Nhân vật lão Hạc từ truyện lên phim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 44 - 46)

CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ LÍ THUYẾT

2.2. Câu chuyện về lão Hạ c ngƣời nông dân cơ cực, bần hàn

2.2.1. Nhân vật lão Hạc từ truyện lên phim

Truyện ngắn Lão Hạc đƣợc Nam Cao sáng tác năm 1943. Truyện đƣợc coi là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực Việt Nam trƣớc cách mạng. Mặc dù chỉ kể về số phận bất hạnh của một ngƣời nông dân song truyện đã phản ánh khá đầy đủ thực trạng của nông thôn Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc. Câu chuyện xoay quanh nhân vật lão Hạc, một ngƣời đàn ông góa vợ, một mình nuôi đứa con trai khôn lớn. Con lão muốn lấy vợ song vì quá nghèo không có đủ tiền cƣới nên cuối cùng đã phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Gia cảnh nhà lão sống dựa vào mảnh vƣờn mà ngƣời vợ để lại cho con trai lão, vì thế mà lão quyết giữ cho con chứ nhất định không chịu bán đi. Lão thƣơng con và luôn tự trách bản thân nên luôn cố gắng sống tằn tiện, dành dụm số tiền từ hoa lợi của mảnh vƣờn để khi con trai về có tiền cƣới vợ. Song

trận ốm hơn hai tháng và trận bão khiến cho lão không có việc để làm. Lão và con chó Vàng - ngƣời bạn thân thiết nhất của lão - phải chịu cảnh đói. Lão quyết định bán chó Vàng đi. Quyết định này khiến lão vô cùng đau đớn và dằn vặt. Lão tâm sự và khóc rất nhiều với ông giáo. Nhƣng cũng kể từ lúc đó, lão sống lủi thủi, rau cháo qua ngày. Sau khi nhờ giữ tài sản cho con và cậy nhờ chuyện ma chay lão đã ăn bả chó xin đƣợc của Binh Tƣ để kết thúc cuộc đời. Sống hiền lành, lƣơng thiện nhất mực nhƣng lão chết đau đớn và dữ dội. Lão chết để bảo toàn mảnh vƣờn cho con cũng là để giữ trọn vẹn lòng tự trọng của mình, không để cái đói, cái nghèo đẩy vào con đƣờng tha hóa.

Câu chuyện dƣờng nhƣ chẳng có gì to tát. Chỉ vài nhân vật: lão Hạc, ngƣời con trai, cậu Vàng, ông giáo, vợ ông giáo, Binh Tƣ, dân làng, song Nam Cao đã dựng nên một trong những góc khuất của nông thôn Việt Nam nửa phong kiến thực dân trƣớc 1945. Lão Hạc là ngƣời nông dân chân chất, hiền lành và yêu thƣơng con hết mực, song cuộc đời lão thì nghèo đói khổ sở đến tận lúc chết. Ngay cái tên của lão đã gợi cho ngƣời đọc cảm nhận một điều gì đó khổ hạnh, cơ cực, gợi nhớ tới hình ảnh của ngƣời nông dân trong suốt thời kì phong kiến xa xƣa.

Một thực tế khi xây dựng nhân vật, các nhà văn hầu hết đều lựa chọn dựa vào các điển hình trong xã hội để khái quát một nhân vật điển hình cho sáng tác của riêng mình. Nhƣng với Nam Cao thì khác, khá nhiều nhân vật của Nam Cao lại chỉ xây dựng từ nguyên mẫu cụ thể. Nhiều nhân vật nổi tiếng của ông đều mang một phần hiện thực, thậm chí nhiều nhân vật là ngƣời làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, Hà Nam. Chính nhân vật lão Hạc đã đƣợc xây dựng theo nguyên mẫu Trùm San. Cuộc đời thực của Trùm San cũng bi đát và cơ cực nhƣ Nam Cao đã miêu tả lão Hạc trong truyện. Song chi tiết ăn bả chó để tự vẫn lại là của nhân vật khác. Thực tế Nam Cao nhìn thấu làng quê của mình, yêu con ngƣời nơi làng quê bằng cả trái tim. Với tài năng miêu tả thế

giới nội tâm cùng ngòi bút hiện thực tài năng, ông đã miêu tả hết sức sâu sắc lão Hạc - ngƣời nông dân lao động cơ cực, bất hạnh song lƣơng thiện tuyệt vời.

Khi Phạm Văn Khoa chọn Lão Hạc cùng Chí PhèoSống mòn lên phim, chắc hẳn đạo diễn đã đau đáu nỗi đau của những con ngƣời bất hạnh. Với câu chuyện của lão Hạc, bằng việc giữ lại những cốt truyện cũ, những diễn biến nội tâm day dứt của nhân vật, đạo diễn thêm vào đó những mối quan hệ với những nhân vật sáng tạo khác khiến ta thấy một lão Hạc đáng thƣơng hơn, giàu suy tƣ hơn trên màn ảnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)