói với con về kinh nghiệm thống trị. Trong khi đó, ở tác phẩm của mình, Nam Cao chỉ kể lại, nhắc lại những kinh nghiệm quý báu đó của cụ Bá nhƣ một chiêm nghiệm mà tác giả chứng kiến và kể lại, vì thế giá trị tố cáo của tác phẩm trở nên sâu sắc hơn, khách quan hơn. Song trong tác phẩm điện ảnh, đạo diễn buộc phải để nhân vật lên tiếng, trực tiếp bộc lộ mình, thế nên tính chất nham hiểm, gian hùng của cụ Bá phần nào bị giảm đi.

2.3.2.3. Mối tình với Thị Nở và khát vọng lương thiện

Song, những kẻ thống trị thâm hiểm nhƣ Bá Kiến dù có bỏ tù, ăn hiếp, đày đọa những kẻ khốn cùng nhƣ Chí thì chúng cũng không thể hoàn toàn dập tắt đi ngọn lửa lƣơng thiện âm ỷ cháy trong con ngƣời họ. Ngọn lửa ấy chỉ cần có cơ hội là bùng cháy. Chi tiết Chí Phèo gặp Thị Nở, Phạm Văn Khoa giữ nguyên, trung thành với nguyên tác. Ông để hai con ngƣời bất hạnh gặp nhau ở triền sông đầy gió tạo nên một “cảnh nóng” vô cùng táo bạo trong lịch sử điện ảnh. Không thể phủ nhận tính nghệ thuật, độc đáo của phân cảnh đó. Khi kiểm duyệt, đích thân Trƣờng Chinh xem và nói rằng: “cắt đi thì còn gì là nghệ thuật nữa” và vì thế cảnh này không bị cắt. Một khung cảnh trần trụi song tự nhiên nhất, phù hợp nhất để những kẻ nhƣ Chí Phèo và Thị Nở yêu nhau. Chính sự chăm sóc mộc mạc, tự nhiên của Thị Nở đã làm thức dậy những khao khát thuở xƣa của “anh canh điền khỏe mạnh, hiền lành” trong kẻ từng là con quỷ dữ này. Những ham muốn, khao khát về hạnh phúc trong Chí trỗi dậy mạnh mẽ. Trên phim, không có những lời độc thoại nội tâm nhƣ trong truyện, nhƣng cách mà diễn viên thể hiện: khuôn mặt thẫn thờ, tâm trạng bứt rứt, chờ đợi…đã khiến chúng ta cảm nhận đƣợc khao khát mãnh liệt

của hắn về sự gần gũi, có đôi. Kẻ “triền miên trong những cơn say” ấy có những lúc tỉnh táo, gần tới tỉnh ngộ nhƣ thế! Cảnh Chí bƣng bát cháo hành rƣng rƣng xúc động. Húp xong bát cháo, chúng nhìn nhau cƣời khành khạch. Trong truyện tác giả dùng một trƣờng đoạn để miêu tả cảm xúc của kẻ lần đầu tiên đƣợc chăm sóc bởi tay của một ngƣời đàn bà chân tình, lần đầu tiên đƣợc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)