Phần phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 76 - 87)

Chƣơng 3 : KẾT CẤU CỦA BỘ PHIM

3.1. Cuộc sống nông thô nu ám

3.1.2. Phần phát triển

Trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao, chuyện sống mòn của Thứ và những ngƣời nhƣ Thứ đƣợc đặc tả từ những chi tiết hết sức nhỏ nhặt. Nhân vật trong tiểu thuyết đƣợc đặt trong những xung đột đƣợc triển khai ở nhiều mặt, từ đây, tính cách của họ mới dần phát triển. Nhân vật Oanh đƣợc xây dựng tính cách giả nhân giả nghĩa, ngoài mặt tỏ vẻ thông cảm, thƣơng xót cho số phận của hai bạn đồng nghiệp nhƣng ngày ngày bớt xén cả đến bữa ăn, trả lƣơng không xứng với công sức của họ, vơ vét mọi thứ về mình... Còn Thứ, tính cách con ngƣời thật của anh ngày một rõ nét. Nhận ra bản chất xấu xa của Oanh, Thứ thấy “nếu mình sống với ngƣời nhỏ nhen thì mình cũng thành nhỏ nhen”. Khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm thì Thứ và San, dù không muốn vì đồng lƣơng quá ít ỏi lại bị cắt xén thêm khoản tiền trọ, vẫn quyết định chuyển đi. Ở nơi trọ mới, Thứ có thời gian và yên tĩnh để nhìn nhận, suy nghĩ về cuộc đời, Thứ thấy những lo lắng tủn mủn, những suy nghĩ nhỏ nhen…

khiến họ chìm vào trong chuỗi ngày sống vô nghĩa. Nó khiến y phải rơi vào cảnh “sống mòn”, về tâm hồn, chết mòn về lí tƣởng. Một con ngƣời đầy xúc cảm với thế giới nội tâm sâu sắc lại trở nên vô cảm trƣớc tin Đích bị bệnh nặng. Thậm chí, Thứ còn mong cho Đích chết “giá Đích chết ngay đi”. Y trở thành ngƣời vô tình, vô cảm nhƣ vậy phải chăng phần “ngƣời” trong y đã bị chết mòn? Song cũng có thể khẳng định rằng: phần tâm hồn đẹp đẽ đó không bị mất đi bởi cuối cùng Thứ đã đau đớn, đã khóc cho sự ra đi, sự cằn cỗi của tâm hồn mình.

Có thể nói, Sống mòn đƣợc Nam Cao xây dựng theo kết cấu tâm lí, từng đoạn đấu tranh nội tâm đƣợc Nam Cao miêu tả chi tiết và chân thực. Song khi chuyển thể thành phim, Phạm Văn Khoa lƣợc bỏ hoàn toàn những chi tiết nhỏ nhặt này, những suy nghĩ, đấu tranh nội tâm cũng không xuất hiện nhiều trong phim. Đạo diễn khai thác các sự kiện, những biến cố, những xung đột gay gắt liên quan đến nhân vật Thứ để từ đó miêu tả những hành động của nhân vật. Rõ ràng Thứ trên phim hƣớng ngoại hơn, nhiều hành động hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một hạn chế của điện ảnh. Khi mô tả đời sống nội tâm với những dày vò, ghen ghét, đố kị, nhỏ nhen, ngôn ngữ điện ảnh không miêu tả chi tiết và cụ thể chiều sâu ngôn từ nhƣ trong văn chƣơng nhƣ thế.

Một trong những sáng tạo của đạo diễn, nhằm thể hiện tƣ tƣởng và giúp truyện diễn ra theo một dòng liền mạch là sự kết nối các nhân vật của câu chuyện với nhân vật trung tâm thông qua phần gặp gỡ, đối thoại của các nhân vật. Chính vì thế, phần phát triển, đạo diễn để Thứ lần lƣợt gặp gỡ các nhân vật liên quan đến các xung đột của truyện. Liên tiếp các sự kiện, các biến cố khác nhau đã khiến cho truyện phát triển cả về chiều rộng, bề sâu, đƣa những bi kịch và cuộc đấu tranh giai cấp lên mức cao nhất. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Thứ là với cha con Bá Kiến trên con đƣờng làng về quê. Hành động dửng dƣng đi qua ngó lơ không chào đã chứng tỏ thái độ khinh ghét, dứt khoát

không dung hòa của Thứ với “những con mọt dân” đã đẩy lên đến tận cùng. Câu nói của Bá Kiến “Cái thằng này làm cái thá gì trên tỉnh mà về làng gặp tao nó không chào” đã mở màn cho những xung đột gay gắt giữa Thứ và cha con Bá Kiến trong những sự kiện tiếp theo của mạch phim. Cũng cần phải nói, Phạm Văn Khoa đã đƣa một hình ảnh Bá Kiến đầy đủ lên phim, có thể đại diện cho giai cấp thống trị cƣờng hào, ác bá ở nông thôn xƣa cũ. Trong phim, lý Cƣờng - con trai Bá Kiến - cũng có nhiều tiếng nói hơn, ranh mãnh hơn, đủ điều kiện để “kế nhiệm” sự gian hùng và tàn ác từ ngƣời cha của mình.

Cuộc gặp gỡ thứ hai, vẫn trên con đƣờng trở về nhà, qua một quán nhỏ, Thứ đã gặp Chí Phèo - một nạn nhân bất hạnh từ tay Bá Kiến. Những đau khổ của Chí Phèo đƣợc chia sẻ, con ngƣời nhạy cảm nhƣ Thứ lại xúc động, lại suy tƣ.

Cuộc gặp gỡ thứ ba khi Thứ vừa về đến cổng nhà là cuộc gặp gỡ với “chủ nợ” là bà Ba nhà Bá Kiến. Đến cuộc gặp gỡ này, tình cảnh bi đát của gia đình giáo Thứ cũng dần lộ diện. Cảnh nhà nghèo khó, vay nặng lãi, nghèo khổ nối tiếp nghèo khổ… Một thân phận khổ, nghèo hèn hơn nữa cũng đƣợc xuất

hiện trong bối cảnh ấy chính là lão Hạc. Để lão Hạc xuất hiện trong phân cảnh này có lẽ đạo diễn muốn tạo mối quan hệ láng giềng giữa những ngƣời khác thành phần nhƣng cùng cảnh ngộ. Tăng thêm hơn nữa cảnh ngộ bi đát của những kẻ “cùng hội cùng thuyền”.

Chỉ trên đƣờng về, chƣa kịp bƣớc chân vào nhà nhƣng Thứ đã cảm nhận đầy đủ những bi kịch của ngƣời dân làng Vũ Đại, của những ngƣời láng giềng, của chính gia đình giáo Thứ. Tạo nên những bi kịch đó, chính là những kẻ nhƣ bà Ba, nhƣ cha con nhà Bá Kiến, nhƣ chính cái chế độ hà khắc bóc lột và đày đọa những ngƣời nông dân xuống đáy xã hội. Có thể nhận thấy rõ trật tự các câu chuyện khi bƣớc lên phim đã đƣợc sửa đổi. Truyện Chí Phèo mở đầu bằng tiếng chửi và sau đó tác giả mới giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của nhân vật. Song, trong phim, Chí Phèo lại xuất hiện khi đang ngồi uống rƣợu và gặp ông giáo đi qua, rồi sau đó đạo diễn mới tạo bối cảnh để Chí trải lòng cũng nhƣ thể hiện tính cách “quỷ dữ” của mình. Còn truyện lão Hạc, đạo diễn để lão xuất hiện trong hoàn cảnh bà Ba sang đòi nợ gia đình giáo Thứ, chứ không phải là lão Hạc sang giáo Thứ để kể lể sự tình. Có thể nhận thấy, trên phim, đạo diễn đã để Chí Phèo và lão Hạc tin tƣởng Thứ, coi trọng Thứ. Đặc

biệt là lão Hạc, trong mọi hoàn cảnh, mọi sự kiện liên quan đến lão, lão đều chờ đợi sự tƣ vấn của giáo Thứ. Cách bố trí, sắp xếp của đạo diễn nhƣ thế khiến cho mạch truyện diễn ra nhịp nhàng hơn, câu chuyện gắn kết và tiết kiệm thời gian hơn.

Khi làm phim, đạo diễn đã xây dựng lên một kết cấu mà ở đó ta thấy rõ đƣợc các giai đoạn trong nội tâm của Thứ xoay xung quanh mối liên hệ với các nhân vật khác. Quan trọng bậc nhất là đƣa ra đƣợc chủ đề, các tình huống và giải quyết các tình huống đó một cách logic, chặt chẽ, làm nổi bật mối quan hệ giữa các nhân vật để từ đó đƣa đến hình ảnh trung tâm về mối xung đột giữa hai giai cấp: thống trị và bị trị. Phạm Văn Khoa đã sắp xếp các tình tiết của bộ phim chủ yếu theo sự phát triển của thời gian, đồng thời xen kẽ những hình ảnh hồi cố cùng trang viết của Thứ khi kể lại quá khứ của Chí Phèo. Diễn tả những biến cố quan trọng cùng việc xây dựng những hình ảnh để làm nổi bật nội tâm nhân vật nhƣ thế đã mang đến cho bộ phim một câu chuyện thú vị và hấp dẫn khán giả. Đạo diễn đã đƣa ra một cách tiếp cận mới cho ngƣời xem về hành trình của giáo Thứ đi tìm con đƣờng đi cho cuộc đời mình, đi tìm lại cuộc sống của chính mình, gia đình mình và cho ngƣời dân làng Vũ Đại thông qua hình ảnh Thứ trong mối quan hệ với Bá Kiến, với Kim, với Nẫm, với Chí Phèo và lão Hạc.

Bƣớc chân trở về làng, giáo Thứ đã suy tƣ về những kiếp đời mòn, suy tƣ về chính cuộc đời mình khi dự cảm cuộc đời ấy sẽ “mốc lên, rỉ đi”. Rồi chứng kiến cảnh nhà cơ cực, cuộc sống không bằng con vật khi phải ăn cháo cám qua ngày. Thứ thấy xa xót khi nhận ra bản thân và cả dân làng đang dần chết mòn. Song Thứ cũng chỉ dừng lại ở việc suy tƣ: sống và viết thế nào? Đạo diễn đã cận cảnh khuôn mặt đầy đau khổ của Thứ lúc phải trải qua những đau đớn trong tâm hồn khi chứng kiến hoàn cảnh bi đát của gia đình mình. Thứ chƣa tìm ra, chƣa nghĩ đến sự đổi thay, Thứ mới chỉ nghĩ đến và suy tƣ

về việc sống và viết với nghề văn. Song những biến cố liên tiếp xảy ra với gia đình, với ngƣời dân làng Vũ Đại đã đẩy Thứ đến quyết định đổi thay, dẫu có muộn màng.

Biến cố đầu tiên phải kể đến trong mạch phát triển của bộ phim là sự việc cha con lão Bá mƣu mô cƣớp mảnh vƣờn của lão Hạc. Có thể coi đây là một sự kiện thắt nút bởi sự kiện này có tác dụng làm thay đổi tình thế ban đầu, lôi cuốn các nhân vật cùng tham gia vào xung đột, và từ đây các nhân vật dần bộc lộ những nét bản chất. Sau mƣu mô, toan tính đó là một kế hoạch dựng lên để đƣa lão Hạc vào tròng, buộc lão phải dâng mảnh vƣờn cho chúng. Thằng Nhỡ đƣợc sai đi làm công việc dọa nạt cụ già khốn khổ đó. Với biến cố này, ta nhận thấy rõ sự tiếp nhận sáng tạo của Phạm Văn Khoa. Đạo diễn đã chắt lọc yếu tố mảnh vƣờn quan trọng nhƣ thế nào với cuộc sống của lão Hạc, song sáng tạo thêm chi tiết cha con Bá Kiến âm mƣu cƣớp vƣờn, để từ đây câu chuyện mảnh vƣờn sẽ liên quan đến Thứ. Sự giúp đỡ của Thứ với lão Hạc đã đẩy mâu thuẫn giữa Thứ và cha con Bá Kiến lên một mức cao hơn, quyết tâm tiêu diệt Thứ càng gay gắt. Và cũng vì thế kết nối mạch truyện giữa ba câu chuyện gắn kết và tự nhiên hơn, tính chất tố cáo của bộ phim cũng trở nên sâu sắc hơn.

Mạch truyện không chỉ tiếp diễn câu chuyện về lão Hạc, đạo diễn khéo léo đƣa vào cảnh quay không gian làng Vũ Đại mà ở đó Chí Phèo xuất hiện với tiếng chửi “thƣơng hiệu”, nội dung chửi đích thị kẻ gây ra bi kịch cho Chí, cùng lúc đó, Thị Nở cùng xuất hiện với bộ dạng xấu xí, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ… Tất cả những câu chuyện về những con ngƣời ấy đã trở thành đề tài cho Thứ viết. Thứ cặm cụi với công việc của mình bằng niềm say mê và sự trân trọng, yêu thƣơng với những số phận đau khổ nhƣ thế. Đạo diễn đã đặt hai sự kiện song song, miêu tả diễn biến của hai sự kiện đó để Thứ có thể trả lời cho câu hỏi của mình: viết gì? Thứ nhận thấy, cái cần viết, cần tìm hiểu, cần để tâm là những mảnh đời thực quanh Thứ. Thứ viết lên mặt báo tất cả những điều đó, tố cáo những kẻ mọt dân, ăn mòn cuộc đời của những ngƣời nông dân lƣơng thiện. Đến đây ta thấy thấp thoáng bóng dáng của nhà văn Nam Cao trong con ngƣời Thứ. Đó chính là điểm tiếp nhận sáng tạo đặc biệt của đạo diễn. Sự sáng tạo đem đến cho ngƣời đọc những cảm nhận chân thực nhƣ đang đƣợc tiếp xúc, đƣợc chứng kiến một làng Vũ Đại xƣa cũ, một nhà văn Nam Cao trăn trở với nghề, một Thị Nở, một Chí Phèo, một Bá Kiến, một lão Hạc…sống động trên màn ảnh nhƣ bƣớc ra từ đời thực.

Một sáng tạo độc đáo nữa của đạo diễn nằm ở sự kiện tiếp theo. Thứ mang những bài báo viết về ngƣời dân làng Vũ Đại đến tòa soạn báo Quốc Hồn và đƣợc ông chủ tiếp đón nồng nhiệt. Những bài báo ngay lập tức đƣợc đón nhận và đƣợc đăng. Thứ càng tin hơn vào lí tƣởng của mình và cố gắng “viết những sự thật tàn nhẫn của cuộc đời này”. Song sự phấn khích đến với Thứ không lâu. Cha con Bá Kiến đọc bài báo và ngay lập tức nghĩ đến chuyện trả thù Thứ. Cũng giống nhƣ cách đã từng làm với Chí Phèo, lý Cƣờng khẳng định chắc nịch sẽ cho Thứ vào tù… Một cách thật tự nhiên, đạo diễn lại để Chí Phèo xuất hiện với tiếng chửi. Song lần này không chửi đổng ngoài đƣờng nữa mà Chí đến tận cổng nhà Bá Kiến, đang thời điểm đám giỗ đông

khách, mà chửi càn. Phân đoạn này là một sáng tạo nữa của đạo diễn. Lý Cƣờng xử lí mọi việc chƣa thông và đây lại là cơ hội để ngƣời cha dạy dỗ, truyền kinh nghiệm trị dân cho con mình. Cách khôn khéo xử thế của Bá Kiến là sự khẳng định chặng đƣờng gian nan khi Thứ quyết định đối đầu với giai cấp thống trị nham hiểm đầy mƣu mô này. Một nhân vật cũng đƣợc đạo diễn dụng công miêu tả trên phim đó chính là ngƣời vợ Thứ. Ở Sống mòn, Liên, vợ Thứ, đƣợc miêu tả nhƣ một ngƣời vợ nhà quê trong mâu thuẫn nhỏ nhặt với gia đình nhà chồng, những ghen tuông vô cớ của chồng. Song trên phim, ngƣời vợ của Thứ không phải chịu sự chì chiết đó từ mẹ chồng hay bà nội chồng, chị xuất hiện nhƣ một ngƣời phụ nữ đảm đang, khéo léo, thu vén công việc gia đình. Chị cũng biết chia sẻ với công việc của chồng, nhắc nhở khi biết Thứ đang viết những câu chuyện về làng quê: “Thầy cái Hƣờng định viết gì thì viết nhƣng đừng động đến nhà lão Bá Kiến, ngƣời ta có tiền, có thế, động đến ngƣời ta làm gì”. Không lâu sau đó, Thứ đã phải đón nhận đòn trả thù của cha con lão Bá. Một lần nữa, thằng Nhỡ lại là tay sai, thực hiện âm mƣu chôn rƣợu lậu trong vƣờn nhà giáo Thứ lúc nửa đêm. Nhƣng may thay, đòn hiểm của cha con lão Bá đã bị Thứ phát hiện ra. Ta cũng thấy một giáo Thứ kiên quyết và gay gắt “Tôi sẽ làm cho ra nhẽ việc này”, nhƣng thực tế nếu có báo quan thì ngƣời ở tù là thằng Nhỡ chứ cha con lão Bá sẽ phủi tay sạch trơn. Cho đến cuối cùng ngƣời nông dân thấp cổ bé họng mãi mãi là những kẻ thiệt thòi. Những kẻ nhƣ Nhỡ cũng chỉ là bần cùng, cơ hàn mà phải đi ở đợ, làm tay sai vặt cho gia đình Bá Kiến. Nếu không cẩn thận, chẳng nghe lời, rất có thể lại bị đẩy vào tù mà chẳng rõ nguyên do, rất có thể rồi lại bị tha hóa nhƣ Chí Phèo. Xét đến cùng, Nhỡ cũng chỉ là nạn nhân, là hình nhân thế mạng cho cha con Bá Kiến. Nhỡ là nhân vật sáng tạo của đạo diễn, là nhân vật phụ nhƣng Nhỡ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mạch truyện. Những âm mƣu của Bá Kiến đều đƣợc thực hiện qua nhân vật

trung gian này. Với bản chất thâm hiểm và gian xảo, Bá Kiến không bao giờ trực tiếp hành động. Thành quả hắn sẽ hƣởng nhƣng nếu thất bại thì tội đồ sẽ là những kẻ nhƣ thằng Nhỡ. Đó chính là bản chất nham hiểm của giai cấp thống trị ở nông thôn xƣa. Có lẽ hiểu rõ điều này nên Thứ đã thả Nhỡ về. Song trong cuộc đấu tranh để làm rõ “những sự thật ở đời” này, tạm thời Thứ là ngƣời chiến thắng.

Sự kiện tiếp theo nhƣ một gáo nƣớc lạnh dội vào cuộc đời vừa mới chớm tia hy vọng của Thứ. Tòa soạn báo Quốc Hồn bị đóng cửa, nguyên do là đã có một số bài báo với tính chất đấu tranh quá mạnh. Một lần nữa Thứ lại thất bại. Tại đây, đạo diễn lại để cho Thứ gặp Kim. Kim đã chia sẻ những sự thật ở đời: muốn tồn tại với nghề viết “nói trắng ra là…phải làm bồi bút”. Mỗi lần Thứ thất bại, ở những thời điểm bi đát của cuộc đời Kim đều xuất hiện. Và trong câu chuyện của hai ngƣời cũng nhắc tới Nẫm. Thứ có những lựa chọn cho sự đổi thay của đời mình. Song Thứ vẫn quyết tâm đeo đuổi nghiệp viết. Anh tiếp tục tìm đến tòa soạn báo Gió Mới, nhà xuất bản Đông Hƣng,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 76 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)